Vài mẹo vặt chữa bệnh mùa hè bằng thảo dược
Rất đa dạng như dùng dấm, tỏi, chuối hay cây lô hội… người ta có thể chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau xuất hiện trong màu hè khi thời tiết nóng nực.
1. Cháy nắng
Giải pháp: Dấm
Dấm chứa acid acetic giống như thành phần có trong aspirin. Có tác dụng giảm đau do cháy nắng, ngứa ngáy và viêm nhiễm.
Ngâm một vài miếng vải mềm, khăn giấy trong dấm trắng sau đó xoa , đắp lên vùng da bị cháy. Để nguyên khăn trên da khi nào khô thì bỏ ra. Có thể làm lại một đến hai lần cho đến khi khỏi hẳn.
Giải pháp: Baking Soda
Dùng baking soda (Natri bicacbonat) là loại hoá chất mà người ta quen gọi là xôđa để làm bánh nhưng lại rất tốt chữa bệnh phát ban nhiệt.
Cách làm như sau: cho một vài thìa bột xôđa vào bồn tắm sau đó ngâm mình trong đó, bột xôđa có tác dụng làm giảm bớt ngứa, giảm phát ban và tạo ra cảm giác khoan khoái dễ chịu. Cũng có thể bổ xung thêm bột yến mạch vào bồn tắm cùng với bột xôđa sẽ làm tăng hiệu quả trị bệnh.
Ngoài cách làm trên cũng có thể dùng bột xôđa bôi trực tiếp lên những vị trí phát ban để da hấp thụ độ ẩm, mồ hôi. Đây là cách làm cổ truyền nhiều dân tộc thường áp dụng bởi đơn giản, dễ làm và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên trước khi bôi bột xô đa cần vệ sinh , tắm rửa sạch sẽ.
Video đang HOT
Giải pháp: Dùng lô hội (Aloe Vera)
Trước tiên là vệ sinh sạch sẽ vị trí da bị phồng rộp bằng xà phòng và nước, sau đó dùng lá cây lô hội đắp vào và dùng băng băng lại.
Nên dùng lá mới, tươi, tuy nhiên nếu không có lá tươi có thể dùng sản phẩm đã chế biến có chứa thành phần của cây lô hội ví dụ như rượu lô hội hay bột lô hội sấy khô cũng có tác dụng tích cực.
4. Viêm nhiễm tai mùa hè
Giải pháp: Dùng tỏi
Những người hay bơi lội trong mùa hè thường dễ mắc bệnh viêm tai , nhất là nhiễm trùng ống tai do nước tích tụ trong tai, làm cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển. Để đối phó với, người ta có thể dùng các loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc acetaminophen.
Nhưng còn một cách khá đơn giản là dùng đệm nóng áp vào tai và thứ hai là dùng nước tỏi ép nhỏ vào tai . Nước tỏi ép có chứa chất kháng khuẩn rất tốt hoặc mua các loại dầu nhỏ tai được chế từ tỏi (dầu tỏi) cũng có tác dụng rất tốt .
Giải pháp: Dùng dầu bạc hà Peppermint
Thay vì gãi ngứa ngưòi ta có thể dùng dầu bạc hà (Peppermint) để trị và thực tế đã mang lại kết quả rất tốt. Cách làm, dùng vài ba giọt dầu bạc hà xoa trực tiếp lên vùng bị côn trùng cắn, nó sẽ soa dịu, làm mát và làm tăng quá trình lưu thông máu tới cho các vị trí chấn thương này.
Ngoài ra, có thể dùng kem đánh răng có chứa dầu bạc hà xoa lên chỗ côn trùng cắn cũng có tác dụng tương tự..
6. Vết cắt, vết xước
Giải pháp: Dùng mật ong
Thông thường khi bị thương, cắt vào tay hoặc các vết chầy xước chảy máu thì người ta có thể cầm máu và giữ cho vết thương sạch ngừa nhiễm trùng bằng cách dùung cồn rửa sau đó băng lại hay dùng thuốc kháng sinh.
Cách làm này đôi khi không phát huy tác dụng, thậm chí còn có thể phản ứng phụ nếu lạm dụng nhưng dùng mật ong sẽ có tác dụng rất tốt hơn. Lý do trong mật ong có chứa các thành phần kháng sinh rất tuyệt vời, thậm chí có thể khử trùng và làm lành vết thương nhanh gấp 3 so với dùng kháng sinh. Đơn giản bằng cách rửa sạch vết thương và dùng một chút mật ong xoa lên chỗ bị chấn thương sau đó băng lại.
Giải pháp: Dùng lá chuối hột
Dị ứng sơn độc, có thể từ cây sơn hoặc từ các loại cây cảnh là căn bệnh rất hiếm gặp và chỉ có một số người mắc phải, gây khó chịu, phồng rộp dưới dạng phản ứng. Sau khi tiếp xúc 15 phút nếu thấy hiện tượng bất thường thì dùng xà phòng không chứa chất tăng ẩm và nước ấm tắm.
Dùng một ít lá chuối hột (Lawn Weed Plantain) vò nát thành nước để tắm sau đó dùng lá cây chuối hột giã nát đắp lên vùng da bị dị ứng. Lý do lá cây chuối hột có chứa một hợp chất có tên là allantoin, có khả năng kháng khuẩn và chống viêm nhiễm rất hiệu quả.
8. Tóc cháy xém
Giải pháp: Dùng quả bơ
Vào mùa hè nếu tiếp xúc nhiều với nắng gió có thể làm cho tóc khô cháy, xoăn giòn và dễ gẫy. Để khắc phục tình trạng nên dùng quả bơ (Avocado).
Cách làm như sau: Lấy 1 trái bơ chín, bóc vỏ nghiền nát cùng với một thìa cà phê dầu ngũ cốc và một thì cà phê dầu sáp. Sau đó đắp vào đầu, dùng khăn choàng hoặc túi nhựa buộc chặt, sau 15-30 phút mở khăn, gội sạch. Cách làm này không chỉ giảm cháy tóc mà còn giúp tóc mượt mà trở lại bởi nó được cung cấp thêm dưỡng chất và độ ẩm.
Theo Khắc Nam
Tiền phong
10 rủi ro sức khỏe trong mùa hè
Thời tiết nóng nực, con người hoạt động nhiều trong khi đó ăn uống lại giảm sút nên dễ mắc bệnh. Dưới đây là 10 rủi ro được xem là tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa hè.
1. Bệnh về đường hô hấp
Do thời tiết nóng nực cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao nên làm tăng các loại bệnh về đường hô hấp như bệnh hen, viêm phế quản, viêm phổi.
Bằng chứng ở những vùng công nghiệp do nạn ô nhiễm nặng, nhất là ô nhiễm bụi, hóa chất làm cho tỷ lệ người mắc bệnh vào viện có lúc tăng cao, quá tải, trong đó tỷ lệ người già, trẻ em chiếm phần đông.
Cách phòng ngừa: Tăng cường công tác vệ sinh giảm thiếu tình trạng ô nhiễm không khí, nên sống ở những nơi có khí hậu trong lành, hạn chế ra ngoài đường khi có nắng gió to, mật độ giao thông đông đúc.
2. Ung thư da
Ung thư da là căn bệnh được xem là thường gặp nhất trong nhóm các loại bệnh ung thư.
Mỗi năm trung bình trên thế giới có trên 1 triệu người mắc bệnh mới. Căn bệnh này nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao.
Nó thường xuất hiện vào mùa hè ở nhóm người làm việc quá lâu dưới ánh nắng chói chang, bị cháy nắng, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư da, nhóm người trên 50 tuổi và những người da trắng.
Cách khắc phục: Hàng tháng nên kiểm tra sức khỏe da, đặc biệt là kiểm tra nguy cơ mắc bệnh ung thư, mang các trang phục phòng hộ chống nắng, tránh xa lúc nắng cao điểm từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều.
Khả năng bảo vệ da phải đảm bảo tiêu chuẩn thấp nhất là 15 SPF, nếu xoa kem bảo vệ da cũng phải đảm bảo mức này, nên xoa kem 30 phút trước khi ra nắng.
3. Bệnh đột quỵ
Đây là căn bệnh nan y thường xuất hiện khi thời tiết nóng nực, nhất là khi nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Một số dấu hiệu đột quỵ dễ thấy như lẫn lộn, khó thở, thở nhanh, ngừng ra mồ hôi, mạch đập nhanh.
Trường hợp gặp những sự cố trên, nhất là nhóm người mắc bệnh tim cần phải tư vấn bác sĩ và đưa ngay vào viện.
Theo số liệu của Cơ quan phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC) thì hàng năm trên thế giới có tới trên 76 triệu người bị nhiễm độc thực phẩm, nhiều ca nặng có thể dẫn đến tử vong.
Mùa hè do thời tiết nóng nực nên thực phẩm dễ bị ôi thiu, nhất là khi không có các thiết bị bảo quản hợp cách.
Để hạn chế, mọi người cần quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, từ khâu chăn nuôi, gieo trồng, chế biến và bảo quản. Nên ăn chín uống sôi, không nên ăn tiết canh, thịt cá sống, đồ nấu chưa chín, năng vệ sinh chân tay sạch sẽ.
Khi bị ngộ độc cần báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý kịp thời và đưa người bệnh đi cấp cứu.
5.Bệnh về mắt
Nguy cơ bệnh về mắt xảy ra trong mùa hè là rất lớn, chủ yếu do tia cực tím UV của ánh nắng mặt trời. Nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời mà không đeo kính dễ làm cho mắt bị tổn thương, gây hư hỏng võng mạc dẫn đến suy giảm thị lực.
Cách phòng ngừa tốt nhất khi ra nắng là đeo kính có khả năng phong bế 100% tia UV tia UVA và UVB.
Ngoài ra đeo kính còn phòng ngừa vật ngoại lai bắn vào mắt, chống chói mắt và dễ nhìn hơn. Nếu bơi ngoài trời nắng to cũng nên đeo kính.
6. Tai nạn giao thông
Do nóng nực, nhiệt độ cao khát nước, mồ hôi ra nhiều dễ dàng làm cho người ta mệt mỏi, buồn ngủ và khi lái xe trong trạng thái này dễ gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Để phòng ngừa, cần chú ý đến một số khuyến cáo sau: Một, không được uống rượu bia trong khi lái xe; hai là nên đi trên tuyến đường an toàn với độ dài phù hợp, nếu cảm thấy mệt mỏi thì nên nghỉ và cuối cùng là không nên lái xe từ sau lúc nửa đêm trở đi.
7. Chết đuối
Tại Mỹ hàng năm có trên 3.000 vụ tai nạn liên quan đến các bể bơi, trên 650 trường hợp chết đuối khi tắm sông, tập trung chủ yếu là nhóm trẻ dưới 14 tuổi.
Để phòng ngừa tai nạn chết đuối, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến con cái khi trẻ tắm sông, hồ nước sâu, nếu cần có thể theo dõi trực tiếp để đề phòng bất trắc.
Khuyến cáo trẻ không nên tắm ở những nơi nguy hiểm, nhất là nhóm trẻ hiếu động, không biết bơi.
Các cơ quan chức năng cũng cần có những quy định cụ thể về phòng hộ ở những nơi có mức độ rủi ro cao, kể cả trong các bể bơi kín.
8. Khát, quá nhiệt
Nắng nóng là nguyên nhân chính làm cho cơ thể khát, thiếu nước. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể được ví như cơ chế làm việc của chiếc máy tính hay động cơ xe cộ, nếu quá nóng quá khát mà không được làm lạnh, giảm nhiệt thì dễ bị stress nhiệt, gây mệt mỏi.
Hiện tượng mệt mỏi vì quá nhiệt có thể nhận biết thông qua các hiện tượng như buồn nôn, đau đầu, tim mạch nhanh. Riêng trẻ nhỏ và người già do hệ miễn dịch yếu nên khát, quá nhiệt có thể để lại nhiều phản ứng tiêu cực.
Cách khắc phục: Nên cấp nước đầy đủ cho cơ thể, nhất là sau các hoạt động nặng nhọc, nên làm việc và sống ở những nơi mát mẻ, không nên làm việc ở những nơi nắng to, nhiệt độ quá cao.
Tăng cường thực phẩm có khả năng giữ nước cho cơ thể, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
9. Côn trùng cắn
Vào mùa hè do thời tiết nóng nực nên các loại côn trùng phát triển mạnh và là thủ phạm gây ra nhiều loại bệnh viêm nhiễm nan y, như bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh sốt West Nila, bệnh Lyme.
Để phòng ngừa nên phun thuốc diệt trừ muỗi, sâu bọ, mặc quần áo dài vào buổi tối, ngủ phải mắc màn và thực hiện tốt công tác vệ sinh tại nơi cư trú.
10. Các loại bệnh lây lan qua con đường tình dục
Hè về là giai đoạn hoạt động tình dục sôi sộng nên cũng là lúc con người dễ mắc phải những bệnh lây lan qua hoạt động này, chuyên môn gọi là bệnh lây lan qua con đường tình dục (STI) như HIV, bệnh ung thư cổ tử cung, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà vv...
Để phòng ngừa bệnh STI nên duy trì cuộc sống tình dục khoa học, lành mạnh, một vợ một chồng, tự bảo vệ mình và cho người thân bằng cách dùng bao cao su trong khi quan hệ và hạn chế thực hành chuyện ấy bằng đường miệng.
Theo Báo Bình Thuận
Trời nóng, teen cũng dễ nổi nóng? Thời tiết nóng nực làm cho teen luôn thấy bức bối, khó chịu. Vì thế, tính khí "nóng nảy" cũng được dịp mà phất lên... Giữa cái nắng chang chang của ánh mặt trời, dòng người và xe đi lại trên phố ở Sài Thành trong những ngày gần đây luôn luôn vội vã. Họ nhanh chân chạy trốn cái nắng, dường như...