Vạch trần chiêu lừa tình, tiền của những gã “Việt kiều buồn”
Điều tra viên Đội nghiệp vụ số 4 Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM chia sẻ, trong nhiều vụ lừa đảo tình, tiền mà anh khám phá có nhiều tình tiết không thể lý giải được, bởi những chiêu lừa quá tinh vi của kẻ gây án. Dù Công an TP.HCM đã lên tiếng cảnh báo nhưng vẫn có rất nhiều phụ nữ dính bẫy và dường như gần đây cái danh từ “Việt kiều buồn” được sử dụng rộng rãi để ám chỉ về những kẻ lừa tình, đoạt tiền bằng chiêu thức này.
Những phi vụ lừa đảo tinh vi
Mới đây nhất là cơ quan CSĐT Công an quận 10, TP.HCM đang truy xét hung thủ gây ra vụ lừa tình, cướp tài sản xảy ra tại khạch sạn L đóng trên đường 2 Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10. Một vụ án táo bạo mà kẻ gây án và nạn nhân chỉ biết qua mạng Internet với nhau bằng những chiêu trò chát chít.
Điều đáng nói là sau khi xảy ra vụ việc, nạn nhân đến trình báo tại cơ quan công an mà điều tra viên tiếp nhận không khỏi bất ngờ trước những lời khai báo có vẻ ngô nghê của nạn nhân.
Chị Thị (ngụ tại quận Thủ Đức, TP.HCM) đã trình báo có quen biết với 1 nam thanh niên qua mạng Internet cách đây không lâu, điều đáng nói là chị không hề hay biết về tên tuổi, địa chỉ cụ thể của gã thanh niên này.
Thế nhưng sáng 19/7 chị Thị cùng với gã thanh niên đó hẹn gặp nhau và cuối cùng chọn bãi đáp là khách sạn L trên đường Lê Hồng Phong, phường 12, quận 10 để tâm sự, vui vẻ với nhau.
Sau khi đã no cơm chán chè với người phụ nữ tình cho không, biếu không, gã thanh niên lộ diện nguyên hình là một kẻ cướp nguy hiểm, khi hắn dùng bạo lực khống chế, dùng băng keo bịt miệng, trói chặt chị Thị lại để lấy đi lượng lớn tài sản.
Theo trình báo của nạn nhân tài sản bị cướp đi bào gồm: 1 xe gắn máy, 27 triệu đồng tiền mặt, 150 USD, 1 máy tính bảng, 1 máy ảnh kỹ thuật số, 2 ĐTDĐ…
Chân dung 2 gã chuyên lừa tình, đoạt tiền gồm: Lại Văn Dũng (ảnh trái) và Phạm Văn Tài (ảnh phải)
Điều đáng lưu ý trong các vụ án mà điển hình như vụ án nói trên là đối tượng gây án và nạn nhân quen biết với nhau chỉ thông qua mạng Internet chỉ một vài lần chát chit với nhau.
Chính sự dễ dãi của người trong cuộc, khi chỉ quen biết chưa rõ lai lịch người bạn nhưng đã vội vàng theo gã thanh niên đó đi vào khách sạn. Đến khi vụ án xảy ra thì những khai báo mù mờ của nạn nhân về đối tượng càng gây khó khăn cho công tác điều tra, truy xét hung thủ của cơ quan công an.
Video đang HOT
Chiều 14/5 nguồn tin từ đội nghiệp vụ số 4, thuộc phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP.HCM cơ quan này vừa chuyển đối tượng Phạm Văn Tài (SN 1960, tạm trú tại đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp) cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan đến đối tượng này cho cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình để mở rộng điều tra về các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà đối tượng này gây ra đối với nhiều phụ nữ ở nhiều tỉnh thành khác nhau.
Điều mà các nạn nhân khó xử khi trình báo là không khai báo hết được các tình tiết có liên quan, bởi ai cũng có tâm lý xấu hổ, ngại ngùng, chẳng dám thừa nhận chuyện bị gã họ sở khanh đoạt tình một cách trắng trợn; mà chủ yếu là do chính sự dễ dãi của nạn nhân trong cuộc.
Một vụ án mà Đội nghiệp vụ số 4, phòng PC45 Công an TP.HCM khám phá cách đây không lâu cũng là điển hình cho chiêu trò lừa đảo bằng cách thức như nói trên.
Phạm Văn Tài (SN 1960, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) vốn là một kẻ giữ chân bảo vệ quèn cho nhà hàng đóng tại địa bàn quận 3, TP.HCM. Thế nhưng ngoài giờ làm, Tài thường lê la lên trạng mạng Internet để làm quen và chát chit với những phụ nữ ở nhiều nơi khác nhau, con mồi mà Tài nhắm đến là những phụ nữ trên 30 tuổi, có tình trạng hôn nhân tan vỡ hoặc chưa chồng để tiếp cận làm quen.
Với nickname là taiphamnguoichanthat@yahoo.com và vangiau.pham@yahoo.com thì Tài chát với nhiều phụ nữ khác nhau trong cùng một lúc. Điều đáng nói là để giăng bẫy nạn nhân, Tài luôn xưng danh dưới vỏ bọc là nhân viên an ninh đang làm việc tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; khi chát Tài mở webcam cho các nạn nhân thấy hình ảnh mình đang khoác trên người một bộ đồ màu xanh.
Qua quá trình quen thân, Tài có được số điện thoại của các kiều nữ thường xuyên online thì hay gọi điện hỏi thăm tìm hình sức khỏe, công việc, gia đình… làm họ chẳng mảy may nghi ngờ, mà ngược lại lòng vui mừng khi được một người đàn ông lịch thiệp tán tỉnh.
Đến khi Tài bị các trinh sát Đội 4, Phòng PC45 bắt giữ thì đã xác định có 3 nạn nhân ở 3 tỉnh thành khác nhau gồm: Đồng Nai, Lâm Đồng và Thừa Thiên – Huế là nạn nhân của Tài.
Thủ đoạn của Tài khá đơn giản, khi đã có lòng tin từ các nạn nhân Tài gọi điện nói là chuẩn bị đi công tác sẽ ghé đến thăm. Khi đến nơi Tài vịn cớ này nọ rồi mượn 4 – 5 triệu đồng và một số đồ xài lặt vặt rồi biến mất.
Tất nhiên trong khoảng thời gian lưu lại vài ngày đó Tài cũng kịp thời tán tỉnh, “mây mưa” với bà chủ nhà dễ tính. Riêng nạn nhân cuối cùng của Tài là chị Hạng ( ngụ tỉnh Đồng Nai), sau thời gian quen biết, vui vẻ với nhau, biết chị Hạnh có nhu cầu mua xe gắn máy nên Tài “nổ” đang làm ở sân bay có mối quen biết mua xe máy tay ga loại xịn giá rẻ, lại được trả góp; do đã tin tưởng nên chị Hạnh nhờ Tài giúp đỡ.
Sau nhiều lần liên hệ, Tài xuống tận Đồng Nai đón chị Hạnh lên TP.HCM. Khi đến gần sân bay Tân Sơn Nhất, Tài yêu cầu người phụ nữ này giao cho Tài số tiền 25 triệu đồng cùng 1 số giấy tờ như: CMND, hộ khẩu bản photo để làm thủ tục và đặt cọc mua xe.
Chị Hạnh ngôi chờ bên ngoài, Tài đi vào phía sân bay khoảng 20 phút, rồi ra thông báo là, chờ 2 ngày sau Tài sẽ gọi điện lên lấy xe. Thế nhưng chờ hoài chẳng thấy đâu, khi chị Hạnh gọi điện thì số của Tài nằm ngoài vùng phủ sóng.
Biết đã bị lừa nên chị Hạnh liền trình báo cơ quan công an và chỉ vài ngày sau các trinh sát công an đã phác họa được chân dung và tóm gọn được gã bảo vệ siêu lừa.
Vạch mặt những gã “Việt kiều buồn”
Điều tra viên Đội nghiệp vụ số 4, Phòng PC45 chia sẻ, trong các phi vụ lừa tình, đoạt tiền mà đơn vị này khám phá, có nhận định, hầu hết những vụ án như thế xuất phát từ sự dễ dãi của nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ trung niên trắc trở trong đường tình duyên, hôn nhân.
Ngoài ra hung thủ gây án là những kẻ toan tính từ trước cho nên có thời gian dài tiếp cận nạn nhân, với cách nói chuyện lịch thiệp, tỏ ra quan tâm để tạo sự tin tưởng của nạn nhân. Một số các trang mạng mà đến nay những gã lừa đảo hay sử dụng làm phương tiện phải kể đến là Vietf… com, chat… vn…
Một đặc điểm nữa mà trong các vụ án mà Công an TP.HCM cũng như công an các quận, huyện của địa bàn này khám phá liên quan đến các vụ lừa tình, đoạt tiền là hầu hết kẻ gây án giới thiệu là người giàu có, có vị thế trong xã hội…. đa số là giới thiệu Việt kiều về nước, ít quen biết tại Việt Nam nên buồn chán, muốn kiếm bạn.
Chính vì có không ít phụ nữ ham cái mác Việt kiều, rủng rỉnh về tiền bạc và ước vọng xuất ngoại nên tất yếu và dễ sập bẫy mà các gã họ sở giăng ra khá tình vi, hoàn hảo.
Một trong những chân dung của siêu lừa mà đến nay cái danh từ “Việt kiều buồn” trở thành tên gọi chung cho các gã sở khanh mà một số cán bộ điều tra viên và người khác thường dùng để gọi châm biếm về những siêu lừa tình, đoạt tiền.
Đó là chân dung Lại Văn Dũng (28 tuổi, ngụ huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) với hàng loạt các phi vụ lừa đảo thuộc hàng cao thủ.
Lại Văn Dũng là kẻ có vẻ ngoài khá điển trai, ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, chuyên rảo trên một số trang kết bạn trực tuyến để làm quen với các cô gái. Với cái nick “Vietkieubuon” (tức “Việt Kiều buồn”) Dũng giới thiệu tên là Long, Việt kiều Mỹ vừa mới về TP.HCM chưa được bao lâu và tá túc ở nhà một người bà con.
Dũng với tên Long tâm sự với các cô gái là về nước, không quen bạn bè nên buồn. Chính vì thế mà rất nhiều cô gái ở thế thượng phong tấn công gã Việt kiều buồn một cách trắng trợn. Chỉ một thời gian ngắn Dũng tạo lòng tin của các cô gái, trong đó có không ít nạn nhân chủ động hẹn Dũng đi chơi vui vẻ.
Thế là sau cuộc mây mưa, Dũng đưa nạn nhân đến một quán cà phê, chủ yếu là tại địa bàn quận 3, 5, 10… để trò chuyện. Ngồi chưa được bao lâu Dũng giả vờ mượn điện thoại của nạn nhân để gọi điện cho 1 người bạn, tất nhiên là các cô gái không mảy may nghi ngờ người tình Việt kiều của mình.
Cầm điện thoại, Dũng cứ alô, rồi nói là mạng yếu và dần dần đi ra trước quán sau đó âm thầm đón taxi bỏ trốn. Còn bên trong nạn nhân chờ đợi mỏi mòn cho đến khi hết kiên nhẫn, đi tìm người tình Việt kiều thì mới tá hỏa khi biết mình bị lừa.
Điều đáng nói là Dũng đã từng bị Công an quận 3 bắt một số lần trước đây nhưng khai báo của các nạn nhân nhỏ giọt, không dám tố cáo hết sự thật nên cơ quan công an chưa xử lý được Dũng.
Lần mới đây nhất bằng thủ đoạn trên, Dũng đã lừa chiếm đoạt 2 ĐTDĐ của 1 cô gái, nhưng bằng thủ đoạn tương kế tựu kế, cô gái nhờ người bạn lên mạng chát chit rồi hẹn gặp Dũng; từ đó chân dung gã Việt kiều buồn bị lật tẩy.
Dũng khai báo, từng kinh doanh ĐTDĐ nhưng thua lỗ, bản tính ham ăn biếng làm nên nghĩ chiêu lừa Việt kiều buồn để giăng bẫy nhiều cô gái chiếm đoạt tài sản. Khá đặc biệt, Dũng khai có đến hơn 10 nạn nhân bị Dũng dụ vào khách sạn chiếm đoạt tình rồi đưa ra quán cà phê tiếp tục lột tài sản của họ.
Mặc dù trước đây có nhiều bài báo đã phản ánh về thủ đoạn cũng như đăng hình của Dũng nhưng sau đó vẫn có không ít cô gái dính bẫy của gã và đến nay cái danh từ Việt kiều buồn khá nổi tiếng, dùng để ám chỉ những gã lừa tình, đoạt tiền kiểu có một không hai như thế.
Theo Phunutoday
Chiêu lừa gạ gẫm đánh đề qua điện thoại
Gần đây, những cuộc điện thoại mạo danh cán bộ công ty xổ số và "tặng" lô đề cho người nhận cuộc gọi lại tiếp tục diễn ra tại Hà Nội với nhiều thủ đoạn tinh vi, kín đáo.
Khoảng 20h ngày 28/6/2012, sau bữa cơm tối, bà Đặng Thị N (Võng Thị - Tây Hồ - Hà Nội) nhận được điện thoại từ số máy 01254186XXX của một người tự xưng tên là Phương, trước đây là nhân viên bưu điện đã từng đến nhà bà lắp điện thoại. Phương thổ lộ có ông chú làm trong công ty xổ số đang kết hợp với chính phủ thực hiện chuyên án triệt phá các tụ điểm lô đề nên được giao cho việc chọn lựa các thành viên được cung cấp số chơi để "thắng hết tiền của chủ đề". Phương còn khẳng định: "Chị chỉ ghi hộ còn em sẽ chuyển tiền cho chị chơi, trúng thì chị 70% em 30%". Nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường nên bà N đã thẳng thừng từ chối.
Cảnh giác và nói không với tệ nạn để không bị sập bẫy lừa đảo
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đủ "tỉnh táo" như bà N. Cách đây không lâu, báo chí cũng đã từng đưa tin vụ ông Nguyễn Thành T, 61 tuổi (Thái Nguyên) đã bị bị lừa gần 50 triệu đồng cũng với chiêu thức trên. Theo ông T, đối tượng tên Dũng đã giả danh người quen và thuyết phục ông ghi con đề 54. May mắn, kết quả đề cũng về số 54. Ông T tin tưởng "nướng tiếp" 20 triệu đồng theo các số Dũng "chỉ dẫn" đồng thời chuyển 20 triệu phí "cổ đông" tham gia tổ chức vào tài khoản số 6460205... mang tên Trần Thị Hồng Ngân - Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lẽ dĩ nhiên, các kết quả đều trượt và số tiền chuyển khoản cũng "bốc hơi".
Nhận diện về thủ đoạn lừa đảo này, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, chiêu thức khá phổ biến mà các đối tượng này sử dụng là: tra cứu số điện thoại cố định qua danh bạ hoặc trên một số website rồi chia nhau ra gọi điện cho 100 người và cho số đánh lô, đề với lời hứa sẽ có người mang tiền để cho đánh. Đối tượng này sẽ gọi cho 100 số điện thoại và cung cấp từ số 00 - 99, nội dung cuộc gọi đều được ghi chép lại.
Sau khi có kết quả xổ số, các đối tượng này sẽ đối chiếu ghi chép xem những số điện thoại nào trúng (trong 100 số chắc chắn sẽ có 01 người trúng số đề và 26 người trúng lô) để gọi xin %. Chưa dừng lại ở đây, các đối tượng này sau khi tạo được lòng tin của những người trúng đã "ngọt nhạt" đề nghị họ mua số cho ngày tiếp theo hình thức "phí hoạt động" hoặc trắng trợn lừa đảo nạn nhân tham gia vào "tổ chức" trên với mức phí "cổ đông" lên đến vài chục triệu đồng. Các đối tượng trên cũng cung cấp tên tuổi, số tài khoản ngân hàng và thuyết phục nạn nhân "nếu lừa đảo công an có thể tìm ra ngay" để chiếm lòng tin của nạn nhân.
Qua công tác điều tra, Công an TP. Hà Nội cho biết, hầu hết những người bị hại đều là các đối tượng có khả năng về kinh tế, cả tin, nhàn rỗi và có sẵn trong người máu mê cờ bạc. Nhiều người bị lừa tiền do xấu hổ vì ảnh hưởng đến danh dự, hoặc sợ xử lý trước pháp luật nên thường... ngậm bồ hòn làm ngọt, không dám tố cáo.
Theo ICTnew
Bóc mẽ những chiêu ăn cắp vặt ở văn phòng Thời gian gần đây, nạn trộm cắp ngày càng tinh vi với muôn hình vạn trạng, chỉ khi mất của rồi nạn nhân mới ngã ngửa vì mánh khóe tinh vi quá. Các đối tượng đã chuẩn bị sẵn kịch bản để trộm cắp. Những đối tượng này, không còn phải lén lút mà chúng ngang nhiên vào tận công ty, văn phòng...