Vạch trần nhóm bố mẹ chăn dắt chính con đẻ ở Hải Phòng P1
Nhóm trẻ có độ tuổi từ 1 -10, chẳng được ăn no, mặc ấm trong những ngày đông cắt da thịt, chúng phải rong ruổi khắp các con phố nơi đất Cảng để ăn xin.
Vỉa hè ngôi nhà 188 Trần Phú – Ngô Quyền – Hải Phòng thường xuyên có 1 nhóm các đối tượng bất hảo án ngữ
“Đại bản doanh cái bang” giữa phố Cảng
“Hải Phòng giờ trở thành thủ phủ của cái bang trong thiên hạ” là câu nhận xét có phần phiến diện, hóm hỉnh của anh bạn tôi trong một lần ngồi café và bị “đệ tử” nhóm này làm phiền liên tục. Ngẫm ra chẳng sai, phóng viên đã có những ngày dài quan sát, tìm hiểu và ngỡ ra nhiều góc khuất về nhóm bố mẹ chuyên chăn dắt chính con đẻ của họ để hành nghề ăn xin.
Nhóm các “đệ tử cái bang” ở Hải Phòng đủ cả người già, người tàn tật, trẻ em và xuất xứ cũng phức tạp như chính cuộc sống sinh hoạt của họ. Số người ngoại tỉnh đổ về đây hành nghề ăn xin thường thuê trọ chủ yếu ở khu vực ga Hải Phòng. Một số khác là dân bản xứ lại sống thành “xóm ăn mày” ở Bến Bính. Hàng ngày, nhóm “cái bang” hoạt động chủ yếu ở các tuyến đường như Minh Khai, Trần Hưng Đạo… nơi có nhiều quán café vỉa hè. Họ thường xin xỏ, ỉ ôi khách ngồi uống nước tại quán cho đến khi nhận được vài đồng tiền lẻ mới chịu rời đi.
Một cặp đôi lại chọn các chợ sầm uất như chợ Ga, chợ Đổ để hành nghề. Người đàn ông béo tốt nằm dạt xuống đất, lết từng bước bằng đôi tay để kéo phần thân dưới dường như bị liệt, còn người phụ nữ thì cầm nón rách xin tiền. Nghe đâu họ là vợ chồng. Số ăn xin khác lại hoạt động ở cây xăng, ngã tư… nơi có nhiều người dừng đỗ xe. Từ khoảng 4 -5h các buổi chiều, tại ngã tư Cơ Điện (giao giữa đường Nguyễn Văn Linh – Tôn Đức Thắng), xuất hiện các cụ già ăn mặc bẩn thỉu, rách rưới ngồi ngay vệ đường để xin tiền.
Những người lớn, vì một lý do nào đó họ chọn ăn xin làm “nghề” đã đành một lẽ, còn những đứa trẻ đang độ tuổi ăn tuổi chơi, chúng bị chính bố mẹ sinh thành “hô biến” thành những đứa trẻ ăn mày đói khát, rách rưới và bẩn thỉu. Hơn một tháng trời theo chân nhóm “cái bang nhí”, phóng viên đã mắt thấy, tai nghe những điều “động trời” ngay tại “đại bản doanh” lộ thiên giữa phố Cảng.
Quân là một thanh niên cũng hành nghề ăn xin và thường có mặt ở tụ điểm 188 Trần Phú – Ngô Quyền – Hải Phòng.
Video đang HOT
Nơi tụ họp của nhóm trẻ ăn xin là vỉa hè của ngôi nhà số 188 Trần Phú – Ngô Quyền – Hải Phòng. Chủ nhân của ngôi nhà này là ông Nguyễn Đắc Duyên (đã ngoài 80 tuổi). Ông Duyên có đông con cháu nhưng các con đều đã trưởng thành và có cơ ngơi riêng, chỉ mình ông Duyên sống trong ngôi nhà 188. Có một điều lạ là suốt một khoảng thời gian dài, ông Duyên không bao giờ mở cửa chính của ngôi nhà, mọi sinh hoạt, ra vào ngôi nhà ấy đều được đi bằng cửa ngách, thông ra con ngõ nhỏ bên hông trái ngôi nhà. Điều lạ ấy giúp cho những kẻ lang bạt tìm được “bãi đáp”.
Từ nhiều ngày tháng nay, một nhóm đối tượng gồm trai thì nghiện hút, gái thì xì ke, kéo theo cả con trẻ “dạt” về địa chỉ 188 Trần Phú ăn dầm ở dề. Rác thải, vật dụng nhóm này treo, giắt đầy trên khe cửa xếp của ngôi nhà, trên cây cột điện chôn ở đó. Để tránh nơi tụ tập bốc mùi, khi có nhu cầu tiểu tiện, đại tiện, chúng chạy vội sang phía bên kia đường, phóng uế ngay tại dải cây xanh, vườn hoa của Thành phố Cảng. Các đối tượng ăn ngủ tại vỉa hè của ngôi nhà này, ngày cũng như đêm. Nhóm này sinh hoạt vô tư, chẳng ngại ngần những cặp mắt dò xét, tò mò của người đi đường qua đó. Góc thì gã đàn ông bới tóc sâu, tìm chấy cho một mụ đàn bà béo ú, tóc tai rũ rượi, chỗ thì một ả đàn bà khác vuốt ve đứa trẻ nhỏ…
Đồ dùng được giắt trên cột điện và ngủ ngon lành ngay tại vỉa hè, bất kể ngày đêm, đông hè.
Thời gian gần đây, do thời tiết quá khắc nghiệt, ban đêm nhóm này tản đi đâu đó tìm chỗ trú thân, chỉ còn vài ba người lớn và hai đứa trẻ co quắp ngủ lại ở đó. Còn ban ngày, trung bình có khoảng hơn chục đối tượng người lớn tụ tập, số trẻ nhỏ tỏa đi khắp các đường phố ăn xin, thi thoảng lại tạt về nghỉ chân.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chỉ tính riêng ở tụ điểm trước cửa ngôi nhà 188 này, số trẻ bị bắt làm ăn xin đã là 8 bé, độ tuổi từ 1 – 10, gồm các bé tên: Bắc, Hoàng, Hùng, Yến Vi, Giang, Lan Anh, Thanh, Linh. Ngoài ra còn có một bé trai khoảng hơn 1tuổi, luôn được một người phụ nữ trẻ, xưng là mẹ, bế trên tay để hành nghề ăn xin tại cây xăng giữa trung tâm thành phố Cảng. Còn có cả một thanh niên trẻ tên Quân (nhà ở chân cầu Lai Vu – Kim Thành – Hải Dương), khoảng 15 – 17 tuổi, bị què, chống nạng hành nghề ăn xin.
Bố mẹ sống “ký sinh” trên thân con cái
Vào các mốc thời gian, trưa khoảng 11-12h, chiều tối khoảng 18 -19h hàng ngày, các bé phải quay trở lại “đại bản doanh” để nộp tiền. Bé nào nộp đủ mức 100 nghìn/lần (định mức 200 nghìn/ngày, chia 2 lần nộp) sẽ được các bố, các mẹ vứt cho một hộp cơm bụi chỉ toàn cơm với đậu phụ hoặc cái bánh mỳ khô, tô mì tôm “không người lái” để ăn.
Nhiều hôm, không nộp đủ số tiền được yêu cầu, các bé bị đánh đập dã man và bị bỏ đói bữa ấy. Ngay cả khi trẻ xin được số tiền nhiều hơn định mức 200 nghìn, chúng cũng không được giữ đồng nào, những kẻ tự xưng là bố mẹ của chúng sẽ “lột” sạch và cũng chẳng được thêm thắt phần ăn. Sự tàn ác của lũ người lớn đối với trẻ con khiến cho những người dân sống gần ngôi nhà 188 ấy nghi ngờ về mối quan hệ mẹ con giữa chúng.
“Chúng nó xưng hô mẹ con thế nhưng thực chất bên trong có phải là máu mủ ruột già hay không thì có trời mới biết…” - một người dân cho hay. Thế nhưng, theo lời những đứa trẻ thì những gã đàn ông, mụ đàn bà tụ tập trước cửa ngôi nhà 188 ấy đích thị là người sinh ra chúng.
Bé trai khoảng vài tháng tuổi cũng bị mẹ đẻ lấy làm “cần câu cơm”.
Trái với hình ảnh rách rưới, rét mướt, đói khát của những đứa trẻ, nhóm người lớn cả khi ăn lẫn khi mặc đều có phần tươm tất, ấm áp, no đủ hơn. Một vài lần sau khi “lột” được tiền xin được của lũ trẻ, mấy gã đàn ông rủ nhau ra quán bia nốc ừng ực. Có gã lại ra quán gà tần, một mình xơi tái cả bát gà thơm phức, béo ngậy, chẳng màng đến sự thèm thuồng, đói khát của những đứa trẻ ăn mày.
Theo quan sát của phóng viên, tiền vào tay bố mẹ của những đứa trẻ này nhưng cũng chẳng “ấm tay mấy chốc”. Chiều tối, đến giờ “thu tô”, thường xuất hiện ở “đại bản doanh cái bang” vài gã đàn ông ăn mặc có phần tươm tất, sành điệu hơn và gương mặt bặm trợn, dữ dằn. Những gã này là bảo kê cho những kẻ yếu thế hơn ở đó. Mỗi lần xuất hiện, mấy gã bảo kê khá thận trọng, mắt đảo như rang lạc để quan sát động tĩnh. Tiếp đó, một ả phụ nữ đi xe ga tới tụ điểm ở số 188 Trần Phú. Một vài đối tượng là bố mẹ những “cái bang nhí” nhanh tay đưa tiền cho ả phụ nữ đến cùng vài gã bảo kê. Nhiều nguồn tin cho biết, đó là tiền lãi của những khoản vay nợ hoặc tiền chúng đóng “họ”. Vài anh đánh giày quanh khu vực này thì khẳng định, họ phải đóng “thuế tháng” cho bảo kê, số tiền 1triệu đồng/tháng/người.
Kỳ 2: Thâm nhập nhóm “cái bang nhí” nơi đất Cảng
Theo xahoi
Lộ diện đường dây "cái bang" tại Hà Nội
Rất nhiều người già và trẻ em thường lang thang ở khắp quán xá, lề đường ở Hà Nội bán tăm và kẹo cao su, hoặc ăn xin, bị những kẻ dã tâm ký sinh. Những kẻ chăn dắt đám trẻ và người già lang thang đều là thanh niên trai tráng, suốt ngày cưỡi xe dạo phố.
Bóc lột người già và trẻ em
Sau gần một tuần đeo bám, chúng tôi nắm được quy luật hoạt động của nhóm cái bang khoảng 20 người, thường bám trụ trên địa bàn 4 quận là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Hằng ngày, khoảng 10 giờ sáng, "chân rết" được một đội quân đi xe máy chở tới các quán bia, quán nhậu quanh khu vực Xã Đàn, Tăng Bạt Hổ, chợ Đồng Xuân hoặc bờ hồ Hoàn Kiếm để "hành nghề".
Tùy thuộc vào lượng khách của các nhà hàng mà "chân rết" sẽ hoạt động lâu hay chóng. Giữa buổi chiều, thường là 14 giờ 30, trẻ em và người già sẽ được chở về vị trí tập kết để tính toán lượng tiền thu được, sau đó nộp cho ông chủ.
Ăn uống, nghỉ ngơi xong, đến 19 giờ, họ lại được đưa đến những quán ăn, nhà hàng ban sáng và hoạt động tại đó cho đến khi nhà hàng đóng cửa.
Nam thanh niên áo trắng thuộc đường dây cái bang
Tại quán bia Lan Chín trên đường Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng) tôi gặp N.T.L (10 tuổi). L kể với chúng tôi, những hộp kẹo cao su sẽ được các ông chủ phân phát theo từng buổi (sáng, chiều, tối) hôm nào bán hết hàng sớm thì gọi điện, sẽ có người mang tới.
Mỗi hộp kẹo cao su thường có giá từ 25.000 - 30.000 đồng, nhưng mức giá cũng tùy thuộc thái độ của từng vị khách.
Người già và trẻ em phải lao động cật lực để nộp "tô" cho các đối tượng chăn dắt
Lao động cật lực, trừ tiền ăn uống, chỗ ở, các em nhỏ như L sẽ được ông chủ trả 30.000 đồng/ngày, hoặc sẽ được chiết khấu 10% số tiền bán hàng. Bình quân, mỗi ngày L bán được 20 - 30 hộp kẹo.
Tại khu vực tập trung đông đảo đội quân cái bang ở đường Xã Đàn (Đống Đa), đối diện quán bia hơi Hiếu Béo, có một cụ bà chừng 80 tuổi bị mấy tên chăn dắt quát nạt, chửi mắng xối xả vì cả ngày, cụ chỉ bán được vài hộp kẹo cao su, lúc nộp tiền lại lề mề chậm chạp.
Ngoài bán hàng, những người già và trẻ em trong đường dây không được làm bất kỳ điều gì khác, muốn uống 1 ly trà đá cũng phải xin phép.
Cùng đội ngũ chuyên chở, đường dây cái bang này còn có một tổ giám sát chuyên nghiệp, thường xuyên cưỡi xe máy để quan sát "nhân viên" của mình làm việc có chăm chỉ hay không.
"Nhân viên" nào vi phạm quy định sẽ bị ông chủ xử phạt. Em T.M.T, một "chân rết" hoạt động tại quán bia X. trên đường Nguyễn Đình Chiểu nói, nếu đi bán hàng mà hay ngồi vạ vật, không chịu đeo bám khách thì sẽ bị ông chủ xử lý bằng cách cắt tiền công, bị chửi mắng, đánh đập...
Tinh quái cắt đuôi
Sau khi đã quan sát và nắm rõ quy luật hoạt động của đường dây cái bang, đêm thứ hai, chúng tôi quyết định đem theo máy móc để ghi lại cảnh cái bang hoạt động tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm).
Gần 23 giờ, khi một số "chân rết" đã vào điểm tập kết là một quán trà đá gần chợ.
Đối tượng chăn dắt chở đứa trẻ bằng xe Dream
Uống xong hớp nước, tôi lôi máy ảnh ra vờ kêu bị hỏng, rồi chụp thử vài kiểu. Vừa lúc này, các đối tượng ầm ầm phi xe tới, song rất may chúng chỉ là lực lượng chuyên đón đưa "chân rết".
Rình mãi, cuối cùng chúng tôi cũng ghi lại được vài tấm ảnh chụp một thanh niên trẻ khỏe hết ngồi trên xe, ngồi quán nước hút thuốc vặt, chờ đến 23 giờ để đưa "chân rết" về "hang ổ".
Tại khu vực tập trung đông đảo đội quân cái bang ở đường Xã Đàn (Đống Đa), đối diện quán bia hơi Hiếu Béo, có một cụ bà chừng 80 tuổi bị mấy tên chăn dắt quát nạt, chửi mắng xối xả vì cả ngày, cụ chỉ bán được vài hộp kẹo cao su, lúc nộp tiền lại lề mề chậm chạp. Ngoài bán hàng, những người già và trẻ em trong đường dây không được làm bất kỳ điều gì khác, muốn uống 1 ly trà đá cũng phải xin phép.
Khoảng 2h sáng 10/10, chúng tôi đeo bám về tới ngõ 310 Nghi Tàm (phường Tứ Liên, Tây Hồ). Con ngõ 310 dài chừng 1,5km, thì có tới 0,5km là đường đất đá lởm chởm, hai bên cây ngô mọc um tùm, cũng là khu vực sát mép nước sông Hồng.
Chiều 11/10, chúng tôi ngồi tại một quán trà đá trên đường Tăng Bạt Hổ để đặt máy ghi hình. Sau khi chụp được cảnh một thanh niên điều khiển xe máy Dream đón một em gái chừng 12 tuổi thì bọn chúng phát hiện, lập tức chúng gọi điện cho các em nhỏ đi bộ ra các ngả đường.
Chúng tôi bám theo đến đường Hàng Bài (Hoàn Kiếm) thì thấy 2 em trong nhóm nấp vào con ngách nhỏ. Chúng tôi đi hết đường Hàng Bài, hai em này đi ngược trở lại rồi nhanh chóng nhảy lên xe buýt chạy theo hướng Nhà hát Lớn nhằm cắt đuôi.
Khi bám theo 2 em đến bến đỗ xe buýt Long Biên (hướng Yên Phụ - Nghi Tàm), 2 em xuống xe và chạy sang phía đường ngược chiều (hướng Nghi Tàm - Yên Phụ) để bắt chiếc xe buýt khác.
Trong khi cắt đuôi chúng tôi, tay các em luôn cầm điện thoại để liên lạc với ông chủ đường dây.
Ngày 12 và 13/10, chúng tôi quay lại các địa điểm trên, nhưng không thấy sự xuất hiện của các cụ già và các em bán hàng nữa.
Chiều 14/10 chúng tôi đến trụ sở Công an phường Tứ Liên (Tây Hồ). Trung úy Phạm Ngọc Hà nói: "Các anh có một hai người vào khu vực đó lúc 2h sáng là quá nguy hiểm. Chúng tôi vào đó cũng phải đi cả nhóm 6 - 7 người".
Theo 24h
Xin ăn nguy hiểm giữa làn xe đông đúc Sáng 29.1, một cụ bà (khoảng 70 tuổi) lê lết ăn xin giữa làn xe cộ đang lưu thông trên đường Phú Riềng Đỏ, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, rất nguy hiểm. Cụ bà lê lết xin ăn dọc trục đường Phú Riềng Đỏ trong khi xe cộ chạy vùn vụt trên đường. Nhiều lúc bà cụ ngồi lọt thỏm giữa...