Vạch trần thủ đoạn tàn độc giết vợ con của gã bác sĩ bất nhân
Các công tố viên cho biết, gã bác sĩ người Malaysia đã đầu độc vợ con đến chết bằng một quả bóng yoga chứa đầy khí gas độc hại.
Có vợ đẹp, con xinh nhưng gã bác sĩ sát nhân Khaw Kim-sun vì ngoại tình nên đã nhẫn tâm giết cả vợ lẫn con. Trong ảnh là con gái của Khaw và hiện trường nơi phát hiện thi thể của vợ con Khaw.
Vụ giết người xảy ra ở Hong Kong. Các công tố viên ngày 22.8 trình bày với Tòa án tối cao Hong Kong rằng, gã bác sĩ Khaw Kim-sun người Malaysia đã để một qả bóng bơm đầy carbon monoxide trong ngăn sau của chiếc xe hơi. Quả bóng có lỗ rò và khí gas thoát ra từ đó đã giết chết vợ và con gái 16 tuổi của Khaw.
Thi thể của vợ và con gái của Khaw được phát hiện chết ngạt trong chiếc xe hơi Mini Cooper màu vàng bị khóa chặt đậu ở ven đường năm 2015.
Cả 2 nạn nhân sau đó đã qua đời tại bệnh viện nơi Khaw làm việc và qua khám nghiệm, nạn nhân được phát hiện chết vì hít phải khí Carbon monoxide.
Cảnh sát đã tìm thấy quả bóng yoga xì hơi ở phía sau xe chiếc xe. Tuy nhiên, Khaw không nhận tội giết người. Các công tố viên hôm 22.8 cáo buộc rằng, Khaw, 53 tuổi đã có quan hệ bất chính với một sinh viên và muốn ly hôn vợ để đến với tình trẻ.
Tuy nhiên, người vợ không đồng ý ly hôn. Theo đó, Khaw được cho là đã lên kế hoạch giết vợ một cách tàn độc. Theo các công tố viên, Khaw có thể không chủ định giết cả con gái mình.
Trong một cuộc thẩm vấn của cảnh sát, Khaw nói ông ta đã yêu cầu con gái mình phải ở nhà và hoàn thành bài tập về nhà vào hôm vụ án mạng thảm khốc xảy ra, theo tờ Apple Daily. Tuy nhiên, cô con gái đã không nghe lời ông ta.
Khaw cũng bị phát hiện tiêm đầy khí carbon monoxide vào 2 quả bóng ngay tại trường đại học, nơi ông ta giảng dạy trong vai trò là một giáo sư.
Video đang HOT
Khaw nói với các đồng nghiệp rằng, ông ta định sử dụng quả bóng gas để săn thỏ nhưng lại nói với cảnh sát rằng, muốn dùng chúng để đuổi chuột trong nhà. Phiên xử vẫn đang tiếp diễn.
Theo Danviet
Bất chấp các scandal lây nhiễm HIV, 10% bác sỹ ở Mỹ vẫn dùng một kim tiêm cho nhiều người bệnh?
Trên thế giới, ngay cả các quốc gia có nền y tế phát triển như Mỹ và Trung Quốc cũng từng khiến dư luận chấn động khi các bệnh viện sử dụng kim tiêm bẩn, gây lây nhiễm HIV.
5 người bị dùng chung kim tiêm tại bệnh viện Y học cổ truyền
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Chiết Giang vướng phải bê bối sau sự cố lây nhiễm HIV
Vụ việc xảy ra tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã gợi nhắc về vụ bê bối những năm 1990 khi hàng ngàn người bị nhiễm HIV sau khi tới hiến máu tại các phòng khám không hợp vệ sinh tại tỉnh Hà Nam.
Thông báo trên trang web của tỉnh Chiết Giang cho hay, sự cố y tế nghiêm trọng đã xảy ra tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, với các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được báo cáo vào ngày 26-1-2017.
Một nhân viên y tế tại bệnh viện này được cho là đã vi phạm quy định khám chữa bệnh khi tái sử dụng kim tiêm đối với nhiều bệnh nhân, khiến ít nhất 5 người bệnh nhiễm HIV.
Sau khi được công bố, thông tin này đã gây chấn động dư luận Trung Quốc.
5 quan chức, bao gồm cả chủ tịch và phó chủ tịch điều hành của bệnh viện, đã bị sa thải sau bê bối này.
Bác sĩ hành nghề không giấy phép, lây nhiễm HIV cho gần 100 người
Ông Yem Chrin ra tòa sau khi khiến gần 100 người nhiễm HIV
Năm 2014, Campuchia chấn động bởi sự việc vị bác sĩ không bằng cấp có tên Yem Chrin dùng kim tiêm chung đối với nhiều bệnh nhân khiến gần 100 người tại tỉnh Battambang lây nhiễm HIV.
Sau khi bị cảnh sát bắt giữ, ông Chrin thừa nhận thỉnh thoảng vẫn sử dụng ống tiêm để vừa lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhân vừa tiêm thuốc cho 2-3 người khác.
Vụ việc này chỉ vỡ lở ra khi một cụ ông 74 tuổi cùng với người cháu và con trai mình đi xét nghiệm nhận kết quả dương tính với HIV tại trạm y tế xã Roka. Cụ ông đã kiện bác sĩ Chrin và đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ sự việc.
Sau khi thông tin trên được lan tuyền, nhiều người trong tỉnh đã ngay lập tức đi xét nghiệm, gần 110 người trong số đó nhận kết quả dương tính với HIV. Có đến 90 người đã đi khám lần 2 tại bệnh viện lớn Pasteur tại Phnom Penh và được khẳng định nhiễm loại virus chết người này.
Đến nay, đã có 30 nạn nhân của ông Yem qua đời do sự tắc trách này của ông.
Yem Chrin đã phải ra tòa và nhận mức án 25 năm tù giam hồi tháng 12-2015 với các tội danh gây lây nhiễm HIV và hành nghề không giấy phép.
8.000 người được khuyên... đi xét nghiệm sau khi điều trị nha khoa ở Mỹ
Bác sĩ phẫu thuật nha khoa Mỹ bị tước giấy phép sau 10 năm liền vi phạm quy định khám chữa bệnh
Vụ việc đã khiến dư luận Mỹ phẫn nộ vào năm 2012, khi 8.000 người nhận khuyến cáo đi xét nghiệm máu do có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan và HIV. 8.000 trường hợp này đều từng là bệnh nhân tại phòng khám của ông Stephen Stein, bác sĩ phẫu thuật nha khoa ở Denver, bang Colorado.
Theo báo cáo của Sở Y tế và Môi trường Colorado, bác sĩ Stephen Stein đã vi phạm quy định khám chữa bệnh trong hơn 10 năm hành nghề ở cả 2 phòng khám riêng của mình, từ tháng 9-1999 đến tháng 6-2011. Tại đây, người ta tìm thấy kim và ống tiêm được tái sử dụng nhiều lần đối với bệnh nhân để tiêm nhiều loại thuốc khác nhau. Qua quá trình điều tra, cảnh sát cho biết những dụng cụ này đã được dùng nhiều lần trong nhiều ngày liên tiếp.
Trong số các bệnh nhân của bác sĩ Stein, có 6 người đã nhận kết quả dương tính với virus viêm gan và HIV. Tuy nhiên, do không có đủ bằng chứng chứng minh những người này nhiễm bệnh từ phòng khám của ông nên vị bác sĩ này đã thoát tội, nhưng Stein cũng đã bị tước giấy phép hành nghề và chứng chỉ phẫu thuật nha khoa sau vụ việc.
Y tá người Mỹ khiến 180 bệnh nhân phải đi xét nghiệm
Tháng 6-2018, một y tá tại bệnh viện Cherokee (Mỹ) đã vi phạm nghiêm trọng quy trình làm việc khi tái sử một ống tiêm nhiều lần khiến 180 bệnh nhân phải đi xét nghiệm HIV và viêm gan B. Trong số người bị ảnh hưởng, 117 trường hợp đã phải đi thử máu và may mắn là không ai bị lây nhiễm virus gây bệnh.
Việc sử dụng một ống tiêm nhiều lần được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan của các căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, MRSA và HIV/AIDS. Tuy vậy, theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, tính đến năm 2017, vẫn còn khoảng 3% y tá và 12% bác sĩ thực hiện điều này.
Theo anninhthudo
Cô gái Indonesia kể lại chuyện khám trinh tiết hai lần khi nhập ngũ Cảnh sát Indonesia đã ngừng việc kiểm tra trinh tiết ứng viên nữ nhưng quân đội vẫn duy trì hình thức này, vốn được coi là thiếu tôn trọng đối với phụ nữ. Quân đội Indonesia cho rằng kiểm tra trinh tiết là điều cần thiết đối với các ứng viên nữ. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Indonesia là...