“Vai diễn xuất sắc” của cha vợ Chủ tịch HĐQT Trung tâm Đăng kiểm 50-13D
Ngày 1/8, HĐXX, đại diện VKS, luật sư tiếp tục xét hỏi các bị cáo thuộc Trung tâm Đăng kiểm 50 -19D và các bị cáo thuộc Phòng Tàu sông trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN).
Trước đó, HĐXX cũng đã làm rõ hành vi sai phạm của các bị cáo tại Trung tâm Đăng kiểm 50 -13D. Trung tâm Đăng kiểm 50-13D thuộc Công ty Cổ phần Đăng kiểm Bình Chánh được thành lập đầu tháng 1/2019.
Gần 5 năm hoạt động, trung tâm này qua 4 đời Chủ tịch HĐQT gồm: Phạm Thanh Phong, Văn Công Phong, Nguyễn Hoàng Khánh và Cao Thành Hiệp. Hai đời giám đốc là Nguyễn Hữu Sang, Nguyễn Chí Quyết, 2 Phó giám đốc gồm: Phạm Văn Luân và Nguyễn Hoàng Anh.
Việc nằm trong HĐQT nên Nguyễn Hoàng Khánh đã đưa cha vợ là Lê Văn Nguyên vào “vai” người phụ bán căn tin trong trung tâm nhưng thực chất Khánh chỉ đạo Ban giám đốc trung tâm và các đăng kiểm viên (ĐKV) để Nguyên trực tiếp nhận tiền từ các chủ xe, tài xế, có đăng kiểm để bỏ qua các lỗi không đạt tiêu chuẩn.
Các bị cáo được dẫn giải về trại giam sau phiên xét xử.
Khi phương tiện đến đăng kiểm phát hiện có lỗi không đạt tiêu chuẩn thì các ĐKV hoặc nhân viên thực tập sẽ ghi nhận các lỗi vào giấy nháp rồi báo lại cho trưởng chuyền. Nếu các lỗi có thể bỏ qua được thì trưởng chuyền đưa giấy ghi nhận các lỗi không đạt tiêu chuẩn của phương tiện cho ĐKV hoặc nhân viên thực tập ở cuối chuyền để đưa lại cho Nguyên.
Nguyên trực tiếp thỏa thuận với chủ phương tiện, tài xế, “cò” đăng kiểm yêu cầu chủ xe, tài xế và “cò” đăng kiểm phải đưa tiền hối lộ cho Nguyên với các mức giá: xe ôtô 4-7 chỗ 100 ngàn đồng; xe ôtô trên 7 – 16 chỗ và xe tải dưới 3,5 tấn 200 ngàn đồng; xe ôtô trên 16 chỗ và xe tải trên 3,5 tấn 300 ngàn đồng; xe sơmi rơmoóc 400 đến 600 ngàn đồng nhằm bỏ qua các lỗi và đăng kiểm đạt.
Video đang HOT
Trung bình mỗi ngày, Nguyên nhận hối lộ từ 3-12 triệu đồng. Cuối tháng, Nguyên thống kê số tiền thu được chia cho các ĐKV (trung bình từ 3-8 triệu/ người/ tháng), nhân viên 1-2 triệu/người/ tháng.
Để đăng kiểm 42 phương tiện không đủ tiêu chuẩn đăng kiểm, Lê Thị Mỹ Nga đã đưa hối hộ cho Nguyên 6 triệu đồng, Từ Công Hiếu đưa 5,6 triệu đồng để đăng kiểm 95 phương tiện. Mặc dù nhà xe không khắc phục sửa chữa các lỗi đã ghi nhận tại phiếu đăng kiểm lần 1 không đạt nhưng Nguyên vẫn cho qua.
Đơn cử như Trần Quốc Trưởng đã đưa tiền hối lộ để đăng kiểm cho 962 lượt phương tiện. Khi được lên làm Giám đốc trung tâm Nguyễn Chí Quyết đã cùng Nguyễn Hữu Sang, Phạm Văn Luân, sau này có thêm Nguyễn Hoàng Anh thỏa thuận với nhau khi tiến hành nghiệm thu xe cơ giới cải tạo sẽ nhận hối lộ của các chủ phương tiện, chủ gara cải tạo xe, môi giới hoặc các công ty thi công cải tạo xe chia nhau tiêu xài.
Đến khi bị bắt, bị cáo Nguyễn Chí Quyết đã nhận hối lộ trên 904 triệu đồng, thu lợi bất chính gần 630 triệu đồng. Ngoài số tiền hưởng lợi chung với Quyết, Phạm Văn Luân còn nhận 250 triệu đồng từ Lê Văn Nguyên để bỏ qua lỗi trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Nguyễn Hoàng Anh thu lợi bất chính 40 triệu đồng và nhận hối lộ từ Lê Văn Nguyên 60 triệu đồng để bỏ qua lỗi giống như bị cáo Phạm Văn Luân đã bỏ qua.
Người còn nhận tiền hối lộ từ Lê Văn Nguyên để bỏ qua các lỗi là bị cáo Lê Minh Phát, nhận 78 triệu đồng.
'Cò' hối lộ án ngữ cổng trung tâm đăng kiểm
Tại Trung tâm 50-07V có 2 "cò" môi giới hối lộ, chuyên gạ các chủ phương tiện chung chi tiền để được đăng kiểm viên bỏ qua lỗi.
Trong ngày 30/7, phiên xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục phần xét hỏi đối với các bị cáo.
Bị cáo Ngô Ngọc Sơn (cựu Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 50-07V) thừa nhận hành vi "Nhận hối lộ" như cáo trạng đã truy tố. Tuy nhiên, bị cáo này khai rằng sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc (tháng 10/2017) đã cố gắng chấn chỉnh tình hình tiêu cực, cấm các đăng kiểm viên nhận tiền của chủ phương tiện.
Nhưng sau đó, do áp lực về chỉ tiêu số lượt phương tiện kiểm định, doanh thu và lương thưởng nên đến tháng 8/2018, bị cáo Sơn đã cho phép nhân viên nhận tiền bồi dưỡng từ chủ phương tiện để bỏ qua các lỗi nhỏ.
"Lúc đó, do áp lực nên bị cáo đã cho phép anh em khi kiểm tra có thể "cơi nới" cho người dân những lỗi nhỏ. Nếu chủ phương tiện đưa bồi dưỡng, anh em nhận để tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân viên cũng như có chi phí ngoại giao" - bị cáo Sơn khai.
Giải thích về "chi phí ngoại giao", bị cáo Sơn cho hay đây là tiền đưa hối lộ cho 2 cựu cục trưởng là Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà. Theo bị cáo, việc đưa hối lộ là "văn hoá phong bì" tại nơi làm việc, và cũng để lãnh đạo tạo điều kiện cho các hoạt động của trung tâm.
Theo cáo buộc, từ tháng 8/2018 đến tháng 11/2022, đăng kiểm viên của Trung tâm 50-07V đã nhận hối lộ của các chủ phương tiện hơn 13 tỷ đồng.
Trong đó, từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2021, bị cáo Sơn đã nhận từ 4 dây chuyền kiểm định hơn 1,4 tỷ đồng rồi đưa cho bị cáo Trần Kỳ Hình tổng cộng 680 triệu đồng trong 34 tháng (trung bình mỗi tháng 20 triệu đồng).
Từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022, Sơn tiếp tục nhận từ 4 dây chuyền 360 triệu đồng và mỗi tháng đưa 20 triệu đồng cho bị cáo Đặng Việt Hà. Tổng cộng trong 6 tháng, Sơn đã đưa cho bị cáo Hà 120 triệu đồng.
Từ tháng 4/2022 đến tháng 10/2022, Sơn nhận từ 4 dây chuyền 420 triệu đồng, đưa cho Đặng Việt Hà 237 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền Sơn đưa cho Đặng Việt Hà trong 2 giai đoạn là 357 triệu đồng.
Trừ đi số tiền đã chung chi cho bị cáo Hà và Hình, còn lại hơn 1,2 tỷ đồng, Sơn khai sử dụng hết vào việc tiếp các đoàn thanh, kiểm tra, mua sắm trang thiết bị kĩ thuật, cơ sở vật chất cho trung tâm chứ không hưởng lợi riêng.
Theo cáo trạng, tại Trung tâm Đăng kiểm 50-07V còn xuất hiện 2 đối tượng môi giới hối lộ giữa chủ phương tiện và các đăng kiểm viên.
Kết quả điều tra cho thấy, bị cáo Phạm Anh Tuấn bán bảo hiểm tại cổng Trung tâm Đăng kiểm 50-07V nên có quen biết với các nhân viên tại đây. Vì vậy, mỗi khi có xe tới đăng kiểm, Tuấn sẽ gạ gẫm chủ phương tiện chung chi để các đăng kiểm viên bỏ qua lỗi. Từ đó, Tuấn sẽ được hưởng phí môi giới.
Không chèo kéo khách ở cổng trung tâm như Tuấn, bị cáo Huỳnh Văn Châu nhận tiền của chủ phương tiện từ bên ngoài rồi liên lạc với các đăng kiểm viên nhờ bỏ qua lỗi. Khi được nhận lời, Châu sẽ đưa xe của khách vào dây chuyền kiểm định. Khi đăng kiểm xong, các đăng kiểm viên báo cho Châu tới nhận xe và giao tiền hối lộ.
Bắt thêm một đăng kiểm viên ở Đồng Nai Đặng Trần Huy, đăng kiểm viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai bị bắt vì nhận tiền của các chủ xe để giúp đỡ, bỏ qua các lỗi nhỏ trong quá trình kiểm định phương tiện. Ngày 15/7, thông tin từ Công an tỉnh Đồng Nai, cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can...