Vải thiều Quảng Ninh được mùa, giá giảm
Thương lái về thu mua ít, các tỉnh lân cận cũng đang thu hoạch khiến vải thiều ở thị xã Đông Triều, Quảng Ninh, giá chỉ từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg.
Những ngày này, các vườn vải thiều ở xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, đã chín đỏ. Bà Vũ Thị Quyên (54 tuổi, xã Bình Khê) cho biết, gia đình trồng gần 100 gốc vải, những ngày gần đây bà dậy từ 5h sáng để hái, đến 8h chở ra điểm thu mua tại chợ Bình Khê bán. Vải được mùa, nhưng ảnh hưởng của Covid-19, nhiều thương lái không về thu mua như những năm trước.
“Chúng tôi rất lo lắng. Ít ngày nữa, vải chín hết không biết xử lý thế nào. Hiện tại giá vải chỉ từ 5.000 đến 7.000 đồng/kg. Như năm ngoái gia đình tôi thường bán vải thiều từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg”, bà Quyên nói.
Bà Vũ Thị Quyên, xã Bình Khê, lo bán gần 100 gốc vải thiều đang vào vụ thu hoạch. Ảnh: Minh Cương
Ông Phạm Đức Thành (66 tuổi, xã Bình Khê) cho biết mấy ngày nay chứng kiến người dân chở vải ra bán, nhưng thương lái không mua do xe đã đầy hàng, nhiều người mếu máo chở về nhà. “Phải chi tiền thuê nhân công thu hái 200.000-300.000 đồng/ngày kèm giá vải thấp, nhưng người dân vẫn cố thu hoạch để vớt vát được đồng nào hay đồng đấy”, ông Thành nói.
Video đang HOT
Quảng Ninh hiện có hai giống vải lai và vải thiều. Vải lai ra sớm, tập trung ở phường Phương Nam, TP Uông Bí, diện tích gần 400 ha, mỗi năm đạt khoảng 3.500-4.000 tấn quả. Đầu mùa, giá vải lai dao động 25.000-35.000 đồng/kg. Thị xã Đông Triều có hơn 600 ha trồng vải, phần lớn là vải thiều. Riêng xã Bình Khê có khoảng 160 ha, trong đó 120 ha là vải thiều.
Hiện dọc những tuyến đường chính của xã Bình Khê chỉ có vài điểm thu mua vải, là những xe tải chở hàng loại nhỏ 1-2 tấn, không thấy xuất hiện xe hàng đông lạnh và xe container như mọi năm. Tại những điểm tập kết này, thương lái thường thu mua vào buổi sáng và kéo dài khoảng 2 tiếng.
Một điểm thu mua vải ở xã Bình Khê, thị xã Đông Triều. Ảnh: Minh Cương
Một thương lái cho biết có đồng nghiệp ở Bắc Giang về đây thu mua vải để chở vào nam, nhưng khi đến chốt kiểm soát Covid-19 ở cửa ngõ vào Quảng Ninh nằm trên quốc lộ 18A, địa phận thị xã Đông Triều giáp với TP Chí Linh (Hải Dương) thì bị yêu cầu quay đầu do đi từ vùng dịch.
“Xe hàng chúng tôi ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nên vẫn được vào. Nhưng chúng tôi phải dùng xe tải loại nhỏ chở vải về Hải Dương, rồi ướp đá, đóng thùng xốp và sang tải xe đông lạnh và container. Nếu dùng xe đông lạnh hoặc xe container sẽ phải đưa nhiều người sang để đóng hàng, như vậy rất tốn kém, nhất là chi phí xét nghiệm nCoV”, một thương lái cho biết.
Tối 6/6, ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều, khẳng định địa phương không cấm các xe đông lạnh, xe container vào thu mua vải. Tài xế chỉ cần có xét nghiệm âm tính với nCoV là được qua chốt kiểm soát.
Tuy nhiên, để vào được Quảng Ninh thu mua vải, các xe phải đi qua nhiều tỉnh thành khác và bị các chốt kiểm dịch ngặt nghèo khiến nhiều thương lái nản lòng.
Ngày đầu Đồng Nai kiểm soát người từ TP.HCM: Người hoang mang, người lỡ kế hoạch
Ghi nhận tại các chốt kiểm soát sau khi tỉnh Đồng Nai có văn bản yêu cầu cách ly 21 ngày người từ TP.HCM, có người dân tỏ ra hoang mang, có người thì đồng tình với việc kiểm soát chặt nhưng chưng hửng vì lỡ kế hoạch ban đầu.
Ngay từ sáng, các phương tiện từ TP.HCM ùn ứ lại tại chốt kiểm soát cầu Đồng Nai để vào khu vực đo thân nhiệt, khai báo y tế. Bà Nguyễn Thị Mai (ngụ Quận 9, TP.HCM) di chuyển sang Đồng Nai làm việc, nhưng khi dừng kiểm tra tại chốt kiểm soát dịch thì lại hoang mang vì không được đi qua.
Theo bà Mai, phía công ty của bà hướng dẫn ra phường nơi sinh sống để xin giấy xác nhận, tuy nhiên, lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không chấp nhận. Bà Mai mong muốn có sự hướng dẫn rõ ràng, thống nhất: "Mong muốn có giấy tờ gì để xác định có được qua hay không, chứ bây giờ cách ly 21 ngày thì chúng tôi không có tiền. Tôi mới biết, đi từ TP.HCM về Đồng Nai thì không được".
Các phương tiện di chuyển từ TP.HCM đến Đồng Nai xảy ra ùn ứ tại chốt kiểm soát
Tại khu vực chốt kiểm soát tại Trạm thu phí Quốc lộ 51, các xe cũng dồn ứ lại khi đi qua để thực hiện việc phòng, chống dịch.
Ông Phạm Quốc Thanh (ngụ huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) cho biết, bản thân ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ để tránh bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu bị lỡ dở nên cũng có phần chưng hửng: "Tôi về nhà ông bà lấy đồ ở Đồng Nai, nhưng bây giờ nếu quay về thì phải cách ly 21 ngày nên tôi về lại TP.HCM chứ không đi Đồng Nai nữa".
Người dân từ TP.HCM đến Đồng Nai phải vào chốt kiểm soát dịch
Ông Trần Ngọc Đồng (ngụ ở TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) là tài xế xe vận tải giữa TP.HCM và Đồng Nai. Ông Đồng cho biết, không cảm thấy bất ngờ với việc kiểm soát chặt, phía công ty cũng đã có sự chuẩn bị từ trước để không làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình giao hàng, ông Đồng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch, không tiếp xúc với ai ở phía TP.HCM nên cảm thấy yên tâm.
Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 6180 yêu cầu từ 0 giờ ngày 5/6, người từ TP.HCM về/đến Đồng Nai phải cách ly 21 ngày, tự trả chi phí cách ly. Sau khi có sự phản ứng của dư luận, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành tiếp văn bản số 6196 trong đó cho phép chuyên gia, người lao động được di chuyển vào địa bàn tỉnh nhưng phải tuân thủ điều kiện do tỉnh này đề ra./.
Q.Gò Vấp: Nhiều người 'chui' hẻm né chốt kiểm soát dịch Covid-19 Tại hai chốt kiểm soát dịch Covid-19 Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng và Phan Văn Trị - Phạm Văn Đồng (Q.Gò Vấp, TP.HCM), xuất hiện tình trạng người dân chui hẻm, né chốt kiểm soát. Từ chốt Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng, người dân lưu thông trên đại lộ Phạm Văn Đồng rồi rẽ phải vào một hẻm gần...