Vạch trần chiêu trò biến hàng hiệu thành hàng Trung Quốc
Những mặt hàng hiệu chính hãng có nguồn gốc từ châu Âu được một nhóm người vận chuyển quá cảnh tại Hồng Kông, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Với chiêu thức như vậy, đường dây này đã trốn thuế hàng tỷ đồng.
“Hô biến” hàng hiệu thành hàng chợ
Những mặt hàng cao cấp xuất xứ từ châu Âu bị “hô biến” thành hàng Trung Quốc để trốn thuế
Đường dây “hô biến” hàng hiệu thành hàng chợ để nhập lậu chỉ được vạch trần khi Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) công an TP.HCM bắt quả tang bốn xe tải chở hàng chục thùng áo quần, túi xách, giày dép… mang các nhãn hiệu Gucci, Dolce & Gabbana trị giá hàng chục tỷ đồng đang vận chuyển vào kho của cửa hàng Milano dưới tầng hầm khách sạn Sheraton Sài Gòn (số 80 Đông Du, phường Bến Nghé, quận 1).
Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra vừa quyết định khởi tố đối với 2 bị can Nguyễn Bửu Quí và Nguyễn Văn Sáng (hai nhân viên hải quan của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV.4, ICD Phước Long – Cục Hải quan TP.HCM) nhưng cho tại ngoại để điều tra làm rõ về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Theo điều tra của cơ quan công an, Quí và Sáng được phân công kiểm tra lô hàng trên với tỷ lệ được phê duyệt kiểm tra thủ công là 10% tương đương 11 kiện ở vị trí đầu container. Kết quả kiểm tra của 2 nhân viên này cho thấy container còn nguyên seal, có ghi xuất xứ China trên bao bì sản phẩm, hàng mới 100%. Tuy nhiên, khi bị công an phát hiện, xác minh thì phát hiện toàn bộ số hàng mà hai nhân viên hải quan trên cho rằng của Trung Quốc lại toàn là hàng hiệu của Ý. Bước đầu, Quí và Sáng thừa nhận có thiếu sót trong công việc kiểm hóa. Họ chỉ kiểm tra bao bì thấy có chữ Hồng Kông (China), đối chiếu với các chứng từ như hợp đồng, bill, invoice thấy cũng ghi xuất xứ là China nên đã cho thông quan chứ không kiểm tra chi tiết hàng hóa cũng như nhãn hiệu theo quy định. Sau đó không lâu, Cục Hải quan TP.HCM cũng có công văn xác định hành vi của nhân viên kiểm hóa Quí, Sáng đã thiếu sót trong quá trình kiểm hóa là không ghi nhận cụ thể mặt hàng đã kiểm tra tỷ lệ và không xác định nhãn hiệu hàng hóa là chưa phù hợp với quy định.
Ngày 27/11/2012, Lê Hồng Đức (35 tuổi, nhân viên cửa hàng Milano ở Q1) xuất trình chứng từ ghi rõ toàn bộ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc được Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Đế (ở đường Lê Văn Sỹ, P13.Q3) do Nguyễn Thanh Bình (quê Nghệ An) làm giám đốc, nhập khẩu. Đường đi của lô hàng bắt đầu từ Hồng Kông. Công ty xuất hàng nằm tại Quảng Đông, Trung Quốc. Sau đó PC46 đã bắt tạm giam Đức để điều tra về hành vi “Buôn lậu”.
Trên thực tế, nhãn mác của các mặt hàng đều đề “Made in Italy”, Cảnh sát kinh tế đã lập biên bản vi phạm, niêm phong toàn bộ hàng hóa, sau đó mời chuyên gia từ Italy sang Việt Nam giám định. Kết quả giám định cho thấy toàn bộ lô hàng đều là hàng hiệu, xuất xứ Italy trị giá lên trên 16 tỷ đồng.
Vậy mà để trốn thuế, chủ sở hữu lô hàng đã khai giá trị hàng hóa rất rẻ mạt. Cụ thể, váy ngắn có chiếc giá chỉ 5,5 USD/cái, giầy nam 3,8 USD/đôi… nên toàn bộ lô hàng vào Việt Nam chỉ phải đóng thuế 27 triệu đồng trong khi đáng lẽ phải đóng trên 552 triệu đồng.
Video đang HOT
Làm việc với c ơ quan chức năng, Lê Hồng Đức khai nhận, số hàng nhập lậu trên sẽ được đưa về trưng bày, bán tại 2 cửa hàng Milano (số 88 Đồng Khởi, Q.1) và Gucci (số 80 Đông Du, Q.1) do Trần Anh Tuấn (tức “Tuấn Trần”, Việt kiều Mỹ) quản lý điều hành. Hai cửa hàng này chuyên kinh doanh các mặt hàng quần áo, giày dép… chính hãng từ châu Âu nhưng được vận chuyển quá cảnh tại Hồng Kông, sau đó nhập khẩu vào Việt Nam dưới dạng hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Lộ diện “ông trùm” buôn lậu hàng hiệu
4 xe tải chở hàng hiệu bị cảnh sát kinh tế bắt giữ. Hiện “ông trùm” điều hành đường dây buôn lậu này vẫn đang bỏ trốn
Tháng 7/2011, Đức được Trần Anh Tuấn nhận vào làm việc với nhiệm vụ tìm các công ty trong nước để nhập khẩu hàng cho Tuấn. Trước đó, Tuấn đã nhận bà Võ Thị Ngọc Ph. (30 tuổi, ngụ Q.2) vào làm tạp vụ tại cửa hàng Milano với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.
Đến tháng 9/2009, Tuấn đã nhờ Ph. đứng tên chủ hộ kinh doanh cửa hàng Milano để ký hóa đơn, hợp đồng… Còn cửa hàng Gucci, Tuấn đã nhờ ông Lâm Phước H. (38 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) đứng tên hộ kinh doanh cửa hàng này từ năm 2007 với mức lương 20 triệu đồng/tháng, sau này tăng lên 38 triệu đồng/tháng.
Quy trình nhập hàng hóa của hai cửa hàng Milano, Gucci được thực hiện rất chặt chẽ. Khi có hàng từ nước ngoài chuẩn bị nhập về thì Cao Thị Anh Thư (Trưởng bộ phận xuất nhập khẩu của hai cửa hàng) sẽ báo cho Đức biết và giao danh sách hàng hóa để Đức đưa cho Nguyễn Thụy Cương – Giám đốc Cty TNHH Tấn Long, đối tượng thường xuyên làm thủ tục nhập khẩu cho hai cửa hàng Milano và Gucci.
Sau đó, Cương cung cấp cho Đức tên đơn vị xuất khẩu từ nước ngoài, đơn vị nhập khẩu tại Việt Nam, tên hàng hóa để Đức giao cho Thư liên hệ với hãng tàu tại nước ngoài làm vận đơn.
Khi hàng hóa về đến cảng, Đức hoặc người của Cương sẽ đến đại lý hãng tàu lấy vận đơn để Cương lập các thủ tục khai báo hải quan, nhận hàng. Cương đã nhiều lần làm thủ tục nhập hàng cho chuỗi cửa hàng Milano, Gucci, được trả khoảng 5 tỷ đồng.
Để vận hành đường dây buôn lậu hàng hiệu quy mô cực lớn này, sau lưng Trần Anh Tuấn còn có sự giúp sức của Đặng Thị Tú A. được Tuấn thuê làm nhân viên huấn luyện bán hàng của hai cửa hàng Gucci và Milano; Phạm Viết Đ., kế toán trưởng với mức lương 25 triệu đồng/tháng.
Qua các lời khai và chứng cứ thu thập được của cơ quan điều tra, có thể xác định Trần Anh Tuấn là người trực tiếp chỉ đạo toàn bộ hoạt động của hai cửa hàng Milano và Gucci cũng như chỉ đạo việc thuê pháp nhân thực hiện khai báo gian dối hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế.
Phúc Yên
Theo Dantri
Cưỡng chế hàng trăm nhà xây không phép: Dân nghèo trắng tay
Hàng trăm hộ nghèo cuống cuồng tìm nơi tá túc trong cảnh trắng tay, nợ ngập đầu vì trót vay mượn xây nhà không phép trong khu quy hoạch (QH) "treo" tại ấp Doi (khu phố 8, phường 15, quận Gò Vấp, TPHCM) và bị chính quyền địa phương cưỡng chế tháo dỡ.
Người dân tự nguyên tháo dỡ nhà xây không phép.
Hai lần đau...
Chiều 22/8, UBND phường 15 hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ (đợt hai) với 90 căn nhà xây không phép tại tổ 61. Chị Dư Thị Khổ (35 tuổi) rơi nước mắt: "Mất chỗ ở, nợ nần chồng chất, tôi biết đi đâu bây giờ?".
Chị Khổ kể: "Ba chị em mua đất năm 2000. Do vướng QH "treo", tiền xây nhà không có nên gia đình tôi xin tá túc trong chuồng heo bỏ trống của một người tốt bụng ở ấp 5 xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn). Tháng 5/2013, nghe thông tin nhà nước xóa QH "treo", thấy người ta xây rần rần nên tôi vay "nóng" hơn 100 triệu đồng làm theo. Trong quá trình xây cất không thấy ai xuống lập biên bản, yêu cầu ngưng. Dọn về ở ít ngày thì có quyết định cưỡng chế của UBND phường".
Ông Lương Công Trình, cán bộ tư pháp UBND phường 15 thì cho rằng thời gian đó, nhiều chủ nhà đối phó bằng cách khóa cửa bỏ đi khi lực lượng chức năng xuống kiểm tra nên không biết công trình của ai để lập biên bản.
Theo UBND quận Gò Vấp, ấp Doi có tổng diện tích 40 ha, được quy hoạch là đất cây xanh từ năm 1998. Người dân chịu nhiều thiệt thòi vì bị quy hoạch "treo" suốt 15 năm, không thể xây cất, sửa chữa nhà. Việc mua bán nhà, đất chỉ bằng giấy tay. Cả ấp có 500 hộ gia đình sinh sống với 534 căn nhà nhưng chỉ có 48 gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cần giải pháp vẹn toàn
Theo Chủ tịch UBND phường 15 Lê Minh Liêm, ấp Doi có khoảng 200 căn nhà xây không phép thuộc diện phải tháo dỡ, trong đó có hơn 10 căn vi phạm hành lang an toàn sông Vàm Thuật. Trong hai đợt vừa qua, có 110 căn nhà đã xử lý tháo dỡ. Cơ quan chức năng chỉ cưỡng chế 17 trường hợp. Số còn lại người dân tự nguyện tháo dỡ.
Ông Trần Anh Tuấn thẳng thắn: Bà con lợi dụng lúc "xóa" thanh tra xây dựng phường để xây nhà không phép, chính quyền địa phương xử lý vi phạm là đúng. Nhưng, nên xử lý lúc mới manh nha, đừng chờ đến lúc hoàn thành mới cưỡng chế. Thay vì đập nhà thì cần có một giải pháp lưỡng toàn, vừa giữ kỷ cương pháp luật vừa tránh thiệt hại cho người dân.
Ông Tuấn đề xuất: UBND TPHCM đã có chủ trương cấp phép xây dựng tạm trên đất quy hoạch. Tại sao địa phương không yêu cầu người dân ký cam kết tự nguyện tháo dỡ khi triển khai quy hoạch rồi cho phép căn nhà tồn tại tạm thời để giải quyết nhu cầu trước mắt của người dân về chỗ ở.
Đập xong, đất không làm gì, trong khi người dân phải tốn tiền thuê nơi ở mới. Dự kiến vào ngày 28/8 tới, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục triển khai đợt ba, cưỡng chế tháo dỡ thêm 50 -60 căn nhà xây không phép tại khu phố 8.
Theo Soha
Đà Nẵng "truy lùng" phích nước Trung Quốc chứa "bột lạ" Trước hiện tượng phích nước xuất xứ Trung Quốc chứa gói "bột lạ" gây hoang hoang cho người tiêu dùng tại Quảng Nam và một số tỉnh thành, ngày 21/8, Sở Công thương TP Đà Nẵng có văn bản yêu cầu các đội QLTT trực thuộc vào cuộc kiểm tra. Gói "bột lạ" được chứa dưới đáy phích nước xuất xứ từ Trung...