Văcxin ngừa cúm H7N9 bước đầu thử nghiệm thành công
Trong bối cảnh dịch H7N9 đang diễn biến phức tạp, Trung Quốc đã công bố thành công bước đầu trong việc phát triển loại văcxin ngừa chủng cúm nguy hiểm này.sc
Văcxin được các nhà khoa học Thượng Hải tạo ra theo công nghệ di truyền đã vượt qua cuộc thử nghiệm ban đầu trên chuột. Tất cả 30 con chuột đều sống sót và cho kết quả âm tính với virus H7N9 sau một tháng tiêm văcxin. Các nhà khoa học đang chuẩn bị cho việc thử nghiệm lâm sàng văcxin này và tìm ra một loại kháng thể chống lại virus H7N9 để chữa trị cho những bệnh nhân đã nhiễm bệnh.
Văcxin ngừa cúm H7N9 đã vượt qua cuộc thử nghiệm trên chuột trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Video đang HOT
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh cúm H7N9 đang lây lan nhanh tại Trung Quốc với số ca bệnh tăng lên hàng ngày.
Hôm 9/2, Trung Quốc ghi nhận thêm 8 ca lây nhiễm mới tại các tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tô, Quảng Đông và An Huy cùng một trường hợp tử vong ở Quảng Đông. Các bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi và hầu hết có tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống trước khi xuất hiện triệu chứng cúm.
Như vậy, tính riêng trong năm nay, Trung Quốc đại lục công bố tới hơn 120 ca nhiễm H7N9 với 26 người tử vong. Chiết Giang và Quảng Đông là hai tỉnh có số trường hợp nhiễm bệnh nhiều nhất.
Trước tình hình trên, Ủy ban quốc gia Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc ngày 5/2 tiếp tục trấn an người dân bằng việc tái khẳng định không có bằng chứng cho thấy H7N9 đang lây truyền trực tiếp từ người sang người và hầu hết ca lây nhiễm đều đã được cách ly điều trị.
Theo VNE
H7N9 tiếp tục lan nhanh tại Trung Quốc
Cúm H7N9 đã lan tới Quảng Tây khi tỉnh này báo cáo trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên kể từ năm 2009.
Ngày 2/2, có thêm 4 ca bệnh được các địa phương ở Trung Quốc báo cáo, trong đó có một trường hợp tại Quảng Đông đã tử vong. Ba ca nhiễm khác bao gồm bé gái 8 tuổi tại Hồ Nam, hai trường hợp ở Quảng Đông và Quảng Tây. Đây là lần đầu tiên tỉnh Quảng Tây ghi nhận ca bệnh H7N9 kể từ năm 2009.
Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán liên tiếp ghi nhận thêm các trường hợp nhiễm H7N9 tại nhiều tỉnh trên cả nước. Ảnh minh hoạ: Guardian.
Bệnh nhân là cụ ông 75 tuổi, ngụ tại thành phố Liễu Châu, Quảng Tây và đang nguy kịch. Theo báo cáo, trước khi nhiễm bệnh, ông có tiếp xúc với gia cầm sống. Cơ quan y tế đã khử trùng tại khu vực nhà ở của người này, theo dõi 16 người có tiếp xúc với nạn nhân và điều tra nguồn lây nhiễm.
Trước đó trong ngày 1/2, quốc gia đông dân nhất thế giới cũng báo cáo tới 6 ca nhiễm bệnh cùng một trường hợp tử vong khác, rải rác khắp các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang, Phúc Kiến, Hồ Nam.
Tính từ đầu năm 2014 tới nay, Trung Quốc đã có hơn 100 ca nhiễm H7N9 với 20 bệnh nhân tử vong. Trong đó, các tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất là Chiết Giang và Quảng Đông. H7N9 đang gây ra nhiều lo ngại về khả năng lây từ người sang người khi có báo cáo về 3 bệnh nhân nhiễm cúm trong cùng một gia đình và trường hợp tử vong của một bác sĩ không có tiếp xúc với gia cầm trước khi ngã bệnh. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn khẳng định chưa có bằng chứng về sự lây truyền bền vững từ người sang người của chủng cúm này và khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang.
Chính quyền Trung Quốc đang thắt chặt các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát dịch, bao gồm cả việc đóng cửa chợ gia cầm sống tại những địa phương có nhiều trường hợp nhiễm bệnh.
Theo VNE
Bé bị ngứa sau tiêm ngừa, có phải do văcxin Con tôi hơn một tuổi. Đợt vừa rồi cháu tiêm phòng sởi, về ốm mấy ngày. Tôi chăm sóc, cho con uống thuốc thì cháu thuyên giảm. Nhưng hai ngày sau cháu lại bị ngứa, rất khó chịu, hay quấy khóc. Tôi đã cho con đi khám tại mấy địa điểm ở quê thì được y sĩ trả lời do dị ứng thời...