Vạch mặt ý đồ Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông
Những gì Bắc Kinh thể hiện gần đây qua chiến dịch cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa cho thấy một bức tranh với nhiều điểm tiến công, trong đó có cả quân sự lẫn dân sự và mục tiêu chính trị.
Lịch sử cho thấy tiên đoán ý định của Trung Quốc (TQ) chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Mục tiêu song trùng
Tại sao TQ đẩy mạnh các dự án xây dựng trái phép quy mô lớn trên các hòn đảo mà nước này chiếm giữ? Có ít nhất bốn lý do đang được các nhà quan sát và phân tích chiến lược nhắc đến.
Thứ nhất, TQ muốn từ từ củng cố tính chính danh của tuyên b ố chủ quyền v ới 80% biển Đông.
Như những gì nước này đã làm tại Hoàng Sa, các đảo nhân tạo x6ay trái phép sẽ giúp TQ xây dựng hàng loạt tiên đồn trên Trường Sa. Với diện tích hàng trăm hecta sau khi cải tạo hạ tầng, TQ sẽ có thể xây dựng các văn phòng hành chính, trại lính, cầu tàu, sân bay, cơ sở du lịch và khu dân cư. Vốn là chỉ dấu truyền thống cho quyền quản lý của nhà nước, các cơ sở hạ tâng này sẽ tăng cường cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của TQ.
Video đang HOT
Thứ hai , TQ đang nhắm tới việc ngăn cản khả năng tiếp cận khu vực từ các cường quốc khác (đặc biệt là Mỹ). Ngoài ra, theo góc nhìn của Bắc Kinh, các nước có tranh chấp với TQ đều là bình phong của Mỹ và là các con cờ để kiềm chế TQ.
Thứ ba, các cơ sở hạ tầng này sẽ giúp đơn giản hóa hoạt động và giảm chi phí cho các lực lượng của TQ trong chiến lược “cắt lát xúc xích”. Theo đó, việc triển khai lực lượng để quấy phá liên tục, ngăn cản khả năng hiện diện của các nước khác, hỗ trợ bào mòn chủ quyền từng phần và gia tăng hiện diện kinh tế của TQ sẽ trở nên thuận lợi hơn. Nhiệm vụ cấp thiết nhất hiện nay đối với Philippines và Việt Nam là tăng cường hiện diện của ngư dân, các lực lượng tuần tra và thực thi luật pháp để khẳng định chủ quyền chính đáng trên biển Đông.
Và cuối cùng là mục tiêu duy trì toàn vẹn lãnh th ổ và ngăn chặn các thế lực nước ngoài v ẽ lại biên gi ớ i TQ. Các tuyên bố chính thức của TQ từ năm 2009 đã liên tục lặp lại tầm quan trọng của việc duy trì chủ quyền trái phép đối với các hòn đảo tại biển Đông. Dưới góc nhìn này, viêc thúc đẩy hình thành thành phố cấp địa khu Tam Sa với quân đội riêng cũng thể hiện mong muốn nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của biển Đông như một phần không thể tách rời. Với sức mạnh gia tăng, TQ không còn muốn hòa hoãn trong các tuyên bố chủ quyền, dù là đối với Đài Loan, Ấn Độ hay các hòn đảo xa ngoài biển Đông.
Mỹ ngăn cản TQ: Thất bại
Chuyên gia Zack Cooper tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng Mỹ đã thất bại trong việc ngăn cản TQ tiến hành các hoạt động khiêu khích, nhất là đối với các đồng minh như Nhật và Philippines. Ông này mạnh dạn kêu gọi một sự hiện diện và phối hơp mạnh mẽ hơn nữa giữa Mỹ và đồng minh trong khu vực.
Cái gọi là “vùng xám” (hiểu nôm na như một vùng đệm bảo vệ TQ) đã và đang được TQ tích cực mở rộng và củng cố, trong đó bao gồm cả khu vực biển Đông. Những quốc gia trong khu vực lại không đủ sức để đương đầu, tạo ra thế cân bằng với TQ. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ thực sự nghiêm túc chống lại sức ép của TQ, Washington phải chấp nhận thực tế rằng có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn trong “vùng xám”. Tuy nhiên, nếu được tính toán cẩn thận, nâng cao rủi ro có thể là một công cụ ngăn chặn hiệu quả. Zack Cooper đề nghị: Các nhà hoạch định chính sách nên tận dụng những ưu thế của Mỹ và đồng minh như quân sự, chính trị, pháp lý, kinh tế, tài chính hay thậm chí là ngoại giao để ngăn chặn TQ. Mặc dù Bắc Kinh nỗ lực hiện đại hóa quân đội, năng lực quân sự của Mỹ vẫn vượt trội hơn rất nhiều. Trong trường hợp thật sự muốn chặn đứng TQ, Mỹ cần phải xem xét đến khả năng triển khai tàu chiến ngay tại “vùng xám”.
Một luồng ý kiến khác thì thận trọng hơn khi cho rằng Mỹ cần phải xem xét và tính toán từng bước đi cụ thể trước khi hành động, Ông Ely Ratner, Phó Giám đốc chương trình An ninh châu Á-Thái Bình Dương tại CNAS, thận trọng khi cho rằng các nhà phân tích nên tìm hiểu kỹ những tác động trong trung và dài hạn của các đảo nhân tạo TQ. Khi đã đánh giá được những tác động đó, Washington cần phải bắt tay vào việc tìm ra những chiến lược để chống lại một cách hiệu quả.”Những hòn đảo nhân tạo mới có thể hỗ trợ Bắc Kinh trong nhiều trường hợp, bao gồm cả tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không thứ hai ở biển Đông. Thêm vào đó, các hành động này còn được xem như là một công cụ gây sức ép lên các quốc gia khác trong khu vực”- bà Mira Rapp-Hooper, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến minh bạch châu Á, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
“Những hòn đảo nhân tạo mới có thể hỗ trợ Bắc Kinh trong nhiều trường hợp, bao gồm cả tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không thứ hai ở biển Đông. Thêm vào đó, các hành động này còn được xem như là một công cụ gây sức ép lên các quốc gia khác trong khu vực”- bà Mira Rapp-Hooper, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến minh bạch châu Á, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
Pháp luật TP. HCM
TQ trả lời về Senkaku/Điếu Ngư: "Mặc kệ Nhật Bản chịu hay không"
Sau khi Trung Quốc công bố website bản tiếng Anh/Nhật về chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư và bị Nhật Bản phản đối, Bắc Kinh đã tuyên bố "phớt lờ Tokyo".
Trang Phượng Hoàng (Trung Quốc) cho hay, hôm 4/3, Trung Quốc đã chính thức công bố bản tiếng Anh và tiếng Nhật website tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật gọi là Senkaku.
Phía Nhật Bản đã phản đối động thái trên của Bắc Kinh và yêu cầu Trung Quốc xóa website này.
Theo đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga khẳng định những thông tin trên website nói rằng Trung Quốc phát hiện, đặt tên và sử dụng đảo Senkaku/Điếu Ngư trước là "không đúng sự thực và không thể chấp nhận".
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã thẳng thừng gạt bỏ yêu cầu của Nhật bản.
Phiên bản tiếng Anh của trang web tuyên truyền. (Ảnh: China News).
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua (5/3), phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói - "Đảo Điếu Ngư cùng các đảo phụ cận là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, điều này đã có đầy đủ căn cứ lịch sử và pháp lý.
Về việc Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho rằng chủ trương của Trung Quốc không thể chấp nhận được, tôi muốn nói rằng, thực tế chính là thực tế, bất chấp Nhật Bản có &'chịu' tiếp nhận hay không".
"Trung Quốc không chấp nhận yêu cầu vô lý của Nhật, đồng thời một lần nữa thúc giục Tokyo có cái nhìn đúng đắn về lịch sử, tôn trọng thực tế nhằm thực hiện những nỗ lực mang tính xây dựng để xử lý các vấn đề liên quan" - bà Hoa nói thêm.
Theo Đại Lộ
Học giả Mỹ: Thôn tính Biển Đông là âm mưu xuyên xuốt từ Mao Trạch Đông Rõ ràng Bắc Kinh có ý định đánh chiếm và phái quân cắm chân thành các tiền đồn mới với mục đích kiểm soát ... Michael Pillsbury, chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc về Trung Quốc. Tờ Free Beacon ngày 26/2 đưa tin, Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Washington về việc Trung Quốc cần dừng các hoạt động...