Vải lanh “thần thánh” phương pháp giải nhiệt hoàn hảo cho mùa Hè
Xuất hiện trong ngành may mặc từ hàng nghìn năm trước nhưng vải lanh vẫn giữ vị trí quan trọng và không ngừng được cải tiến cả về chất lượng lẫn kiểu dáng.
Theo Margaret Frey, giáo sư về thiết kế khoa học và sợi may mặc tại Đại học Cornell, sau khi tìm hiểu nhiều nền văn minh, vải lanh xuất hiện từ khi con người bắt đầu học cách làm vải. Do đó, đây là loại vải có nguồn gốc lâu đời nhất trên thế giới. Vải lanh được thu hoạch từ cây lanh, phát triển ở vùng khí hậu mát mẻ. Năm 2009, một nhóm các nhà khảo cổ đã phát hiện hạt lanh trên 36.000 năm tuổi được sử dụng để làm lanh trong một hang động ở quốc gia Georgia.
NGUỒN GỐC LÂU ĐỜI VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẢI LANH
Được khoa học chứng minh là mát mẻ hơn cotton và lụa, vải lanh vẫn giữ được sức sống bền vững dù được phát hiện cách đây hàng chục thế kỷ. Trong khi lụa và cotton gây cảm giác bí bách, khó chịu khi diện vào mùa hè thì chất vải này là chất liệu vô cùng thoáng mát vì có độ ẩm cao, độ cứng tương đối, đặc biệt có thể chống lại côn trùng. Jintu Fan, giáo sư khoa học về sợi và thiết kế may mặc tại Đại học Cornell cho biết khi mặc vải lanh, nó sẽ tạo ra khoảng cách giữa cơ thể và quần áo giúp giải nhiệt tốt hơn.
Vải lanh tạo khoảng cách giữa người và trang phục, giúp làm mát tốt hơn. (Ảnh: Getty Images)
Cách dùng vải lanh đa dạng và thay đổi theo thời gian. Ở châu Âu thời Trung cổ, vải lanh được sử dụng để làm quần áo lót, khăn trải bàn và quần áo nghi lễ. Sau đó, nó nhanh chóng trở thành một phần không thể tách rời trong xã hội, được coi là một nguồn tài nguyên chiến lược, quan trọng như thép và dầu trong cuộc sống ngày nay. Người Ai Cập cổ đại ướp xác trong vải lanh, ngay cả người Viking cũng mặc đồ lót bằng chất liệu này. Vải thành phẩm có độ bóng tự nhiên cao, bề mặt mịn màng, không có xơ vải, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
Trong quá trình sử dụng, dù được giặt tay hay giặt máy, quần áo cũng không bị sờn, rách. Khi xử lý đúng cách, vải lanh có khả năng hấp thụ và xả nước nhanh chóng. Đặc điểm này vô cùng phù hợp với thời tiết ẩm ương như hiện nay. Bên cạnh đó, khi thời trang bền vững đang trở thành một hướng đi mang tính toàn cầu, sự trở lại của chất liệu thiên nhiên như vải lanh là xu hướng tất yếu.
Có tính ứng dụng cao, vải lanh được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc từ hàng chục nghìn năm nay.
(Ảnh: rosemaryhallgarten)
Vải lanh khá kén người mặc vì không phải ai cũng có thể chịu được tính “đỏng đảnh” của nó. Có độ đàn hồi kém và khó co giãn, trang phục làm bằng vải lanh dễ có nếp nhăn. Đây cũng là điều gây nhiều phiền toái cho những ai lần đầu tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu thử mặc một lần, bạn chắc chắn sẽ không thể không yêu “cô gái” khó chiều nhưng vô cùng đáng yêu này. Màu sắc của vải khá đơn giản, chúng thay đổi từ màu trắng ngà, nâu vàng hoặc màu xám. Nhưng nét đẹp đến từ chính sự mộc mạc, giản dị đó.
Nếu bạn là cô gái yêu phong cách dịu dàng, nữ tính phảng phất chút màu xưa cũ của thời gian, một chiếc đầm dài may bằng vải lanh sẽ là món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo.
Vải lanh như một cô gái điệu đà, đôi khi đỏng đảnh nhưng lại vô cùng đáng yêu. (Ảnh: All Things Mochi)
Bạn sẽ không còn phải choáng ngợp giữa “mê hồn trận” các loại vải khi đã có từ điển vải vóc này của ELLE.
TRANG PHỤC LÀM BẰNG VẢI LANH, BIỆN PHÁP GIẢI NHIỆT TỐI ƯU
Mùa Hè này, thiết kế áo sơ mi ngắn tay, shorts, chân váy midi hay đầm suông dài hứa hẹn sẽ tiếp tục được các bạn gái ưa chuộng vì tính ứng dụng cao. Không cầu kỳ, phô trương, vải lanh vẫn nghiễm nhiên chiếm được cảm tình của phái đẹp với sự dịu dàng, thuần khiết. Để trang phục bớt đơn điệu, bạn có thể phối cùng các món phụ kiện đậm chất “hoài cổ” như giày glove hoặc giày búp bê, túi cối. Đối với những cô gái thích phong cách tối giản (minimalism), hãy thử kết hợp các màu trung tính với nhau như nâu-trắng, xám-trắng, đen-trắng hoặc những gam màu pastel ngọt ngào để tạo ra hình ảnh hoàn toàn mới.
Short vải lanh là món đồ phải có trong vali du lịch biển mùa Hè này. (Ảnh: Topshop)
Video đang HOT
Gam màu pastel nhẹ nhàng cũng là lựa chọn phù hợp trong thời tiết nóng bức. (Ảnh: J.Crew)
Đầm trễ vai và vải lanh, phương pháp giải nhiệt tuyệt đối.
“Combo” vintage với quần ống suông vải lanh phối cùng áo lệch vai lạ mắt. (Ảnh: Instagram @palomawool)
Màu trắng ngà là lựa chọn phổ biến khi nhắc đến vải lanh. (Ảnh: Eileen Fisher)
Cách kết hợp màu sắc tinh tế sẽ giúp set đồ của bạn không còn đơn điệu, nhàm chán. (Ảnh: Christopher Peteson)
Theo Elle
19 di sản Unesco mới của thế giới
Trong cuộc họp mới đây ở Bahrain, Unesco đã đưa thêm 19 địa danh nữa vào danh sách di sản thế giới về văn hóa, lịch sử và khoa học. Dưới đây là hình ảnh về những danh thắng thế giới này.
1. Công viên quốc gia Chiribiquete, Colombia là nơi tập trung sự đa dạng thực vật lớn của vùng Amazon, nó còn nổi tiếng với các thành tạo đá tuyệt đẹp.
Chiribiquete trở thành công viên quốc gia từ năm 1989. Chỉ mới một phần nhỏ công viên được khảo sát vì địa hình ở đây rất khó truy cập. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, đây là nơi sinh sống của báo đốm và chim ruồi.
Công viên cũng có dấu hiệu sự xuất hiện của con người với hơn 75 nghìn bức tranh, trải suốt chiều dài 20 nghìn năm lịch sử, tại 60 nơi trú ẩn trong hang đá.
2. Núi Fanjingshan, Trung Quốc nổi tiếng với vẻ đẹp và sự đa dạng sinh học của nó. Cao 2.570 mét trên mực nước biển, núi là nhà của một số loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Đây cũng là nơi sinh sống của các loài có nguồn gốc từ 65 triệu năm về trước cũng như rất nhiều thác nước hùng vĩ.
3. Tu viện phật giáo Sansa, Hàn Quốc bao gồm 7 tu viện trên núi đá, được xây dựng từ khoảng thế kỉ thứ 7 đến thứ 9.
Những tu viện thiêng liêng này là nơi người dân Hàn Quốc thực hành tín ngưỡng tôn giáo qua hàng nhiều thế kỉ.
4. Thành phố Caliphate của Medina Azahara, Tây Ban Nha là một kiến trúc có niên đại từ thế kỉ thứ 10, từng là nơi ở của đế chế Caliphate của Cordoba.
Thành phố này bị bỏ lại sau cuộc nội chiến, hiện nó vẫn giữ được hệ thống cầu, đường, hệ thống nước và rất nhiều trang trí cổ xưa.
5. Khu săn bắn Aasivissuit-Nipisat, Greenland chứa 4.200 năm lịch sử phát triển của nhân loại.
Các vùng ở Bắc cực thuộc về người Inuit và có chứa các di tích khảo cổ từ thời kì lịch sử của họ.
6. Nhà thờ Naumburg, Đức là một chứng minh nổi bật cho nghệ thuật và kiến trúc thời trung cổ. Một số phần của nhà thờ được xây dựng từ thế kỉ thứ 13 và tòa nhà là kết hợp của hai thời kì cuối kiến trúc lãng mạn và đầu kiến trúc Gothic.
7. Đảo Kyushu, thuộc tỉnh Nagasaki, Nhật Bản được xây dựng bởi những người định cư Ki-to giáo đầu tiên ở Nhật Bản, giữa thế kỉ 16 và 19.
UNESCO công nhận phần tây bắc của hòn đảo với các nhà thờ và các ngôi làng ở quanh đó.
8. Gbekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kì là kiến trúc cổ xưa được những người thợ săn xây lên vào giữa những nhăm 9.600 và 8.200 trước công nguyên.
9. Thung lũng Tehuacán-Cuicatlán, Mexico có sự đa dạng sinh học phong phú nhất Bắc Mỹ với một số lớn các cây xương rồng đang bị đe dọa tuyệt chủng, và rất nhiều di tích khảo cổ học quan trọng.
10. Chaine des Puys là một dãy 80 núi lửa không hoạt động ở miền trung nước Pháp, trải rộng trên 40 kilomet. Du khách có thể đi tàu lên đỉnh núi cao nhất.
11. Núi Barberton Makhonjwa ở Nam Phi "đại diện cho sự bảo tồn tốt nhất hệ thống núi lửa và đá trầm tích có tuổi đời 3,25 đến 3,6 tỉ năm trước, khi các lục địa đầu tiên bắt đầu hình thành trên trái đất".
12. Địa điểm khảo cổ Hedeby của Đức có phần còn lại của một thị trấn thương mại với các dấu vết của đường, tòa nhà, nghĩa trang và bến cảng. Có tuổi đời từ 2.000 năm trước công nguyên, nơi đây đã trở thành một địa điểm quan trọng của kinh tế, xã hội, lịch sử châu Âu trong thời đại Viking.
13. Rừng Pimachiowin Aki, Trung Quốc có sông, hồ, đầm lầy và rừng. Đây là nhà của người dân bản địa Anishinaabeg. UNESCO nói rằng đó là "ví dụ ngoại lệ" của truyền thống "tôn trọng các dạng của cuộc sống và duy trì mối quan hệ hài hòa với mọi người".
14. Thành phố Ivrea, Ý là một thành phố công nghiệp được thiết kế bởi các nhà hoạch định và kiến trúc sư hàng đầu nước Ý từ những năm 1930 đến 1960. Thành phố này được UNESC nhận xét là "thể hiện tầm nhìn hiện đại về mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và kiến trúc".
15. Một loạt 8 địa điểm khảo cổ ở Iran được UNESCO công nhận do lưu giữ được mối ảnh hưởng của truyền thống Achaemenid, Parthian, và Roman ở thời đại Islamic.
16. Kiến trúc Gothic và nghệ thuật trang trí thời Victoria của Mumbai tại hàng loạt các tòa nhà dọc theo bờ biển Ả rập đã được công nhận di sản thế giới.
17. Địa điểm khảo cổ Thimlich Ohinga của Kenya có thể được xây dựng vào thế kỷ 16, theo UNESCO. Các khu định cư dường như đã đóng vai trò là một pháo đài và khu chăn nuôi. Các di sản là truyền thống được lưu giữ tốt nhất và lớn nhất của đất nước.
18. Trên bờ biển phía đông của Oman, thành phố cổ Qalhat có tường bao quanh là một thành phố cảng lớn vào giữa thế kỷ 11 và 15 sau Công nguyên. "Hôm nay nó là chứng ngôn khảo cổ độc đáo cho sự liên kết thương mại giữa bờ biển phía đông của Arabia, phía đông châu Phi, Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á", UNESCO cho biết.
19. Al-Ahsa của Ả rập Xê út là ốc đảo lớn nhất thế giới. Với những cây cọ có nguồn gốc từ 2,5 triệu năm trước, vùng đất này là nhà của những người từ kỉ nguyên Neolithic đến người hiện đại ngày nay.
Hữu Nguyên
Theo Insider
Mặc kệ người ta đua nhau khoe set đồ hiệu cả trăm triệu, những món đồ cũ gia truyền này mới thực sự là vô giá Chiếc áo len tự đan, đôi dép nhựa rách quai, chiếc chăn khâu bằng vải vụn... có tuổi đời hàng chục năm, gắn liền với ký ức tuổi thơ, tuy đã cũ kỹ, lỗi thời nhưng được dân mạng nâng niu, trân trọng như những gì quý giá nhất! Trong xã hội hiện đại, khi mà mọi thứ liên tục đổi thay, như...