Vải thiều Lục Ngạn giá 200.000 đồng/kg và công ông Đỗ Mười
Quanh câu chuyện vải thiều Việt bán 200.000 đồng/kg tại khu Central (Bangkok, Thái Lan) mới thấy, dù ở cấp nào trong bộ máy, tầm nhìn sâu rộng, tinh tường của người đứng đầu luôn là tiên quyết. Nó có thể giúp cho địa phương tiến nhanh hoặc tụt hậu.
Lô hàng vải thiều Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) đầu tiên chính thức được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan kể từ ngày 30.6. Đến đầu tháng 7, mặt hàng này được trưng bày lên quầy kệ của một số chuỗi kinh doanh bán lẻ thực phẩm của Central Group tại Bangkok. Tại đây, mỗi cân vải thiều niêm yết giá 299 baht, tương đương 200.000 đồng.
Quá bất ngờ trước thông tin này, tôi quyết định quay trở lại vùng đất Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang sau một thời gian dài không qua. Lần tôi đi công tác gần nhất thì cũng đã gần 20 năm về trước. Giờ Lục Ngạn đổi thay ngỡ ngàng.
Tôi hiểu, Lục Ngạn nhờ có trái vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) được đem nhân giống nơi đây từ những năm đầu thập kỷ 90 mà nay nó đã được nhân rộng lên khắp cả huyện. Cũng nhờ thế, đời sống nông dân cũng khác xưa nhiều.
Vải thiều Lục Ngạn được bày bán tại khu Central (Bangkok)
Nhìn cảnh nhà dân san sát xây lên, hoành tráng với quy mô biệt thự cũng không phải hiếm là đủ hiểu và thấy vui cho người dân vùng bán sơn địa này.
Vào một trang trại người quen, tôi thấy trang trại bạt ngàn trái chín. Chủ trại bảo năm nay mất mùa vì khí hậu, lại có những 2 tháng nhuận (tháng 6) nên quả không sai lắm. Ông chủ trại cho biết, chỉ có một khu trại của gia đình là được thu hoạch, còn một khu khác của ông thì “toi” hẳn dù cây rất xanh tốt và cũng chỉ cách nhau vài trăm mét.
Mọi năm, để qua được khu chợ vải cách đó cỡ chục km có khi mất vài tiếng chỉ do tắc đường. Năm nay thì không như vậy.
Năm 2017, vải thiều thu hoạch trong toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 100.000 tấn. Chỉ bằng 70% so với năm 2016.
Trong khi đó, thủ phủ của vải thiều là Lục Ngạn năm nay chỉ đạt phân nửa của năm trước – 50.000 tấn dù cho diện tích trồng vải nay đã lên tới 16.000ha).
Tìm hiểu tôi thấy khá thú vị. Số là, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Lục Ngạn thuộc tỉnh Hà Bắc (sau này mới quay về tên tỉnh cũ là Bắc Giang khi tách tỉnh). Diện tích đất của cái huyện Lục Ngạn này lớn bằng cả tỉnh Bắc Ninh bây giờ.
Năm đó, Tổng Bí thư Đỗ Mười có về làm việc với tỉnh Hà Bắc. Ông lên thăm Lục Ngạn, thấy đất đồi rộng mênh mông mà sao dân vẫn nghèo quá. Ông hỏi địa phương thì vị đứng đầu tỉnh khi đó nói rằng việc trồng trọt nhiều loại cây ở đây không hợp thổ nhưỡng. Ngoài cây mía và cây công nghiệp đã trồng tàm tạm nhưng giá thu mua lại thấp nên đời sống người nông dân vẫn rất khó khăn.
Ông Đỗ Mười có vẻ băn khoăn nhiều về chuyện này bởi hình như báo cáo của lãnh đạo tỉnh chưa đủ thuyết phục ông, một vị đứng đầu Đảng lại vốn một thời trai trẻ là nông dân như ông.
Video đang HOT
Ngay sau đó, ông về Hà Nội đã đặt vấn đề ngay với lãnh đạo tỉnh Hải Dương, muốn hỗ trợ, cung cấp cây vải thiều giống của vùng Thanh Hà nổi tiếng cho bà con nông dân Lục Ngạn đem trồng thử kèm theo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.
Số lượng cây giống lúc đó cũng chỉ được gây ở 3 xã là Quý Sơn,Tân Quang và Thanh Hải, xem như là để thử nghiệm xem sao đã.
Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười trong một lần thị sát địa phương. Ảnh: TL
Thế rồi khoảng dăm năm sau, ông Đỗ Mười lại cất công lên Lục Ngạn tìm hiểu thực nghiệm nay ra sao. Lúc này, các xã khác cũng thấy hay nên họ đã tự học theo rồi nhân giống vải thiều thêm.
Thế rồi, chất lượng, hương vị trái vải trồng ở Lục Ngạn xem ra lại không hề thua kém so với vải thiều Thanh Hà chính gốc nên ông hy vọng sẽ có ngày trái cây này thực sự thay đổi cuộc sống của họ.
Khi làm việc với lãnh đạo tỉnh, ông Đỗ Mười nhắc lại chuyện cũ khiến cho vị đứng đầu tỉnh ngày nào còn bao biện cho rằng các cây trồng nơi khác không phù hợp thổ nhưỡng cúi mặt giả bộ ghi chép do ngượng chín mặt trước cấp trên.
Thú vị ở chỗ, thổ nhưỡng vùng đất này rất có duyên với nhiều loại trái cây đặc sản khác đem giống về trồng thử như cam Canh Diễn, bưởi Diễn Hà Nội, ổi Hưng Yên và gần đây là cả giống bưởi da xanh Nam Bộ cũng cho trái rất ngon, ngon đến mức ngạc nhiên.
Ngày nay, nói tới vải thiều Lục Ngạn, dân nơi đây luôn chịu ơn sâu nặng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. “Người trồng vải chúng tôi ở Lục Ngạn luôn luôn chịu ơn cụ Đỗ Mười. Nhờ có cụ mà người nông dân chúng tôi được đổi đời ghê gớm! “- anh Thanh Giang, chủ một trang trại mà tôi vô tình gặp nói với tôi.
Nếu qua Nhật, ta dễ bắt gặp trong siêu thị, những chiếc hộp mẫu mã rõ đẹp, bọc vải lụa trắng với 12 trái vải được đặt lọt thỏm bên trong được giới thiệu là vải “made in Việt Nam”. Giá bán hộp vải thiều này tính ra tiền Việt là 450.000 đồng.
Thông tin mới nhất là, lô hàng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tiên chính thức được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan kể từ ngày 30.6. Đến ngày 3.7, mặt hàng này được trưng bày lên quầy kệ của một số chuỗi kinh doanh bán lẻ thực phẩm của Central Group tại Bangkok. Tại đây, mỗi kg vải thiều niêm yết giá 299 baht, tương đương 200.000 đồng.
Tôi nghe nói, năm nay chúng ta sẽ mở rộng thêm thị trường sang các nước Trung Đông, Dubai, Canada và đương nhiên tiếp tục xuất mạnh sang thị trường Thái Lan nữa.
Thế mới biết, dù ở bất cứ cấp nào trong bộ máy, tầm nhìn sâu rộng, tinh tường của người đứng đầu luôn là cả một vấn đề hệ trọng. Nó có thể giúp cho địa phương tiến nhanh hoặc tụt hậu, có thể khiến dân giàu lên nhanh hay vô tình cản trở sức phát triển khiến bị nghèo… lâu thêm. Và, nếu tầm nhìn đó là tích cực, sáng suốt thì người dân sẽ mãi mang ơn…
Theo Danviet
"Săn" thương lái Trung Quốc ở vựa vải thiều lớn nhất nước
Bằng giờ này năm ngoái, khi bước vào vụ thu hoạch vải thiều, vùng vải Lục Ngạn (Bắc Giang) ken đặc những thương lái Trung Quốc đổ về đây "ăn" hàng. Còn năm nay, theo ghi nhận của PV Dân Việt do vải mất mùa, lương thương lái ở "bên kia biên giới" giảm ăn. Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới "săn" được một vài thương lái mang hộ chiếu "Made in China".
Xung quanh hoạt động thu mua vải của thương lái Trung Quốc tại vựa vải lớn nhất miền Bắc, PV Dân Việt ghi nhận được một số câu chuyện đặc biệt về những thương nhân "ngoại quốc" này.
Vụ vải sớm năm nay ở Bắc Giang mất mùa, giá thấp và "vắng bóng" thương lái Trung Quốc thu mua
Thưa vắng thương lái Trung Quốc
Từ ngày 1.6 vừa qua, người dân xã Phượng Sơn đã bắt đầu thu hoạch vải sớm (kéo dài trong khoảng 1 tháng). Tuy nhiên, vụ vải sớm năm nay nơi đây mất mùa, sản lượng giảm trên 30%. Đặc biệt, vải thiều hầu như mất trắng.
"Năm 2016, xã Phượng Sơn có 619ha trồng vải các loại, sản lượng thu 5.012 tấn cho doanh thu trên 80 tỷ đồng. Năm nay, do thời tiết bất lợi, vào cuối năm ít rét, ấm nhiều khiến cây vải ra lộc, trổ hoa ít. Tổng sản lượng vải các loại của xã năm nay chỉ đạt khoảng 805 tấn, chưa bằng 1/5 năm ngoái. Vải sớm giảm đáng kể, vải muộn tức vải thiều hầu như mất trắng", ông Huy nói.
Năm nay, Lục Ngạn mất mùa vải nặng.
Anh Lê Ngọc Hoàn (thôn An Phú 1, xã Mỹ An) buồn bã cho biết, gia đình anh có 300 gốc vải. Năm 2016, anh Hoàn thu 10 tấn quả, nhưng năm nay, do thời tiết nắng to, quả cháy nhiều, sản lượng chỉ được 3 tấn. "Vải mất mùa, giá lại không cao, cao lắm chỉ bán được 17-18 nghìn đồng/kg. Lúc thấp chỉ vài nghìn đồng/kg, người dân thất thu lớn".
"Nhà tôi có 2 mẫu vải, mọi năm thu 10 tấn quả, năm nay, chỉ được 4-5 tấn. Thời tiết nắng nóng, vải ra ít hoa, đậu quả ít khiến thất thu hàng trăm triệu đồng", ông Vũ Văn Hải (xã Mỹ An, huyện Lục Ngạn) thở dài nói...
Chẳng những mất mùa, vụ vải sớm năm nay ở Bắc Giang còn rơi vào cảnh tiêu thụ khó khăn. Cùng dịp này năm ngoái, có hàng trăm thương lái Trung Quốc đổ về Lục Ngạn thu mua vải. Ghi nhận của PV Dân Việt, những ngày này có rất ít thương lái Trung Quốc thu mua vải ở Lục Ngạn. Tại xã Phượng Sơn chỉ có "lèo tèo" vài thương lái "người bên kia biên giới".
Phó Chủ tịch UBND xã Phượng Sơn Thân Văn Huy thông tin: "Thương lái Trung Quốc chủ yếu nhập vải Thanh Hà và vải muộn (vải thiều). Hiện vải sớm mới có vải U các loại như U hồng, u thâm. Trước hôm mùng 5 tháng 5 Âm lịch họ sang một đoàn khoảng 10 người, thu mua vải vài ngày rồi về nước. Mấy nay, trên toàn xã chỉ có 5 điểm người Trung Quốc thu mua vải. Các điểm này do người Việt được họ thuê lập nên. Người Trung Quốc chỉ đứng chọn hàng, nhận số lượng các công việc đóng thùng, bốc xếp đều do người Việt làm".
Người dân chở vải đi cân.
Về hoạt động tiêu thụ vải, ông Thân Văn Huy cho biết, việc tiêu thụ khá khó khăn, do ít thương lái Trung Quốc, chủ yếu vải sớm năm nay, được tiêu thụ ở nội địa. Những ngày qua, xuất hiện nhiều thương lái nội đến từ các tỉnh miền Trung, miền Nam như Thanh Hóa, Tiền Giang về đây thu mua vải. "Năm ngoái, giá vải trung bình 16.000 đồng/kg, năm nay, giá có chiều hướng giảm. Dịp đầu mùa vải U mới được 30.000 đồng/kg; đợt mùng 5 tháng 5 vải Thanh Hà được 40.000 đồng/kg. Đợt nắng nóng hôm nọ vải U chỉ 4.000 đồng/kg. Mấy hôm nay, giá nhích lên vải U các loại từ 14-17 nghìn đồng/kg tùy mẫu mã; vải Thanh Hà khoảng 22.000 đồng/kg. Có một số thương lái ở Thanh Hóa mua vải xấu (loại quả nhỏ) 5.000 đồng/kg về ép bán nước vải", ông Huy nói.
Chiều ngày 8.6, ghi nhận tại khu thu mua vải giáp ranh thị trấn Kim (xã Phượng Sơn) với xã Mỹ An (huyện Lục Ngạn) có nhiều thương lái nội đến từ Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Cứ khoảng 20 phút lại xuất hiện người dân từ xã Mỹ An đèo các xe vải đầy sang Phượng Sơn tiêu thụ. Xe vừa lên dốc đã có 3-4 thương lái túa ra xem vải và trả giá. Họ trả giá dao động từ 14.000-19.000 đồng/kg vải tùy mẫu mã khác nhau.
Hoạt động mua bán vải diễn ra khá nhanh chóng, vậy nhưng, ngoài trừ bì (trừ cân nặng của sọt) với mỗi sọt vải các thương lái đều trừ thêm 7-8kg/sọt gọi là "trừ lùi cân". Vừa bán xong xe vải nặng 139kg, anh Nguyễn Văn Dương (xã An Mỹ) than phiền: "Đấy chú xem vải đã rẻ người ta mua còn trừ thêm 7-8kg mỗi sọt. Sáng đến giờ tôi bán 10 chuyến, mất gần 1 tạ vải rồi. Hôm nay gần đến ngày rằm giá mới nhích lên, vài hôm nữa lại giảm thôi, nghĩ mà cơ cực"...
Tại điểm thu mua vải giáp ranh xã Phượng Sơn và Mỹ An có nhiều thương lái nội đến từ các tỉnh thành thu mua vải. Các thương lái này cũng áp dụng chiêu "trừ lùi cân" như thương lái Trung Quốc.
Thương lái Trung Quốc giao dịch gì ở vùng vải?
Một người Việt đại diện cho ông chủ người Trung Quốc thu mua vải tại xã Phượng Sơn thổ lộ, năm nay, Trung Quốc được mùa vải. Nhưng vải Trung Quốc có mã xấu dù vị ngọt. "Chưa năm nào vải ít như năm nay, có vườn mọi năm thu 20 tấn, năm nay chỉ thu được 1 tấn. Cánh dân buôn Trung Quốc họ thích vải Thanh Hà vì cùi dày đảm bảo yêu cầu vận chuyển. Chuộng vải thiều bởi loại này màu đỏ sậm. Dù họ yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt, nhưng dân mình thích bán cho Trung Quốc hơn vì họ mua giá cao và mua nhiều. Họ mua vải về bên đó bán cũng khá bấp bênh. Các chi phí mỗi chuyến xe lên đến hàng trăm triệu đồng tiền Việt, nếu mỗi chuyến không gom đủ hàng về bên chắc chắn sẽ lỗ", vị này nói.
Không có nhiều thương lái Trung Quốc ở vùng vải.
Kể về thương lái Trung Quốc Phó Chủ tịch xã Phượng Sơn Thân Văn Huy bộc bạch, những vụ vải trước, họ đổ về đông như trẩy hội. Trong giao dịch họ bảo nhau "làm giá" và trừ lùi cân. Mỗi "mã vải" - 1 lượt cân họ trừ thêm 5-10kg/mã. Tuy nhiên, vụ vải năm nay, chưa xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc ép giá người dân. "Thương lái Trung Quốc họ sang đây mua vải đều bảo nhau về giá. Đặc biệt, họ phật ý cái gì là điện thoại cho nhau đồng loạt về nước.
Giải thích về nguyên nhân thương lái Trung Quốc "trừ lùi cân" với mỗi mã vải ông Huy cho hay: "Trước đây, có tình trạng người bán bó vải xấu, vải hỏng vào lõi bó vải. Vì thế, thương lái Trung Quốc đã trừ thêm mỗi mã vải vài kg để họ không bị thiệt hại", ông chia sẻ.
Cũng theo ông Huy, vụ vải năm 2016, thương lái Trung Quốc bị những người bán thùng xốp và đá cây (dùng đóng thùng bảo quản vải) ở vùng vải ép giá cao. Kết thúc vụ vải, lắng nghe phản ánh của thương lái Trung Quốc, UBND huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động này. Trước vụ vải 2017, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, yêu cầu những hộ kinh doanh đá cây và thùng xốp phải niêm yết và tuân thủ giá bán hài hòa quyền lợi...
Theo Danviet
Vải thiều Lục Ngạn "lội ngược dòng" xuất khẩu thành công sang Thái Trong xu thế, trái cây Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Ngày 3.7, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "lội ngược dòng" chính thức được lên quầy kệ của hệ thống đại siêu thị, giới thiệu đến người dân thủ đô Bangkok (Thái Lan). Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) được bày bán tại Thái Lan có ghi nguồn...