Vạch trần âm mưu thâm độc của Trung Quốc khi ‘tung hô’ tấm bản đồ dọc
Trung Quốc công bố bản đồ dọc để kiểm tra phản ứng các nước láng giềng và định dùng bản đồ này để củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý trên biển Đông.
Ông Lei Yixun, Giám đốc Nhà xuất bản tỉnh Hồ Nam, giới thiệu bản đồ dọc mới
Một nhà xuất bản nội địa Trung Quốc mới đây đã xuất bản một tấm bản đồ dọc, trong đó bao gồm đường lưỡi bò phi lý “nuốt trọn” cả biển Đông.
Cơ quan quản lý bản đồ và khảo sát của chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn bản đồ dọc, cho biết bản đồ này là nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Dự kiến bản đồ này còn được dùng trong trường học ở Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 25.6.
Ông Lee Yunglung, Học viện biển Đông (Trung Quốc), nhận xét rằng Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra phản từ các nước láng giềng, vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên biển Đông.
Theo ông Lee, động thái công bố bản đồ mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.
“Bản đồ này được một nhà xuất bản nội địa in ấn giúp Bắc Kinh tránh được sự phản ứng dữ dội từ các nước láng giềng”, ông Lee nói.
Video đang HOT
Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là cơ hội để chính quyền Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này, theo ông Lee.
“Ở trong nước, bản đồ này sẽ giúp tăng cường ý thức dân Trung Quốc về vấn đề biển đảo. Và nó sẽ trở thành một bằng chứng để tăng cường và củng cố những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc”, ông Lee nhận định.
Trên bình diện quốc tế, bản đồ thể hiện với các nước láng giềng rằng Trung Quốc xem trọng lãnh thổ trên biển tương tự như trên đất liền, ngụ ý Bắc Kinh sẽ phản ứng lại những vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 24.6 cho biết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế, chứ không phải “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh”.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm chìm tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan.
Trong mấy ngày qua, Tân Hoa xã và báo đài Trung Quốc ra sức tuyên truyền thông tin về một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam phát hành bản đồ dọc chính thức khổ lớn đầu tiên của nước này, khác với thông lệ xưa nay bản đồ Trung Quốc thường có hình ngang.
Tấm bản đồ dọc này thể hiện cả “đường lưỡi bò” liếm gần trọn biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines.
Theo bản đồ dọc này thì chiều rộng của Trung Quốc là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km, vì được cộng thêm phần nằm trong “đường lưỡi bò”.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc "giữa muôn trùng vây"?
&'Giữa muôn trùng vây' từng là bộ phim nổi tiếng của đạo diễn người Trung Quốc Trương Nghệ Mưu. Giờ đây, một Trung Quốc với những động thái ngày càng hung hăng đang phải đối mặt với tình cảnh như vậy khi các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đã biết gạt qua một bên những thù địch quá khứ, kề vai sát cánh trong vấn đề ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Đó là nhận định của trang Asia Times mà chúng tôi lược dịch dưới đây:
Trong một hành động biểu trưng cho liên minh đang chớm nở giữa Philippines và Việt Nam, các binh sỹ của hai nước này đã tổ chức giao lưu thể thao trên đảo Song Tử Tây (Southwest Cay), nơi cả Hà Nội, Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền. Quan trọng hơn, Hà Nội dường như ngày càng gần gũi với hướng đi của Manila trong việc quốc tế hóa tranh chấp với Trung Quốc khi cân nhắc khả năng đưa vụ việc ra tòa án trọng tài quốc tế, một động thái mà Trung Quốc chỉ trích và phản đối mạnh mẽ.
Sự hung hăng đến ngang ngược của Trung Quốc trong những yêu sách về lãnh thổ
Bên lề Diễn đàn Kinh tế thế giới về Đông Á diễn ra tại Manila gần đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết thúc đẩy một mối quan hệ đối tác chiến lược với trọng tâm tập trung vào việc tăng cường khả năng tương tác và hợp tác trong phòng vệ trên biển. Trong suốt chuyến thăm và làm việc 3 ngày của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Manila cuối tháng 5 vừa qua, lãnh đạo hai nước đã đặt ra những nền tảng cho một mối quan hệ song phương mạnh mẽ hơn trong bối cảnh hai quốc gia thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) này cùng có sự nhức nhối chung trước sự hung hăng của Trung Quốc. Sau cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam, ông Aquino đã tuyên bố: Chúng tôi đang đối mặt với những thách thức chung với tư cách là những quốc gia trên biển và anh em trong ngôi nhà ASEAN. Ông Aquino cũng nêu bật sự quan tâm ngày càng tăng của Philippines tới việc bắt tay với những quốc gia có cùng mục đích trong khu vực.
Căng thẳng trên Biển Đông đang diễn biến khá chậm nhưng rõ ràng nó đang trở thành một vấn đề được quốc tế hóa thực sự, bất chấp sự khăng khăng của Trung Quốc rằng chúng là các vấn đề song phương. Một danh sách dài các cường quốc Thái Bình Dương và những nước khác quan tâm đến tự do hàng hải và những luồng lưu chuyển thương mại ổn định qua các vùng biển này đang đẩy nhanh những sáng kiến liên minh nhằm chống lại lập trường của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ lập trường của Philippines và Việt Nam.
Tại Đối thoại Shangri-La ngày 1.6 vừa qua ở Singapore, đại diện đến từ Nhật Bản và Mỹ đã nêu bật sự quan ngại của quốc tế trước sự quyết liệt của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở Tây Thái Bình Dương. "Nhật Bản muốn đóng vai trò thậm chí lớn hơn và mang tính tiên phong hơn so với vai trò hiện nay để khiến hòa bình ở châu Á và thế giới trở nên chắc chắn hơn". Đó là tuyên bố trong bài phát biểu chủ đạo của Thủ tướng Shinzo Abe tại diễn đàn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thì khẳng định sự trung lập của Mỹ trong tranh chấp nhưng nhấn mạnh: "Mỹ kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào sử dụng biện pháp hăm dọa, cưỡng chế hay đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định những đòi hỏi chủ quyền".
Trong khi đó, sự xuất hiện của một chính phủ mới theo đường lối dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, có thể mở đường cho một chính sách ngoại giao tích cực chủ động hơn của Ấn Độ ở Đông Á, nơi đã thành đối tác thương mại và đầu tư lớn của New Delhi.
Thấy trước những căng thẳng ở Biển Đông, Australia đã tăng cường liên kết với Mỹ nhằm ngăn chặn bất kỳ mối đe dọa nào đối với tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế. Hàn Quốc cũng nổi lên như một đối tác phòng vệ hàng đầu của Philippines, quốc gia hiện đang mua 12 máy bay chiến đấu phản lực cùng nhiều khí tài khác từ Hàn Quốc.
Indonesia, quốc gia lớn nhất trong ASEAN cùng tiến gần tới liên minh này với việc gần đây họ đã ký với Philippines thỏa thuận cam kết chấm dứt hiệu quả những tranh chấp biên giới kéo dài hai thập kỷ liên quan đến những vùng chồng lấn ở các vùng biển Mindanao và Celebes.
Trong những tháng gần đây, Indonesia đã công khai bác bỏ bản đồ đường chín đoạn của Trung Quốc, thứ được Trung Quốc sử dụng như là nền tảng cho yêu sách của họ đối với hơn 90% trên tổng số diện tích 3,5 triệu kilômét vuông của Biển Đông. Đồng thuận với lập trường của Hà Nội và Manila, Jakarta gần đây đã kêu gọi tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và những nguyên tắc ứng xử của khu vực.
Sự hung hăng đến ngang ngược của Trung Quốc trong những yêu sách lãnh thổ đang truyền cảm hứng cho một mạng lưới những đối tác chiến lược linh hoạt nhưng được siết chặt ở khắp khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Mặc dù Philippines và Việt Nam là hai nước chủ yếu quan tâm đến việc bảo vệ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của riêng họ ở Biển Đông, còn những cường quốc Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ và Hàn Quốc chủ yếu quan tâm đến vấn đề tự do hàng hải, song bất chấp mục đích của họ là gì, một liên minh như vậy đang hình thành và siết chặt quanh Trung Quốc.
Theo Tấm Gương
Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Đối phó với Trung Quốc, hãy học Bác Hồ! "Chúng ta hãy học Bác Hồ. Ngày xưa khi đất nước còn rất khó khăn Bác đã thực hiện được việc này. Chỉ có đoàn kết mới giúp chúng ta đi tới mọi thắng lợi", Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên Giám đốc học viện Hải quân nói. Chia sẻ với PV Infonet, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - nguyên...