Vạch trần kịch bản bán vật gia bả ‘ohồ lô bát tiên’… lừa bạc tỉ
Tại TP.HCM, kẻ môi giới đang tung tin, hồ lô bát tiên là cổ vật gia truyền có từ thời Minh, Thanh giúp hóa hung thành cát, tiêu trừ bệnh tật, bảo trợ sức khỏe.
Chúng dựng lên đủ chuyện và “hô biến” với mức giá trên trời khiến không ít người sập bẫy.
Hoá hung thành cát?
Sáng 9/5, ông N.M.T. (49 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) quyết định gặp PV để chia sẻ việc ông vừa “trúng quả lừa” từ đường dây chuyên bán hồ lô bát tiên giả.
Theo lời ông T., sau hơn một tháng mua chiếc hồ lô bát tiên được cho là cổ vật 500 năm tuổi với giá 1,2 tỉ đồng từ một người chuyên môi giới cổ vật tại quận Gò Vấp (TP.HCM), ông mới phát hiện đây là đồ giả cổ.
Ông chua chát kể: “Mới tuần trước, tôi đem chiếc hồ lô này đến giao lưu với mấy ông bạn trong nhóm chơi đồ cổ mới biết đây là đồ giả cổ. Ngoài việc nó được đúc bằng đồng pha thiếc, vật này chỉ là đồ vứt đi. Giờ có đem cho cũng không ai lấy”.
Theo ông T., thời gian gần đây, các loại hồ lô bát tiên cổ được giới chơi đồ cổ nhắc đến khá nhiều. Cũng chính vì thế, không ít người đã sập bẫy khi dính vào những giao dịch hàng tỉ này.
Thông qua sự giới thiệu của ông T., PV có được số điện thoại liên lạc của những người chuyên môi giới, đăng bán loại vật phẩm phong thủy quý hiếm này.
Liên hệ với người tên L., PV được dẫn dụ: “Cái này hiếm lắm anh ơi. Hiện giờ bên em hết hàng rồi. Hàng này vừa là vật phong thủy, mang lại may mắn, hóa hung thành cát vừa là cổ vật tuổi đời mấy trăm năm nên hiếm lắm. Phần lớn là vật gia bảo, không gặp chuyện vạn bất đắc dĩ, tiền tấn họ cũng không bán. Thấy anh thích quá, em giới thiệu cho một người, anh liên hệ xem”.
Nói xong, L. gửi lại cho PV số điện thoại 01279… và giới thiệu người này tên là Hải Đăng ở TP.Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Liên lạc qua số điện thoại trên, sau khi biết PV muốn tìm mua hồ lô bát tiên, Đăng mập mờ: “Hàng này hiếm, không phải ai tôi cũng bán. Mà bên tôi cũng không còn. Tuy nhiên, hôm trước thằng em vợ về quê mới rinh vào một cái từ thời nhà Minh.
Tôi hỏi mãi mà nó chưa chịu nhượng lại. Nghe đâu là vật gia bảo. Nếu anh thật sự muốn mua thì sắp xếp thời gian cùng tôi qua thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương) gặp nó. Biết đâu được giá nó nhượng lại cũng nên”.
Video đang HOT
4 ký tự bằng chữ Hán ghi trên chiếc hồ lô
Phần thân trên, hồ lô được chạm nổi nhiều họa tiết rất tinh xảo. Phần nắp cũng được nghệ nhân cách điệu thành hình chiếc lá bầu. Thân dưới hồ lô có đường kính khoảng 10cm có hình 8 vị tiên bao quanh. Dưới đáy, chiếc hồ lô có khắc 4 ký tự bằng chữ Hán.
Cả Đăng và D. đều khẳng định, 4 ký tự chữ Hán này chính là thông tin về xuất xứ, nguồn gốc của chiếc hồ lô. D. quả quyết: “Em không biết chữ Hán nhưng nghe ông nội nói 4 chữ này là Đại Minh Tuyên Đức”. Khẳng định “vật gia bảo”, D. giới thiệu, tuổi đời chiếc hồ lô đã hơn 500 năm. Do đó, D. “hét” phải trên 1 tỉ đồng mới bán.
Rời nhà D., PV tiếp tục liên hệ với những số điện thoại do ông T. cung cấp. Những người này sau ít phút dò hỏi, xác minh “độ thật” của khách hàng đều cho biết, “hiện đang có mối bán hồ lô bát tiên phong thủy cổ tuổi đời 400-500 năm tuổi”.
Tuy nhiên, theo ông T., đa số các loại cổ vật trên đều là đồ giả. “Đến khi chính mình cũng bị ăn quả lừa, giờ này, tôi có thể khẳng định mấy thứ họ rao bán, hoặc bằng cách này, cách kia giới thiệu để mình mua đều là hàng rởm. Đó là cả một đường dây. Họ đóng kịch rất khéo, tỏ ra như vừa phát hiện được có người sở hữu, vì khó khăn nên bán đi hồ lô quý…
Tuy nhiên, hàng này chỉ là hàng giả cổ, có khi là hàng mới đúc theo khuôn, mẫu rồi cố tình làm cho nó giống đồ cổ bằng cách này hay cách khác. Nói chung, đây chỉ là trò ảo thuật rẻ tiền để qua mắt người ham sưu tầm cổ vật quý nhưng kém hiểu biết”, ông T. bức xúc nói.
Anh Hoàng Văn Cường (ngụ quận 1, TP.HCM), người được mệnh danh là “Vua đồ cổ” thừa nhận: “Hiện nay, việc làm giả đồ cổ rất tinh vi. Nếu không phải là người trong nghề, có kinh nghiệm thì dễ mua nhầm đồ giả. Các đối tượng làm giả cổ vật có thể làm giả tất cả các chất liệu từ giấy cổ, đồ gốm cổ, đồ kim khí cổ…
Do đó, việc TP.HCM xuất hiện nhiều thông tin rao bán loại hồ lô bát tiên cổ vài trăm năm là điều đáng nghi ngờ. Rất có thể đây là những loại sản phẩm giả cổ, thậm chí là đồ phỏng cổ (đồ sao chép nhưng không chính xác từ nguyên vật liệu cho đến hình dáng đồ cổ thật-PV) được người bán làm giả bằng những phương pháp nào đó rồi rao bán kiếm lời”.
“Hô biến” bằng hợp chất mua từ Trung Quốc Trao đổi với PV, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn phân tích: “Hiện nay, bất cứ đồ cổ nào, dù được tạo tác bằng chất liệu, nguyên liệu gì, người ta vẫn làm giả được. Ví dụ, đồ cổ kim khí, khi làm giả, biến mới thành cũ, người ta thường phết lên một hợp chất mua từ Trung Quốc rồi đem đi chôn lâu ngày trong đất, sau đó tưới nước tiểu, giấm, a-xít trong một thời gian nhất định. Sau đó, không cần cọ rửa kỹ, để chừng vài giờ, vật kim khí trên sẽ bị ăn mòn, màu xỉn và trở nên u ám như đã bị chôn vùi hàng thế kỷ”.
HÀ NGUYỄN
Theo_Người Đưa Tin
Những vật dụng 'huyền thoại' về một thời vang bóng
Những đồ dùng gia đình có tuổi thọ vài chục năm đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm để chuẩn bị cho cuộc trưng bày chuyên đề 30 năm đổi mới vào tháng 8.
30 năm trước, điện còn khan hiếm, vì thế chỉ những gia đình ở thành phố mới có thể sử dụng bếp điện.
Quạt con cóc, sản phẩm đình đám do Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất sản xuất, có giá 35 đồng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ quạt làm kỷ niệm.
"Xịn" hơn quạt con cóc là quạt tai voi do Liên Xô sản xuất. Chiếc quạt có giá trị lớn nên được chủ nhân nâng niu, 30 năm rồi vẫn dùng tốt.
Phích đá của gia đình bà Trần Hải Nhị, cán bộ hưu trí. Những năm 1980 rất ít gia đình có tủ lạnh, vì thế chiếc phích do chồng gửi về từ Liên Xô được mấy mẹ con bà Nhị rất nâng niu.
Chậu và nồi áp suất Liên Xô của gia đình ông Đặng Văn Chu, cán bộ hưu trí Tổng công ty lương thực miền Bắc mua năm 1987. "Tôi mua chậu với giá 110 đồng còn nồi mua 46 đồng khi lương tháng vỏn vẹn 60 đồng. Những thứ này hồi đó là cả gia tài", ông Chu hồi tưởng.
Đài cassette Sony - "hàng hiệu" chỉ có nhà giàu hoặc cán bộ nhà nước mới đủ tiền mua sắm.
Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp của ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử Đảng. Những chiếc xe đạp như Peugeot, Aviac hay Mercie... có giá trị bằng cả cây vàng nên có giấy chứng nhận chẳng khác gì ôtô, xe máy hiện nay.
Vé xe buýt 200 đồng mỗi tháng của ông Nguyễn Trọng Phúc - khi đó còn là cán bộ trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tivi Sony 14 inch của gia đình bà Nguyễn Thị Dung (Đống Đa, Hà Nội).
Đồng hồ Seiko - "vũ khí tán gái" số 1 của thanh niên thành thị một thời. Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng đi vào trong câu ca Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu anh có téc gang/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô.
Sống mà nhớ lấy - cuốn tiểu thuyết có đề tài chiến tranh của Raxpuchin, in năm 1977, nhận giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thanh niên thế hệ 6x, 7x.
Bộ cốc thủy tinh nhiều góc cạnh của Liên Xô mà nhiều người vẫn quen gọi là cốc 7 kopeek cùng đèn dầu chuyên dụng khi điện còn khan hiếm.
Hoàng Phương - Nhật Quang
Theo VNE
Công an khẳng định không có chuyện "cha dượng bạo hành con" Ngày 4/4, lãnh đạo Công an phường 1, TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) khẳng định, vụ "cha dượng đánh con dã man" đăng trên mạng là không đúng sự thật. Trao đổi với PV, Trung tá Tô Thanh Xuân - Trưởng Công an phường 1, TP.Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) cho biết: "Sau khi nghe thông tin từ các trang báo mạng về...