“Vải thưa” Hamas vẫn qua mặt quân tình báo Israel
Một hệ thống đường hầm mê cung đã làm cho các quan chức An Ninh của Tel-Aviv bối rối. Nó gây ra những tổn thất lớn về nhân mạng cho quân đội và gieo rắc nỗi sợ hãi bên trong lãnh thổ Israel.
Đầu tháng 8, quân đội Israel đã rút khỏi Gaza, chấm dứt chiến dịch quân sự đẫm máu “Vành đai bảo vệ” kéo dài từ 8-7. Chiến dịch này nhằm triệt tiêu các hành động bắn tên lửa của Hamas vào lãnh thổ Israel. Nhưng mối đe dọa của Tel-Aviv không chỉ có trên không mà còn đến từ lòng đất, nơi hệ thống địa đạo của Hamas đã phơi bày sự yếu kém của tình báo Israel.
Tình báo Israel không bắt bài được chiến binh Hamas
Chiến binh Hamas thâm nhập vào lãnh thổ Israel qua các đường hầm được đào từ dải Gaza trong suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, do không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của con đường này nên Tel-Aviv đã không đưa ra các biện pháp thích đáng để ngăn chặn.
Hệ thống đường hầm của Hamas
Số đường hầm này đã lên đến con số hơn 40, hầu hết đều được thiết kế rộng rãi, thậm chí có thể lưu trữ lương thực và vũ khí. Một quan chức tình báo Mỹ thừa nhận các đường hầm thực tế lớn hơn nhiều số lượng ước tính của Israel.
Ông Giora Eiland, thiếu tướng về hưu của lực lượng phòng vệ Israel (IDF) nói trên tạp chí Foreign Policy rằng dù tình báo Israel biết vị trí một số đường hầm nhưng không xác định được kết cấu của nó nên không thể tiên liệu khả năng tấn công từ con đường này.
Các chiến binh Hamas đã thực hiện một cuộc tấn công vào tháng 6-2006 khi sử dụng một đường hầm bí mật dài, băng qua được bức tường phòng thủ của Israel. Trong vụ tấn công này, phe Hamas đã giết chết hai bính linh và bắt đi một người. Người này về sau được trao đổi với 1000 tù binh Palestine.
Video đang HOT
Lực lượng tình báo quá dễ dãi
Tình báo Israel bị chỉ trích nặng nề vì sự bất lực trong các sự việc tương tự. Một báo cáo đưa ra nhằm “xử lý các mối đe dọa”, đồng thời yêu cầu xây dựng một hệ thống cảnh báo và cung cấp thông tin tình báo cho quân đội nhưng nó đã không được phát triển toàn diện.
Trong khi đó, việc ngăn chặn Hamas xây dựng đường hầm cũng gặp nhiều khó khăn. Trước khi chiến dịch “vành đai bảo vệ” diễn ra, Israel thông thường sử dụng các máy bay chiến đấu và máy bay không người lái để rà soát các hoạt động xây dựng trên mặt đất, nhưng kết quả thu được gần như là con số 0.
Một đường hầm bị phát hiện và phá hủy
Từ máy bay, quân đội chỉ thấy các đoàn xe chở hàng được bao bọc màu trắng với dòng chữ “hàng cứu trợ Liên Hiệp Quốc”. “Đây là một cách rất thông minh để bảo đảm quân đội Israel sẽ không nổ súng”, ông Yakubovich, người đứng đầu bộ phận dân sự của lực lượng phòng vệ Israel (IDF) cho biết.
Hành động của tình báo Israel cho đến bây giờ chỉ là bị động, phá hủy đường hầm khi phát hiện ra chúng chứ không thể tìm kiếm để triệt tiêu toàn hệ thống. Thế nhưng, đường hầm này bị phá hủy thì Hamas lại cho dựng ngay một đường khác thay thế.
Cái giá phải trả cho sự lơ là
Đây không phải là lần đầu tiên tình báo Israel thất bại trong việc ngăn chặn các âm mưu thù địch. Còn nhớ năm 1973 (cuộc chiến tranh Yom Kippur), Tel-Aviv cũng hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công của Ai Cập và Syria. Dù đã giành chiến thắng nhưng Israel thiệt hại nặng nề.
Lính Hamas trú ẩn trong đường hầm
Tương tự là cuộc chiến với Lebanon năm 2006 nhằm trả đũa lực lượng Hezbollah tấn công tàu chiến Israel khiến 4 thủy thủ thiệt mạng. Một lần nữa, tình báo Israel đã sai lầm khi đánh giá Hezbollah không thể sở hữu tên lửa đất đối hạm. Và người phải trả giá là các công dân Lebanon vô tội.
Việc thiếu thông tin tình báo chính xác khiến quân đội không thể triển khai những trận đánh phủ đầu, ngăn chặn được âm mưu của kẻ địch từ trong trứng nước. Sự tồn tại lâu dài của hệ thống địa đạo Hamas là minh chứng rõ ràng nhất. Khoảng 2.000 người Palestine cùng 64 binh sĩ Israel có lẽ đã không mất mạng nếu các cuộc tấn công từ bí đạo được phát hiện sớm. Israel phải đánh đổi quá nhiều uy tín và làm xấu hình ảnh quốc tế của mình khi nhuộm đỏ dải Gaza bằng một loạt yếu kém của hệ thống tình báo quốc gia.
Theo Pháp Luật
Tại sao tên lửa Hamas không thể chạm được tới Israel?
Cuộc chiến hiện nay tại Gaza đang dần trở thành thảm họa, trước hết là về mặt kỹ chiến thuật, đối với phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine. Hay nói đúng hơn các hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel đã phát huy được hiệu quả tối ưu trước các vụ tấn công bằng rốc-két và đạn chống tăng của Hamas từ Dải Gaza.
Trong cuộc chiến chống lại các vụ bắn rốckét của Hamas ở Dải Gaza hiện nay, Israel sử dụng 2 hệ thống phòng thủ tên lửa chính là Iron Dome (Vòm Sắt) và Trophy APS (Hệ thống bảo vệ chủ động). Phần lớn hệ thống APS bao gồm một rađa phát hiện tên lửa và các loại rốc-két loại nhỏ được phóng tới và vô hiệu hóa các mối đe dọa này.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm sắt.
Hamas hy vọng rằng khi sử dụng rất nhiều rốc-két và tên lửa chống tăng, các hệ thống phòng thủ của Isarel sẽ lộ ra các sai lầm và cho phép Hamas gây ra được một số thiệt hại, tuy nhiên, thực tế không như vậy. Trong hai tuần đầu tiên của cuộc chiến, hệ thống Iron Dome và Trophy đã hoạt động rất hiệu quả. Hơn nữa, các nỗ lực tình báo của Israel và các chiến dịch không kích tỏ ra hữu hiệu trong việc tìm và diệt rốc-két trước khi chúng có thể phóng đi, hơn mức mà Hamas có thể dự đoán. Thành công duy nhất của Hamas đó là số lượng binh lính Israel bị chết nhiều hơn do các bẫy mìn, bom và phục kích.
Được biết, Iron Dome và Trophy đều được đưa vào sử dụng hồi năm 2010, trong đó Iron Dome được thế giới biết tới nhiều. Tuy nhiên, Trophy mới là hệ thống nguy hiểm hơn đối với các tay súng Hamas vì nó giúp các xe tăng của Israel hầu như không bị thiệt hại và có thể gây tổn thất lớn cho các chiến binh Hamas trên tiền tuyến. Theo thiết kế, Trophy vận hành một cách tự động và đội xạ thủ không hề nhận ra có một quả RPG phóng tới hoặc tên lửa bị đánh chặn cho tới sau khi chúng bị tiêu diệt. Đó chính là cách thức APS hoạt động.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Trophy 2.
Đến giữa năm 2012, Israel đã hoàn thành việc trang bị tất cả xe tăng Merkava (Chariot) cho các lữ đoàn thiết giáp cùng với Trophy APS, các xe tăng này thuộc loại Merkava 4 Windbreaker. Vào năm 2011, lần đầu tiên trong khi tác chiến, Trophy bắn hạ thành công các tên lửa và rốckét, trong đó có tên lửa chống tăng có dẫn đường ATGMs, một hệ thống tên lửa hiện đại của Nga tương tự như Kornet E, có lade dẫn đường và tầm bắn là 5000m. Người điều khiển hệ thống này còn được trang bị ống ngắm hồng ngoại để sử dụng trong đêm hoặc trong điều kiện sương mù.
Thực ra, Nga là nước đi tiên phong trong việc phát triển các hệ thống phòng thủ tên lửa. Hệ thống đầu tiên là Drozd, đưa vào vận hành năm 1983, chủ yếu là để phòng thủ chống lại ATGM của Mỹ. Tên lửa Kornet E nặng 8,2 kg và bệ phóng nặng 19 kg, hệ thống này được triển khai vào năm 1994 và đã được bán cho Syria (dường như nước này đã chuyển Kornet E cho Hezbollah và Hamas).
Trận đánh đầu tiên sử dụng APS đánh dấu một mốc rất quan trọng bởi dù APS đã ra đời gần 3 thập kỷ song việc mua bán và nhu cầu đối với loại sản phẩm này trên thị trường rất thấp. Mục đích chính của APS là ngăn RPG và ATGM phóng đi từ các xe thiết giáp hạng nhẹ. Theo thống kê, Israel là quốc gia có nhiều xe tăng bị các tên lửa ATGM hiện đại bắn hạ nhất trong số các quốc gia Phương Tây và dường như Tel Avid rất lo sợ tình hình đó trở nên tồi tệ hơn.
Israel chạm trán với các tên lửa ATGM trên quy mô lớn lần đầu tiên trong cuộc chiến Arab - Israel năm 1973. Nhưng các tên lửa này vẫn còn khá thô sơ, với thế hệ đầu tiên hóa ra lại ít sức công phá và lại có nhiều ... khói hơn. Tuy nhiên, các thiết kế mới đây của ATGM đã chứng tỏ được sự tin cậy và hiệu quả song không nước nào trông cậy nhiều vào hệ thống APS như Israel. Đó có thể bởi vì hệ thống APS của Israel đã bắn hạ nhiều RPG và ATGM trong điều kiện thực chiến với Hamas như trong cuộc xung đột hiện nay tại Dải Gaza.
Theo Bizlive
Israel rút quân khỏi Dải Gaza sau lệnh ngừng bắn 72 tiếng Quân đội Israel tuyên bố rút toàn bộ binh sỹ tới "các điểm phòng thủ" bên ngoài Dải Gaza, sau khi Israel và Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn 72 giờ, dưới sức ép của quốc tế. Dải Gaza bị tàn phá dữ dội sau gần 1 tháng giao tranh Tuyên bố rút quân của Israel diễn ra chỉ ít phút trước...