Vài bước đơn giản nấu xong món canh “ngon đứt lưỡi” đặc sản đứng đầu trong 18 món tiến vua cho cả nhà ăn
Trong cỗ giỗ lễ tết của người Bát Tràng mâm cỗ luôn có món canh đứng đầu 18 món tiến vua – là đặc sản độc đáo, sự tinh tế trong ẩm thực “ăn một lần nhớ cả đời”. Với công thức sau có thể nấu được món đặc sản này cho cả nhà ăn.
Làng gốm sứ với món canh măng mực “ngon đứt lưỡi”
Người Bát Tràng buôn gánh bán bưng ở khắp nơi, có gì hay, có gì ngon đều học tập. Dần dà, mảnh đất này không chỉ là nơi có những nhà buôn sống động, phong lưu mà còn có những con người rất sành ăn, tinh tế trong ẩm thực. Bát Tràng nổi tiếng về gốm sứ và cả món canh đầu bảng tiến vua với “thương hiệu” ẩm thực: Măng mực Bát Tràng trong mâm cỗ cổ truyền.
Bát măng mực bày sẵn, chỉ chờ đổ nước dùng là thành món canh đặc sản tiến vua xưa. Ảnh minh họa.
Không chỉ lễ tết, mà cả cỗ giỗ tiệc tùng người Bát Tràng thường làm mâm cỗ đặc biệt. Nếu người Bắc bộ ngoài các món quen thuộc 8 bát 8 đĩa, hoặc 4 bát 4 đĩa… với những thịt gà, canh bóng, nem rán, đĩa xào, đĩa nộm… tùy gia cảnh – thì mâm cỗ cổ truyền Bát Tràng có nem chim câu, chả tôm cuốn lá lốt, mực xào su hào (có nhà làm bát chim bồ câu hầm…) lạ, đa dạng, làm rất cầu kỳ, và đặc biệt là không thể thiếu bát canh măng mực tiến vua nổi tiếng.
Theo bà Phạm Thị Hòa – Nghệ nhân ẩm thực ở Bát Tràng – măng mực làm nên niềm tự hào sáng tạo của người Bát Tràng từ xa xưa, món canh vô cùng đặc biệt. Măng phải đặt từ Tuyên Quang đưa về.
Mực phải thửa từ Thanh Hóa, Nghệ An ra. Thứ trên rừng, thứ dưới biển kết hợp lại, tạo nên hương vị rất đặc biệt bởi sự hoà quyện giữa tinh hoa của đất và trời – như tượng trưng cho chuyện tình Lạc Long Quân – Âu Cơ khi trời đất hòa làm một.
Món canh măng mực xưa được dâng lên vua, cả hương vị và ý nghĩa đã khiến nhà vua chọn ngay là món đứng đầu trong các món canh, một trong 18 món ngon tiến vua thời xưa.
Ngày nay món canh măng mực vẫn không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền của người Bát Tràng (cả lễ tết, cưới hỏi).
Để làm món canh măng mực này cũng rất mất thời gian, công sức. Người ta phải phơi khô măng, xé nhỏ. Đặc biệt, khi luộc măng sẽ phải luộc đi luộc lại 4 – 5 nước, thế mới khử hết mùi.
Mực thì phải làm sạch, khử mùi bằng rượu và nước gừng, nướng lên, đập rồi cũng xé sợi, sau đó xào lên. Trong bát canh măng mực còn có tôm nõn phơi khô để tạo độ ngọt. Nước dùng là nước gà luộc, mang lại độ ngọt, thanh vừa đủ.
Mâm cỗ cổ truyền của người Bát Tràng luôn có món canh măng mực. Ảnh minh họa.
Có thể mất công, có thể cầu kỳ và tốn nhiều thời gian, nhưng để có món ăn ngon thì rất đáng giá. Sau đây là công thức nấu canh măng mực nổi tiếng của Bát Tràng.
Nguyên liệu nấu canh măng mực Bát Tràng
500g măng vầu khô ngon
400g mực khô ngon (khoảng 2 con mực khô)
150g thịt lợn thăn
Nước cốt xương lợn, nước cốt tôm, nước cốt gà ta
Hành củ, muối, nước mắm ngon
Video đang HOT
Cách nấu canh măng mực Bát Tràng
Măng vầu khô màu sáng, ngâm hai ngày trong nước lã cho mềm dẻo để tước mỏng.
Nhặt bỏ hết phần măng già, còn lại dùng kim băng, hoặc mũi dao tước nhỏ.
Nếu miếng măng dày thì dùng dao lạng mỏng đi rồi mới tước mới thật tơi nhỏ.
Măng tước nhỏ luộc lại 3 lần, khi nước sôi xâm xấp là chắt đi, thay nước mới. Sau 3 lần luộc thì vớt ra để ráo.
Tiếp đó ướp măng luộc với nước mắm, muối cho ngấm.
Mực khô chọn con thân dày, trong, trắng hồng, râu không bị đen mới ngon.
Chú ý lấy phần thân mực, bóc bỏ yếm và râu để mực không bị xơ, cứng. Ngâm mực vào rượu gừng để tẩy sạch.
Một mâm cỗ có món canh măng mực của người Bát Tràng. Ảnh minh họa.
Mang mực đi nướng sơ rồi dùng rượu gừng tẩy lại mực lần thứ hai. Sau đó, dùng búa đập nhẹ để thân mực hiện rõ từng thớ thịt thì xé sợi nhỏ như măng.
Thịt lợn thăn cắt khúc chừng 6-7cm, hấp với nước cho chín rồi cũng xé ra như sợi măng, sợi mực, ướp với mắm muối.
Xào măng, mực
Phi hành mỡ, cho măng luộc đã ngấm mắm muối vào xào săn và vàng.
Tiếp tục xào mực tước với mỡ, nêm thêm chút đường và muối tinh cho vừa ăn. Mực tước xào có màu cũng vàng như măng.
Sau khi xào mực xong thì phi hành mỡ, xào săn thịt thăn đã tước.
Cả măng, mực, thịt thăn đều phải xào riêng.
Sau đó mới trộn chung lại xào thêm một lần nữa để các món lẫn vào bổ sung cho nhau tạo nên hương vị đặc trưng không thể quên của bát canh măng mực cổ truyền nổi tiếng.
Nước dùng cho món măng mực
Gồm nước cốt tôm, nước gà ta và nước ninh/hầm xương (hoặc có thể sử dụng hạt nêm các loại để pha chế – nhưng sẽ không ngon và chuẩn vị).
Trộn măng xào, mực và thịt thăn xào với nhau rồi đảo chung một lần nữa. Chế nước dùng vào là xong món canh măng mực đặc sản Bát Tràng ngon ngọt, hấp dẫn.
Ngày nay với các bước đơn giản như trên bạn cũng có thể nấu được bát canh măng mực ngọt ngon – đặc sản của vùng Bát Tràng (Hà Nội) cổ truyền.
Bát canh thành phẩm màu vàng óng, nước thanh trong, nổi vị ngọt và thơm của sợi mực lại dai mềm, sợi măng giòn, sợi thịt thơm… rất vừa miệng cả nhà.
Mẹ đảm "chinh phục" người thương bằng món canh dân dã giữa phố thị: Ăn một lần rồi chẳng thể nào quên!
Tình yêu ẩm thực là chưa đủ để chị Song Anh, sống tại vùng đất Hải Phòng thân thương làm nên món canh trứ danh của vùng quê Bắc Bộ.
Món canh quê làm nức lòng bao người giữa phố thị
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng điều làm nên một món ăn tuyệt vời thường đến từ những nguyên liệu đắt đỏ, hiếm có. Ấy vậy mà, chỉ với một loại rau dân dã, mẹ đảm Hải Phòng lại có thể dùng những bí quyết riêng để tạo nên món canh quê ngọt mát, làm sống lại ký ức tuổi thơ của biết bao người.
Canh bồng khoai là một món ăn dân dã mà đậm đà tình quê như vậy. Bồng khoai, nhiều nơi gọi là ngó khoai, dải khoai. Đây là những thân khoai non mọc ra từ gốc mẹ. Bồng khoai mọc ở bờ ao, bờ rộng và sinh tồn cả giữa những bờ đất hoang ẩm nước.
Ở thành phố ít khi gặp được bồng khoai bày bán, nhưng ở chợ quê, loại rau này được nhiều chị em mua về để chế biến món canh giải nhiệt cho mùa hè, làm ấm bụng những ngày đông. Bồng khoai mang nấu canh chọn những dải non, đầu chưa nảy lá, múp míp như búp măng và xanh non mỡ màng.
Từng được mệnh danh là thức ăn cứu đói cho "nhà nghèo", nay lại trở thành món ăn đặc sắc trong mỗi bữa cơm gia đình, hẳn là loại rau này phải ẩn chứa điều gì đặc biệt lắm.
Là món dân dã gợi cả một bầu trời thương nhớ, canh bồng khoai từ lâu vẫn được nhiều chị em nội trợ tìm mua về để chế biến. Cũng với những cảm xúc ấy, mẹ đảm 7x sinh sống tại Hải Phòng - chị Song Anh đã sớm trở thành một đầu bếp tại gia "lão luyện" với món canh này.
Vì bồng khoai hơi ngứa, phải biết cách sơ chế rồi nêm nếm, nấu một cách khéo léo thì bát canh mới tròn vị. Muốn loại bỏ được cảm giác ngứa lại dậy được hương vị thanh mát dân dã, bùi bùi thơm thơm của bồng khoai cần có bí quyết cả. Đâu chỉ vậy, chỉ lỡ một chút, đọt bồng khoai sẽ chuyển sang thâm đen, không giữ được vẻ xanh non mỡ màng nữa, món ăn vì thế mà cũng mất mỹ quan.
Mẹ đảm 7x thành thạo chế biến bồng khoai đã nhiều năm
Thời nay, ẩm thực ngày càng nhiều sơn hào hải vị. Nhưng người ta chẳng bao giờ quên được món canh bồng khoai thơm ngon nức lòng, sưởi ấm lại trong tâm thức mỗi người những kỷ niệm từ thuở xưa, lưu giữ và kết nối những điều đẹp đẽ của quá khứ với hiện tại. Đồng thời, canh bồng khoai cũng là một thức quà giản dị, giữ người ta lại với những gì thanh tao và chân phương nhất.
Để nấu được bát canh bồng khoai có dư vị khó quên nhất, người nấu hẳn phải thấu hiểu và đượm tình quê lắm. Bởi bồng khoai không hợp "sánh duyên" với những nguyên liệu sang trọng, đắt đỏ. Ngoài tình yêu nấu nướng, người ta còn phải đặt cả sự tinh tế và thấu tường cách kết hợp hài hòa các nguyên liệu với nhau.
Chị Song Anh chia sẻ, chị là "kẻ nghiện" món canh bồng khoai suốt bốn mùa trong năm. Từ khi giọt sương xuân đọng trên cành lá đến ngày hè nắng hay đất trời lạnh giá, chị vẫn không nín nổi cơn thèm những đọt bồng khoai mỡ màng trên các sạp rau ngoài chợ.
Là một người mẹ 7x giàu đam mê nấu nướng, đã nhiều năm nay, chị Song Anh hun đúc nên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của mình bằng tài năng ấy. Những món ăn chị làm, những công thức mới chị nấu mỗi ngày, đều đầy ắp tình yêu và sự hạnh phúc. Phải chăng vì thế mà mỗi món ăn của chị nấu cho người mình yêu thương luôn mang lại cảm giác đong đầy ấm áp và trọn vẹn?
Hãy cùng xem chị Song Anh đã biến tấu bồng khoai thành những món canh đặc sắc như thế nào nhé.
Để nấu được bát canh bồng khoai ngon, ngay từ lúc mua nguyên liệu và sơ chế, chị Song Anh đã rất chu đáo. Bồng khoai mua về chỉ cần cạo nhẹ, tước khẽ là lớp thân xanh non sẽ lộ ra. Dùng thêm một vốc muối biển cho vào bóp đến khi nhựa nhớt của bồng khoai được loại bỏ thì dừng. Chị em nên nhớ, lúc này phải rửa bồng khoai thật sạch.
Bồng khoai sau khi làm sạch nhìn tinh tươm, màu xanh sáng, không bị thâm đen. Bí quyết cả chị Song Anh là nấu bồng khoai với bất kể thứ gì đều không thể thiếu lá lốt, tía tô, xương sông, có khi thêm cả rau ngổ. Các loại rau này được thái nhỏ, cho vào khi canh nấu đã tươm.
Kể cả với những người nấu canh bồng khoai nhiều năm chưa chắc đã biết bí quyết để có bát canh đặc sắc, hương vị khó quên.
Đối với chị Song Anh, mùa hè là mùa quả chay, thứ quả dân dã có vị chua đặc biệt không lẫn với nguyên liệu tạo chua khác. Dù nấu bồng khoai với thứ gì, chị đều dùng chay, ớt, tỏi và thêm mắm tôm đặc. Chỉ cần nghe chừng ấy thôi là có thể cảm nhận được mùi thơm của bát canh bồng khoai phảng phất đâu đây rồi.
Bồng khoai nấu ốc hột
Khi nấu bồng khoai với ốc, chị Song Anh có thêm mẻ để vị chua hài hòa hơn.
Bồng khoai nấu tôm
Theo chị Song Anh, tôm để nấu bồng khoai ngon nhất chính là loại tôm biển. Khi nấu với tôm biển, cũng thêm chút mẻ để loại cân bằng hương vị, loại bỏ vị tanh của tôm.
Bồng khoai nấu bống mũn
Bống mũn nhỏ nhưng thơm và bùi, sinh trưởng trong tự nhiên nên nấu canh mang lại vị ngọt khó quên.
Với bồng khoai nấu bống mũn, chị Song Anh sẽ thêm cà chua. Tỏi, ớt băm nhỏ cùng chay thái sợi,... xào cùng mỡ cho dậy mùi rồi thêm bống mũn vào xào cùng. Thêm mắm chắt, mắm tôm và mẻ vào từ lúc này để các nguyên liệu quện vào nhau.
Món canh bồng khoai nấu bống mũn ăn "mát ruột" lắm, ngày hè nóng nực, oi bức này có bát canh này giải nhiệt thì còn gì bằng!
Có lẽ, tình yêu ẩm thực là chưa đủ để chị Song Anh có thể nấu được những bát canh bồng khoai dân dã trở nên tuyệt diệu. Bên cạnh tình yêu ấy còn là bàn tay khéo léo và khả năng nêm nếm tinh tế giúp chị tạo nên món ăn có thể "bỏ bùa" bất cứ ai thưởng thức dù chỉ một lần.
Với những kinh nghiệm nấu canh bồng khoai ngon, nếu có dịp, bạn hãy trổ tài thực hiện món canh bồng khoai cho cả nhà thưởng thức nhé!
GÓC TÁC GIẢ
Chị Song Anh sinh năm 1977 sống tại Hải Phòng, hiện công tác trong ngành xây dựng. Trái với suy nghĩ về công việc làm nghề "khô khan", chị Song Anh lại sở hữu cho mình một trái tim đầy nhiệt huyết và nung nấu bao ý tưởng với đam mê ẩm thực.
Chị là thành viên rất tích cực chia sẻ những món ngon, kinh nghiệm nấu ăn của mình tại các hội nhóm cùng đam mê về ẩm thực. Cảm ơn chị về những chia sẻ quý giá về món canh dân dã đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ.
Ngó sen ai cũng biết, nhưng có một loại ngó khác cực ngon nhiều người không biết, mùa này hãy tìm mua về ăn ngay Tháng Tư về, đi bao nhiêu chợ cũng chẳng thấy mớ ngó khoai nào... Món ngon này vẫn còn nhưng nhiều người quên lãng vì khó mua, khó nấu lại được hương vị Hà Nội xưa. Nhưng đối với người con Hà Nội như tác giả bài viết này thì món ngó khoai luôn còn đó. Mẹ tôi mất thấm thoắt đã hơn...