Vạch trần mưu đồ của Trung Quốc trong hợp tác KTQS với Nga
Có được cái “gật đầu” tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga, Trung Quốc có cơ hội lớn sở hữu một loạt công nghệ quốc phòng mới nhất.
Theo truyền thông Nga, chính phủ nước này đã đồng ý với Trung Quốc cùng mở rộng hợp tác an ninh và lĩnh vực công nghệ quốc phòng. Bắc Kinh mong muốn có được công nghệ cao của ngành công nghiệp chế tạo máy bay từ Moscow, bao gồm đông cơ hàng không, thiết bị điện tử, vũ khí tên lửa trên máy bay.
Chuyên gia phân tích cho rằng, hợp tác với Trung Quốc có thể khiến Nga không thể có được cơ hội hợp tác hữu nghị với phương Tây, ngược lại Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội hợp tác này để sở hữu những công nghệ quốc phòng từ Nga.
Tổng biên tập một tạp chí vũ khí của Nga cho rằng, một loạt các cuộc tiếp xúc của nguyên thủ Trung – Nga là để củng cố hợp tác công nghiệp quốc phòng hai nước, để đạt đến một mức độ chưa từng có.
Trung Quốc có lẽ cần những công nghệ (radar, động cơ, vũ khí) trang bị bên trong Su-35 nhiều hơn là một chiếc tiêm kích Su-35.
Hiện nay, trong bối cảnh phương Tây trừng phạt quyết liệt, Nga có thể cùng Trung Quốc phát triển dự án công nghệ quốc phòng quy mô lớn. Ngoài chế tạo máy bay vận tải quân sự hạng nặng, Nga có thể đồng ý cung cấp máy bay tiêm kích Su-35S cho Trung Quốc.
Video đang HOT
Mặt khác do lợi ích địa chính trị và kinh tế của Trung Quốc và Nga là không đan xen nhau, mà là bổ sung cho nhau. Trong khi xu hướng chính trị và quân sự chủ yếu của Trung Quốc không nhằm vào Nga, mà chủ yếu tập trung và các nước láng giếng phía Nam và phía Tây, bao gồm Nhật Bản và Hàn Quốc, cho nên sự hợp tác này đều mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Một trong những điều gây thu hút sự quan tâm nhất của dư luận trong hợp tác quân sự Trung – Nga lần này là thương vụ mua máy bay tiêm kích Su-35 của Nga. Nhưng báo chí Nga cho biết, do nhà thiết kế Sukhoi từ chối sửa đổi ngoại hình Su-35, vì vậy thương vụ này có thể sẽ rơi vào bế tắc.
Theo chuyên gia quân sự phương Tây, việc Trung Quốc muốn mua máy bay Su-35 có thể là do việc nghiên cứu phát triển tiêm kích tàng hình J-20 gặp khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất đó có thể là vấn đề động cơ – “điểm yếu cố hữu” của Trung Quốc.
Với việc mua Su-35, Trung Quốc có cơ hội lớn “trên tay” động cơ phản lực thế hệ mới nhất 117S (hay còn gọi là AL-41F) vốn mới chỉ được trang bị trên tiêm kích thế hệ 5 Sukhoi T-50.
Phó Viện trưởng thứ nhất Học viện Địa Chính trị Nga cho rằng, nhìn từ góc độ quân sự cho thấy, Trung Quốc muốn có được những công nghệ mà nước này còn thiếu hoặc chưa hiện đại để lấp đầy khoảng trống, đặc biệt là động cơ máy bay, thiết bị điện tử hàng không và hệ thống vũ khí tên lửa hàng không như tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất. Trung Quốc tạm thời rất yếu về công nghệ trong những lĩnh vực này.
Tuy đã chế tạo được tên lửa hành trình, tên lửa phòng không nhưng Trung Quốc vẫn cần thêm công nghệ cấp độ mới hơn từ Nga.
Trung Quốc còn hy vọng có được các hệ thống phòng không đặc biệt tối tân của Nga mà điển hình là hệ thống S-400. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn có được công nghệ sản xuất tên lửa hành trình tầm xa như Klub, Kh-101…Trung Quốc cũng rất hứng thú đối với công nghệ sản xuất tàu ngầm, đầu tiên là công nghệ làm giảm độ ồn.
Trong 20 năm qua, Nga đã cung cấp nhiều vũ khí trang bị cho Trung Quốc, bao gồm máy bay tiêm kích Su-27/30, hệ thống phòng không hiện đại (như Tor-M1, S-300), tàu chiến cỡ lớn, tàu ngầm Kilo.
Bước vào thế kỷ 21, Trung Quốc đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ và cho rằng có thể tự chủ việc bảo đảm nhu cầu trang bị cho quân đội, nhưng vẫn không hoàn toàn từ bỏ việc nhập khẩu vũ khí. Năm 2009, Trung Quốc chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu trang bị quân sự và vũ khí Nga, năm 2012 con số này là 12%.
Theo Kiến Thức
Su-35 không thể giúp Trung Quốc chiếm ưu thế trên không
Phần lớn các ý kiến của Không quân Trung Quốc đều cho rằng, thực tế, việc nước này đặt mua các máy bay chiến đấu Su-35 từ Nga chỉ nhằm "ăn cắp" công nghệ để phục vụ cho sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không nội địa.
Trong một bài phỏng vấn trước báo giới tại triển lãm hàng không Singapore Airshow 2014, Tổng Giám đốc Hiệp hội hàng không quốc gia Nga (UAC), ông Mikhail Pogosyan nói rằng, Nga không hỗ trợ Trung Quốc trong việc sao chép các chiến đấu cơ tiên tiến mà đã được Moscow thiết kế từ những năm 1990. Việc sao chép máy bay chiến đấu của nước khác sẽ không mang lại nhiều cải thiện cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, đặc biệt là từ một máy bay không phải là mới như Su-35.
"Trung Quốc nên tự thiết kế cho mình những chiến đấu cơ tiên tiến", ông Pogosyan nói.
Trung Quốc muốn mua Su-35 chỉ để dùng "mổ xẻ" và sao chép công nghệ?
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự Trung Quốc thì vẫn giữ quan điểm riêng của mình, họ cho rằng, Su-35 sẽ không tạo ra khả năng chiếm ưu thế cho Không quân Trung Quốc trong 10 năm tới. Ý nói Trung Quốc mua Su-35 không nhằm mục đích chiếm ưu thế không quân trước các nước láng giềng, mà chủ yếu để ăn cắp công nghệ phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không của họ. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt chú ý đến hệ thống động cơ Saturn AL-41F, hay còn gọi là 117S trang bị trên máy bay Su-35, bởi việc phát triển động cơ hàng không vẫn đang là một điểm yếu "chí tử" với ngành công nghiệp chế tạo máy bay nước này.
Tuy nhiên, hiện nay thương vụ mua bán Su-35 giữa Nga và Trung Quốc vẫn chưa đạt được sự đồng thuận nào cả từ hai phía. Trung Quốc yêu cầu Nga phải thay đổi tham số kỹ thuật Su-35 trước khi chuyển giao. Trong khi Nga không có ý định thực hiện bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ hình dáng tới kỹ thuật của phiên bản Su-35 xuất khẩu.
Trước đó, tại Triển lãm hàng không Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất hồi tháng 11/2013, ông Sergei Chemezov, Giám đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Rostech-Nga, cho biết: việc đàm phán hợp đồng mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 giữa Nga và Trung Quốc bế tắc do liên quan tới giá và thay đổi tham số kỹ thuật.
Thông tin Trung Quốc muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga xuất hiện lần đầu vào năm 2012. Từ đó đến nay liên tục có những thông tin bên lề về thương vụ đình đám này. Một số nguồn thông tin cho biết, hợp đồng mua bán 24 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 4 Su-35 được ký kết sớm nhất vào năm 2014, thời gian bắt đầu thực hiện hợp đồng có thể vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.
Theo Báo Đất Việt
Sukhoi muốn bán Su-35, Su T-50 cho Việt Nam? Công ty Sukhoi đánh giá Việt Nam, Indonesia, Malaysia là những khách hàng tiềm năng mua tiêm kích Su-35 và Su T-50. Trả lời phỏng vấn phóng viên tạp chí Jane's Defence Weekly, Giám đốc tiếp thị công ty sản xuất máy bay chiến đấu Sukhoi (Nga) Mikhail Tyukhanov tuyên bố, Sukhoi đang nhắm tới mục tiêu tiếp thị máy bay chiến đấu...