Vải thiều nên có chứng chỉ Halal để xuất sang Ả Rập, Trung Đông
Vải thiều nếu có thêm chứng chỉ đạt tiêu chuẩn Halal thì có cơ hội xuất khẩu rất lớn tới các quốc gia Ả Rập, Trung Đông.
Đó là chia sẻ từ ông Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam, tại hội nghị Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới, do Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT-TT) phối hợp với UBND 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương tổ chức ngày 16.6 tại Hà Nội.
Đại sứ các nước trải nghiệm loại quả đặc sản của Việt Nam. Ảnh HUYỀN TRANG
Sự kiện có sự tham gia của nhiều cơ quan ngoại giao, đại sứ quán các nước: Indonesia, Lào, Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan, Iran, Nhật Bản, Philippines, Palestine, Saudi Arabia, Timor Leste, Nga, Mỹ, Brazil, Venezuela, Peru, Angola.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Saadi Salama cho biết, trong gần 10 năm ông sống và làm việc ở Việt Nam, quả vải thiều đã có nhiều thay đổi về chất lượng và số lượng. Sự thay đổi này có những thuận lợi và thử thách.
Trong đó, thử thách lớn nhất của quả vải là thời gian thu hoạch rất ngắn, chỉ khoảng 2 tháng để có thể xuất khẩu nông sản này đi khắp nơi trên thế giới nhưng phải tươi.
Ông Saadi Salama góp ý để tăng cơ hội xuất khẩu cho vải thiều Việt Nam. Ảnh HUYỀN TRANG
Video đang HOT
Để giải quyết thử thách này, Đại sứ Palestine tại Việt Nam cho rằng, các cơ quan cần có sự chuẩn bị từ trước đó với đối tác, doanh nhân nước ngoài để có hợp đồng mua vải trước khi tới mùa thu hoạch nhằm thuận lợi trong khâu vận chuyển tới các nước trên thế giới.
Ông Saadi Salama cũng chia sẻ niềm tự hào khi vải thiều Việt Nam đã có mặt ở thị trường Palestine với 2 loại vải tươi và vải đóng hộp (chế biến). Nhưng ông Saadi Salama cũng lưu ý thêm, ở Trung Đông, tất cả các cửa hàng đều có chữ Halal để chứng nhận sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Halal.
Tuy nhiên, khi đi thăm các gian hàng vải thiều ở Việt Nam, dù bao bì rất tốt, trưng bày đẹp nhưng không thấy hộp nào có chữ Halal. Theo đó, Đại sứ Palestine tại Việt Nam gợi ý, vải thiều Việt Nam nếu có thêm tiêu chuẩn Halal thì sẽ có cơ hội rất lớn để xuất khẩu vào thị trường các quốc gia Ả Rập, Trung Đông.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn cho rằng, hội nghị Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới được tổ chức với mong muốn đổi mới phương thức truyền thông, quảng bá vải thiều ra thị trường thế giới.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Anh Tuấn trao đổi với lãnh đạo các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang về quảng bá quả vải thiều ra thế giới. Ảnh HUYỀN TRANG
Việt Nam là xứ sở nhiệt đới với nhiều loại nông sản phong phú, trong đó vải thiều từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản được mọi người hâm mộ. Theo đó, Bộ TT-TT luôn trăn trở phải làm sao để đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, nông sản Việt Nam cần đạt chất lượng cao như thế nào, cần làm gì để vượt qua rào cản thương mại, để nhiều người trên thế giới được hưởng hương vị đặc sắc của nông sản Việt Nam.
Cũng tại hội nghị này, Bộ TT-TT đã tổ chức khai trương triển lãm số, gian hàng số để giới thiệu tới các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan thương mại, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để giới thiệu, quảng bá quả vải thiều và một số nông sản đặc sản của Việt Nam.
Thủ tướng: Đại dịch sẽ còn kéo dài
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam kêu gọi quốc tế "tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa" trong bối cảnh đại dịch sẽ còn kéo dài, diễn biến phức tạp và khó lường.
Sáng 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh; tham dự có ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư; ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội...
Cùng dự buổi lễ có các vị Đại sứ, Đại biện, Trưởng đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam... Lễ kỷ niệm được tổ chức trực tuyến tới các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước và tổ chức quốc tế.
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 1/9. Ảnh: TTXVN
Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, cách đây 76 năm, ngày 2/9 năm 1945, tại cuộc mít tinh trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân đồng bào và toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sau hơn 35 Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực; trở thành quốc gia có quy mô dân số gần 100 triệu người với GDP bình quân đầu người hơn 3.500 USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ kỷ niệm trực tuyến 76 năm ngày Quốc khánh, sáng 1/9. Ảnh: Nhật Bắc
Theo Thủ tướng, đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát trong gần hai năm qua gây ra những thiệt hại nặng nề đối với các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, nhất là sức khỏe, tính mạng và sinh kế của người dân, làm suy thoái kinh tế toàn cầu; gia tăng thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng, thiếu an ninh, an toàn cho người dân...
"Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh bằng tất cả các biện pháp, đặc biệt là phải nhanh chóng có đủ vaccine và tiêm chủng nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả, miễn phí cho toàn dân", ông nói và khẳng định Việt Nam luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư, đối tác nước ngoài, không để đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh đại dịch sẽ còn kéo dài, diễn biến phức tạp và khó lường, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam kêu gọi quốc tế cùng chung tay, góp sức đẩy lùi đại dịch.
"Nỗ lực của mỗi quốc gia là yếu tố then chốt, quyết định, nhưng hợp tác quốc tế là quan trọng và đột phá", ông nói và đề nghị các quốc gia, tổ chức quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hỗ trợ Việt Nam chống dịch như chia sẻ, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, tài chính, trang thiết bị, sinh phẩm y tế, thuốc điều trị.
Thủ tướng nhấn mạnh sự hỗ trợ về vaccine, kêu gọi quốc tế "giúp đỡ cho chúng tôi về vaccine một cách nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất có thể, vì với chúng tôi, vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất".
Các đại biểu dự lễ kỷ niệm trực tuyến 76 năm ngày Quốc khánh, sáng 1/9. Ảnh: Nhật Bắc
Dẫn câu thành ngữ "lửa thử vàng, gian nan thử sức", Thủ tướng nhấn mạnh lịch sử đã chứng minh, trong khó khăn, thách thức và gian nan, tinh thần đoàn kết, tương trợ, chia sẻ quốc tế "là liều thuốc quý để chúng ta cùng nhau đi qua dịch bệnh".
Phát biểu trực tuyến tại lễ kỷ niệm, ngài Saadi Salama, Đại sứ Palestine tại Việt Nam, Trưởng Đoàn Ngoại giao, thay mặt Đoàn ngoại giao gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Sáng cùng ngày, đoàn đại biểu Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam... đã đến đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiếp đó, đoàn đã đến đặt vòng hoa, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cô gái Hải Dương theo chồng sang Angola làm bác sĩ, ngày khám chữa bệnh, tối làm nông dân Đã 7 năm ở Angola, vợ chồng Quỳnh vẫn ngày ngày miệt mài thực hiện sứ mệnh nhân đạo. Sang Angola làm bác sĩ Sau khi sinh con gái đầu lòng được 10 tháng ở Việt Nam, Nguyễn Thị Quỳnh (SN 1990, quê Hải Hương) lại cùng chồng thu xếp trở lại Angola, để em bé lại cho ông bà nội ngoại chăm...