Vạch thiết bị lạ trên tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc
Mẫu thử nghiệm tiêm kích tành hình J-20 số hiệu 2101 xuất hiện thiết bị lạ được cho là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện tử.
Thiết bị lạ có dạng hình đa giác được lắp dưới mũi máy bay tiêm kích tàng hình J-20. Ngoài ra, bên hông cửa hút không khí cho động cơ cũng có 2 thiết bị khác hình lục giác.
Hình ảnh về mẫu thử nghiệm J-20 số hiệu 2101 cùng thiết bị mới xuất hiện trên các trang mạng Trung Quốc vào ngày 2/3.
Theo trang mạng Militaryparitet, thiết bị mới lắp dưới mũi được gọi là “Diamond Eyes” (mắt kim cương). Thiết bị lạ có thể là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện tử. Hệ thống này được cho là tương tự AN/AAQ-37 DAS lắp trên tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35 của Mỹ.
Thông số kỹ thuật của hệ thống mới không được tiết lộ. Trước đó, trong khuôn khổ triển lãm MAKS-2015, các nhà sản xuất Trung Quốc đã giới thiệu hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện tử EOTS-89 và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại EORD-31 cho tiêm kích tàng hình J-31 và J-20.
Thiết bị trong ngoặc đỏ được cho là hệ thống nhắm mục tiêu quang-điện tử trên tiêm kích J-20.
Trước đó, Trung Quốc đã thực hiện rầm rộ các hoạt động tấn công mạng vào chương trình F-35 của Mỹ trong một thời gian dài. Vụ việc gần đây nhất xảy ra khi 2 binh sĩ Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp thông tin mật của F-35.
Hoạt động gián điệp mạng nhắm vào Mỹ nghiêm trọng tới mức Tổng thống Mỹ Barack Obama phải cảnh báo người đồng cấp Tập Cận Bình dừng ngay các hoạt động gián điệp mạng nhắm vào Mỹ.
Video đang HOT
Theo Military-informant, DAS là hệ thống cảm biến thế hệ 6 có khả năng phát hiện máy bay phản lực của đối phương từ khoảng cách hàng trăm kilomet. Hệ thống này vừa tăng khả năng phát hiện mục tiêu vừa giảm khả năng bị phát hiện từ xa do không sử dụng sóng radio để sục sạo mục tiêu.
Hệ thống DAS có khả năng cung cấp các bức ảnh với độ phân giải cao trong điều kiện đêm tối. Ngoài ra, hệ thống còn cảnh báo phi công khi đối phương phóng tên lửa, vị trí phóng, xác định tên lửa đạn đạo từ khoảng cách tới 1.300 km.
Ngoài ra, F-35 còn có hệ thống máy ảnh hồng ngoại độ nét cao AN/AAQ-40 có khả năng xác định nhiệt phát ra từ máy bay, xe cộ trên mặt đất hay tàu thuyền trên biển. Thông tin từ hệ thống cảm biến được hiển thị lên màn hình cảm ứng trong buồng lái và tương thích với hệ thống chỉ thị mục tiêu gắn trên mũ bay phi công.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Nga biến T-14 Armata thành xe tăng tàng hình
Nga vừa chế tạo thành công loại vật liệu đặc biệt có khả năng giúp xe thiết giáp tàng hình và chống được đạn chống tăng của kẻ địch.
Theo Sputnik, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Uralvagonzavod, ông Vyacheslav Khalitov cho biết, xe tăng Armata sẽ được Nga trang bị hệ thống phòng vệ gồm 4 cấp giúp dòng tăng này không bị kẻ thù theo dõi trên chiến trường.
Chiến xa sẽ được phủ lớp phủ đặc biệt làm cho bề mặt phản quang khiến hệ thống tần sóng radar, tia hồng ngoại và cảm quang không thể xác định nó.
Ngoài ra, Nga còn tìm ra vật liệu mới có thể khiến tăng Nga trở nên tàng hình. Loại vật liệu mang tên The Mantle này được Viện Sắt thép thuộc Nhà máy Chế tạo Máy Cơ khí phát triển có dạng một tấm màn lớn được làm từ các thành phần có khả năng bảo vệ chủ động và được đặt phía trước xe thiết giáp cần được bảo vệ khoảng 50-1.500mm.
Khi tác chiến bị lựu đạn chống tăng bắn vào, các thành phần bảo vệ bí mật trong tấm màn này sẽ có nhiệm vụ phá hủy mạch kích nổ điện tử trong quả lựu đạn cũng như làm phân tán các chất nổ trong quả lựu đạn.
Điều này sẽ khiến cho quả lựu đạn chống tăng khi chạm vào phần giáp chính của xe thiết giáp sẽ không thể phát nổ hoặc nếu có nổ thì khả năng xuyên giáp cũng bị suy giảm đáng kể.
Trong khi đó, khả năng tàng hình của The Mantle sẽ giúp giảm tới 6 lần khả năng xe tăng và xe chiến đấu bộ binh bị radar của địch phát hiện và giảm tới 3 lần khả năng các xe thiết giáp này bị các thiết bị hồng ngoại của địch phát hiện.
Đặc biệt, việc tháo và lắp loại vật liệu này chỉ mất vài phút và binh sĩ không cần phải được huấn luyện để làm điều này.
Theo phân tích của Daily Mail, công nghệ tàng hình đã trở nên rất cần thiết đối với lực lượng tăng thiết giáp hiện đại bởi xe tăng không chỉ chiến đấu đối kháng trên mặt đất, khả năng tàng hình có thể chống lại các cuộc tấn công từ trên không bằng chiến đấu cơ và trực thăng...
Đây rõ ràng là bước tiến lớn của Nga trong việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất xe tăng thiết giáp nói chung.
Theo ông Vyacheslav Khalitov, Nga sẽ ưu tiên ứng dụng loại vật liệu mới này cho việc sản xuất T-14 Armata đầu tiên.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Khiếp hãi tên lửa Triều Tiên bắn "đứt đầu" xe tăng Tên lửa chống tăng mới của Triều Tiên trong cuộc bắn thử vừa qua, đã phô trương sức mạnh khủng khiếp trước xe tăng T62. Theo hãng thông tấn TW Triều Tiên (KCNA), mới đây Quân đội Triều Tiên đã bắn thử thành công tên lửa chống tăng thế hệ mới có khả năng cơ động cao, uy lực lớn. Tất nhiên, cuộc...