Vai trò “bà đỡ” của chính phủ trong tiến trình thúc đẩy xe điện
Hội thảo trực tuyến Invest Asean do ngân hàng Maybank tổ chức nhấn mạnh vai trò của các chính phủ để thúc đẩy việc sử dụng xe điện rộng rãi hơn.
Tại Hội thảo trực tuyến Invest Asean được tổ chức cuối tháng 7/2021, có chủ đề “Sự trỗi dậy của EV ASEAN” do Ngân hàng Đầu tư Maybank (Singapore) tổ chức, các diễn giả có chung nhận định rằng sự tham gia trực tiếp của chính phủ là chìa khóa thúc đẩy việc áp dụng xe điện.
Theo đó, để các bước phát triển được triển khai cụ thể, cần phải thiết lập các mốc thời gian rõ ràng cho việc áp dụng các loại xe điện (EV) và loại bỏ dần các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong (ICE).
Chính phủ các nước trong ASEAN có mức độ quan tâm khác biệt nhau về xe điện
Video đang HOT
Giám đốc của công ty EV Connection Lee Yuen How, các bên liên quan như OEM ô tô, công ty dầu khí, công ty tiện ích, nhà điều hành trạm sạc EV ngoài chính phủ nên hợp tác với nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng sạc được quy hoạch tốt.
“Nếu giao cho tư nhân, họ sẽ chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng sạc ở những nơi tập trung đông người sử dụng xe điện, khiến các khu vực ngoài thành thị và nông thôn trở thành “sa mạc” về sạc điện. Do đó, chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đầu tư hài hòa trên tất cả các lĩnh vực”, ông Lee nói.
Trong khi đó, pin xe điện cần được xem xét tách biệt với bản thân các phương tiện để tối đa hóa lợi ích môi trường, Jinsi Lee, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Công ty Oyika cho biết.
“Bên bán xe phải chịu trách nhiệm về pin trong toàn bộ vòng đời của nó, thay vì chuyển quyền sở hữu pin cho người mua xe. Người bán sẽ phải tổ chức thu hồi pin, tái chế và tái sử dụng nó theo cách tối ưu. Theo quan điểm của người tiêu dùng, nếu cho thuê pin thì người ta có thể mua một chiếc EV đã qua sử dụng mà vẫn có được công nghệ pin mới nhất”, ông nói.
Theo nghiên cứu của Maybank Kim Eng, mặc dù các nước ASEAN đang từng bước cập nhật lộ trình xe điện, nhưng Malaysia và Philippines lại bị tụt hậu trong vấn đề này. Nghiên cứu cũng dự báo rằng doanh số xe điện EV sẽ ngang bằng với doanh số xe ICE vào năm 2030 nhờ chương trình khử cacbon toàn cầu.
Xe Xanh: Thái Lan chân hơn Việt Nam trong cuộc đua phát triển xe điện, dù chỉ là thị trường sản xuất
Thái Lan vừa chính thức công bố lộ trình phát triển xe điện của mình từ nay đến năm 2030. Kỳ vọng sản lượng xe điện sẽ chiếm 30% trong vòng chưa tới 10 năm.
Theo kế hoạch mới nhất vừa được công bố, Thái Lan đặt ra mục tiêu đưa xem điện (EV) chiếm 30% sản lượng ô tô vào năm 2030. Theo trang tin The Nation - Supattanapong Pumeechaow, Bộ trưởng năng lượng Thái Lan đã tiết lộ chi tiết về kế hoạch này sau cuộc họp của ủy ban chính sách xe điện quốc gia.
Supattanapong Pumeechaow, Bộ trưởng năng lượng Thái Lan đã tiết lộ chi tiết về kế hoạch phát triển công nghiệp EV tại quốc gia này từ nay đến năm 2030
Theo đó, lộ trình phát triển xe điện của Quốc gia này sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ kéo dài từ nay đến năm 2022, chính phủ sẽ thúc đẩy xe máy điện và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn quốc.
Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu từ năm 2023 - 2025, dự kiến tăng cường việc sản xuất ô tô điện EV với mức sản lượng kỳ vọng là 225.000 ô tô và xe bán tải chạy điện, 360.000 xe máy, 18.000 xe buýt/xe tải và cả việc phát triển dây chuyền sản xuất pin điện nội địa. Theo đó, giai đoạn này sẽ mang lại lợi thế cho toàn ngành công nghiệp EV khi giảm thiểu được chi phí thông qua lợi thế về quy mô.
Kế hoạch phát triển nền công nghiệp xe điện của Thái Lan sẽ được chia làm 3 giai đoạn, mở đầu bằng việc chính phủ sẽ hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng cho xe điện
Từ năm 2026 đến năm 2030 sẽ là giai đoạn 3, Thái Lan sẽ áp dụng "chính sách 30/30". Quốc gia này đặt mục tiêu sẽ sản xuất 725.000 ô tô điện và xe bán tải điện; 675.000 xe máy điện (30% sản lượng) sau khi kết thúc giai đoạn này.
Bên cạnh đó, báo cáo trên cho biết Ủy bản chính sách về xe điện Thái Lan cũng sẽ thiết lập các ưu đãi về tình chính và thuế, cũng như các tiêu chuẩn an toàn cho các nhà sản xuất xe điện và pin nhiên liệu trong thời gian tới. Đây được coi là động thái nhằm khuyến khích các nhà sản xuất xe điện sau khi chính phủ nước này tuyên bố sẽ ngừng bán ô tô sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2035.
Tesla kiếm tỷ đô khi chia sẻ trạm sạc xe điện Nhờ việc chia sẻ trạm sạc xe điện với các chủ xe trên thế giới tại hệ thống trạm sạc của mình, Tesla có thể thu về 25 tỷ USD mỗi năm. Trong nhiều năm qua, Elon Musk, Giám đốc điều hành của Tesla vẫn nói rằng nhiệm vụ của ông (và Tesla) là khuyến khích sử dụng xe điện. Trạm sạc Supercharger...