Vạch mặt động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc
“Khi giàn khoan di chuyển về hướng Tây Bắc (hướng đảo Hải Nam), cũng không xa xôi gì với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam”, ông Trần Cao Mưu nói.
Thấy gì qua lời dọa của Trung Quốc về việc di chuyển giàn khoan?”Trung Quốc di chuyển giàn khoan là vì sợ hai cơn bão lớn”
Theo thông tin trên tờ Vietnamplus, tại thời điểm 18h30 ngày 16/7, giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam, ra ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia trong nước đã lên tiếng xung quanh động thái dịch chuyển giàn khoan này của Trung Quốc.
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội: Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại
“Chắc chắn Trung Quốc sẽ không dừng lại. Họ đã vẽ bản đồ 9 đoạn, rồi 10 đoạn, họ tuyên bố với thế giới về chủ quyền ở Hoàng Sa, đưa tàu, thuyền cản trở các hoạt động lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam… Do đó, bản thân chúng ta không mơ hồ, ảo tưởng mà phải luôn luôn cảnh giác”. Theo báo Giao thông vận tải.
Thiếu tướng Lê Văn Cương – Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công An: Trung Quốc sẽ chuyển sang một kịch bản đáng sợ
“Sau khi rút giàn khoan, Trung Quốc sẽ chuyển kịch bản sang một giai đoạn quyết liệt, đáng sợ hơn. Có thể, Trung Quốc sẽ đưa thêm nhiều giàn khoan vào khu vực này để tác nghiệp trái phép, kèm theo là hàng trăm tàu cá được sự bảo vệ của nhiều tàu Hải giám, Hải cảnh, Hải tuần.
Vạch mặt động thái dịch chuyển giàn khoan của Trung Quốc
Ý đồ khống chế Biển Đông của Trung Quốc dựa theo thuyết “không đánh mà thắng” của Quản Trọng – một nhân vật trong lịch sử Trung Quốc. Ít nhất, trong 10 năm tới, Trung Quốc cũng chưa “động binh” bởi Trung Quốc chưa đuổi kịp Mỹ. Họ sẽ sử dụng chiến thuật “vết dầu loang” để từ vùng này sẽ lan sang vùng khác”. Theo tờ Trí Thức Trẻ/Soha.vn
Trên tờ Tri thức trực tuyến, vị này cũng nhận định, giàn khoan Hải Dương-981 có chế độ ổn định rung lắc khá tốt nên không phải vì bão mà Trung Quốc di chuyển.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi – Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Trung Quốc đã tiếp tục bằng hai sự việc khác
“Dù hoan nghênh việc di chuyển giàn khoan của Trung Quốc nhưng tôi không phấn khởi vì cái gốc của vấn đề chưa được giải quyết. Ngay cả khi việc hạ đặt giàn khoan trái phép đã dừng thì họ đã tiếp tục bằng hai sự việc khác là khảo cổ và cố gắng để đăng ký cái gọi là “ Con đường tơ lụa trên biển” với UNESCO, bảo vệ tuyên bố chủ quyền mà họ không hề có ở Biển Đông.
Chúng ta phải chuẩn bị mọi phương án để có thể chủ động và không bao giờ ngỡ ngàng, bất ngờ trước các hành vi của Trung Quốc”. Theo tờ Trí Thức Trẻ/Soha.vn
Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội Nghề cá Việt Nam: Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu
Video đang HOT
“Trung Quốc rút giàn khoan cũng chưa khiến chúng ta mừng được. Vì thực ra khi giàn khoan di chuyển về hướng Tây Bắc (hướng đảo Hải Nam), cũng không xa xôi gì với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chúng ta chưa thể yên tâm về động thái tiếp theo của Trung Quốc.
Trung Quốc không bao giờ nhượng bộ, không bao giờ từ bỏ âm mưu “thôn tính Biển Đông”. Trung Quốc lùi một bước không có nghĩa họ nhận ra sai. Chúng ta đừng nghe lời họ nói, mà hãy nhìn vào hành động của họ”. Theo Infonet.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh quân khu IV, nguyên ĐBQH các khóa VIII, IX, X: Đừng ảo tưởng!
“Đừng thấy họ di chuyển giàn khoan mà vội vui mừng, đừng ảo tưởng rằng Trung Quốc thôi thực hiện mưu đồ chiếm Biển Đông. Đây chỉ là việc làm nhằm xoa dịu dư luận trước sự đấu tranh của Việt Nam và dư luận thế giới phản đối việc xâm phạm vùng biển của nước ta.
Đừng ảo tưởng việc giàn khoan Hải Dương 981 rút về đảo Hải Nam là Trung Quốc đã chấm dứt việc bành trướng, bá quyền. Giàn khoan đó dù có đi đâu thì cũng vẫn ở trên biển Đông. Đó là mắt xích để Trung Quốc thực hiện ý đồ của mình. Việt Nam cần phải tiếp tục kết hợp với quốc tế đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa”. Theo báo Một Thế Giới.
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Một phép thử của Trung Quốc tại Biển Đông
“Trung Quốc nói giàn khoan Hải Dương 981 đã “hoàn thành nhiệm vụ” thì đó là kiểu khoa trương của họ. Việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 không phải là việc cuối cùng mà Trung Quốc ở Biển Đông. Việc cuối cùng của họ là làm thế nào phải thống trị hoàn toàn Biển Đông và quản lý vùng biển này theo ý đồ của họ. Nước này sẽ có trăm phương ngàn kế để thực hiện, trong đó không chỉ có việc giàn khoan mà ngay lúc này đây, họ đang xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, cấm đánh bắt cá, tuyên bố bản đồ phi pháp…. Vụ giàn khoan chỉ là một phép thử của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tờ Trí Thức Trẻ/Soha.vn
Theo Tri Thức Trẻ
Biển Đông: Đằng sau 'nước cờ' đăng ký di sản của Trung Quốc
"Nếu được UNESCO công nhận và phê chuẩn là "Con đường tơ lụa trên biển" là của TQ, thì mặc nhiên vùng lãnh thổ biển Đông sẽ bị thay đổi, tức chủ quyền Việt Nam trong vùng sẽ bị ảnh hưởng" - GS.TS Nguyễn Tấn Anh phân tích.
LTS: Mới đây, TQ đã có một động thái mới đầy toan tính trên Biển Đông, là tích cực đẩy nhanh tiến độ thăm dò khảo cổ nhằm đăng ký di sản "Con đường tơ lụa trên biển" vào danh sách Di sản thế giới để UNESCO công nhận.
Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Tấn Anh*, chuyên gia về UNESCO, hiện đang là Giám đốc Trung tâm UNESCO Khoa học, Công nghệ và Tư vấn đầu tư phát triển. TS Tấn Anh nguyên là Trợ lý Chủ tịch BCH Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Trưởng đại diện Văn phòng đại diện Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tại Tp.HCM.
Theo GS.TS Nguyễn Tấn Anh, hành động lần này của TQ là "nước cờ khá hiểm mà tôi đã dự đoán từ lâu, trước khi họ đưa giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".
GS.TS Nguyễn Tấn Anh.
Thưa TS. Tấn Anh, căn cứ vào đâu để ông dự đoán TQ sẽ sử dụng "chiêu" đăng ký di sản văn hóa lên Ủy ban di sản của UNESCO?
GS.TS Nguyễn Tấn Anh: Trên thế giới đã có tiền lệ như thế này. Ví dụ, vụ tranh chấp biên giới và ngôi đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia vốn kéo dài từ lâu. Mãi đến năm 2007, Campuchia đã làm hồ sơ đệ trình lên Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đề nghị công nhận di sản thế giới cho đền Preah Vihear. Ngày 7/6/2008, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã tiến hành họp tại Canada và thông qua công nhận ngôi đền này là di sản văn hóa thế giới. Mặc nhiên đây được xem là di sản thế giới thứ ba của Campuchia.
Theo điều 4 của Công ước quốc tế về di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO, quốc gia nào trình hồ sơ lên UNESCO phê chuẩn thì di sản đó thuộc quốc gia làm hồ sơ trình. Vì Campuchia đã làm hồ sơ gửi lên UNESCO nên ngôi đền đã thuộc về Campuchia, quân đội Thái Lan phải lập tức rút ra khỏi vùng đó. Tất nhiên chủ quyền lãnh thổ vùng có ngôi đền cũng mặc nhiên được công nhận cho Campuchia.
Với TQ, hiện nay thế và lực của họ đang rất mạnh. Tầm ảnh hưởng của TQ trên thế giới rất lớn, họ sẽ dễ dàng thông qua UNESCO bởi nguyên tắc và cơ chế hoạt động của UNESCO khác xa Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Nguyên tắc thông qua của UNESCO là "đa số thắng thiểu số", các quốc gia đều bình đẳng "one vote - one country" (mỗi phiếu cho mỗi nước). Kể cả Hoa Kỳ nếu có can thiệp cũng chỉ có giá trị 1 phiếu.
Minh chứng gần đây nhất là vào ngày 31/10/2011, UNESCO đã bỏ phiếu công nhận Palestine là thành viên đầy đủ của UNESCO, mở đường cho việc xem xét công nhận độc lập cho Palestine của Liên hiệp quốc. Mặc dù trước đó, một số nước mà đặc biệt là Hoa Kỳ và Israel có phản đối UNESCO, nhưng với kết quả 107 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 52 phiếu trắng, Palestine đã chính thức trở thành thành viên đầy đủ thứ 195 của UNESCO.
Để "chống" công việc đó của UNESCO, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố cắt kinh phí đóng góp cho UNESCO (Hoa Kỳ đóng góp 22% trên tổng kinh phí hàng năm của UNESCO). Và đã có một số nước tuyên bố sẵn sàng đóng góp khoản kinh phí này thay cho Hoa Kỳ (khoảng 80 triệu USD/năm) trong đó có cả Trung Quốc và Nhật Bản, vì cả hai nước này cũng đều muốn "dùng" UNESCO để giải quyết tranh chấp một cách "dân chủ nhất, hòa bình nhất và tiến bộ nhất". Vì 3 cái "Nhất" đó là tính ưu việt của tổ chức UNESCO mà thế giới tôn trọng.
TQ đã nhanh nhảu trình hồ sơ
Thưa TS. Tấn Anh, hiện nay lộ trình thực hiện kế hoạch này của TQ tới đâu rồi? Các thông tin công bố cho thấy họ đang tích cực chuẩn bị, bắt đầu từ thành phố Tam Sa thành lập bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa?
GS.TS Nguyễn Tấn Anh: Theo thông tin báo chí trong và ngoài nước, kể cả của TQ mà tôi biết được, thì TQ đã chính thức đăng ký với Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO để xem xét. Những gì họ đang làm hiện nay là củng cố hồ sơ mà thôi! Họ đã đi trước khá nhiều và nay mới công bố công khai một cách rất chừng mực, ít ỏi...
Hiện tại Việt Nam vẫn còn rất ít chuyên gia, nhà nghiên cứu quan tâm tới việc này. Một số ý kiến phát biểu gần đây có vẻ chủ quan khi cho rằng khả năng UNESCO công nhận "Con đường tơ lụa trên biển" là không có.
Tôi đánh giá đây thực sự là "nước cờ mới trên biển Đông" kế tiếp vụ giàn khoan Hải Dương 981!
Theo ông, khả năng UNESCO sẽ công nhận cao không? Vì Việt Nam có rất nhiều bằng chứng và chứng cứ lịch sử, pháp lý về chủ quyền với Hoàng Sa từ thế kỷ 16 - 17 cho đến nay?
Tất nhiên TQ trình hồ sơ di sản thì họ đã chuẩn bị và họ sẽ tận dụng tối đa điều này. Như tôi đã nói, với thế và lực cũng như tầm ảnh hưởng hiện nay, TQ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều ở UNESCO so với Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.
Sau giàn khoan 981, TQ đang đi một nước cờ mới?.
Vì sao vậy thưa ông ?
Vì UNESCO là một tổ chức mang tính dân chủ rất cao. Ra đời trước Liên hiệp quốc, Tiền thân của UNESCO là Ủy ban quốc tế về hợp tác trí tuệ (ICIC - International Committee on Intellectual Cooperatinon, 1922 - 1946), xuất hiện ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với nhiều thành viên là các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà giáo dục nổi tiếng. Mục đích của tổ chức này là củng cố hòa bình thông qua con đường "hợp tác trí tuệ" là Văn hóa, Khoa học và Giáo dục, nhằm đẩy mạnh "Giáo dục hiểu biết quốc tế, hợp tác và hòa bình" để "Xây dựng hòa bình trong đầu óc của con người". Bởi vì họ cho rằng "Chiến tranh xảy ra trong đầu óc của con người nên con người cần phải xây thành trì của hòa bình" . Đây cũng là Lời mở đầu của Công ước thành lập UNESCO sau này.
Đặc biệt, 7 nguyên tắc trong các mục tiêu, nội dung và tiêu chuẩn của "Giáo dục hiểu biết quốc tế, hợp tác và hòa bình" của UNESCO [1] là phải đảm bảo về sự bình đẳng giữa các dân tộc và giữa các quốc gia. Dù dân tộc đó là đa số hay thiểu số, da trắng hay da màu; quốc gia đó nghèo hay giàu, tôn giáo hay không tôn giáo,... đều có quyền bình đẳng như nhau. Chính vì thế, nguyên tắc dân chủ, công bằng và đa số là nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động của UNESCO. Nước lớn như siêu cường Hoa Kỳ cũng chỉ 1 phiếu, nhỏ như Lào hoặc Brunei cũng mỗi nước 1 phiếu.
Tầm ảnh hưởng của TQ hiện nay trên khắp thế giới là rất lớn. Ở châu Phi, TQ gần như là nhà đầu tư nắm chặt huyết mạch của các nền kinh tế. Ở châu Á, TQ không ngừng ra sức gây ảnh hưởng, tạo quyền lực mềm. Một số nước châu Âu cũng bị phụ thuộc và ảnh hưởng của TQ. Ngay tại các nước ASEAN, theo điều tra của Viện nghiên cứu Pew Washington (Hoa Kỳ), có tới 7/11 nước ủng hộ TQ!
Qua các diễn đàn, sự kiện lớn của quốc tế cho thấy TQ đầu tư cho vận động hành lang (lobby) rất mạnh mẽ để đạt được mục tiêu của mình. Thậm chí ngay tại lưỡng viện của Hoa Kỳ, TQ cũng lobby rất quyết liệt, dữ dội.
Ngay trong tổ chức UNESCO, tầm ảnh hưởng của TQ ngày càng mạnh mẽ hơn nhiều cường quốc khác. Tại Đại hội Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới lần thứ 8 vừa qua do Việt Nam đăng cai tổ chức, TQ chỉ còn thiếu 1 phiếu nữa là trúng cử làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới. Đây là một tổ chức phi chính phủ bên cạnh UNESCO, tập hợp rộng rãi các nhà ngoại giao, nhà giáo, nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà báo,... có tên tuổi trên thế giới.
Với nguyên tắc dân chủ "one vote - on country", TQ rất dễ dàng vận động, tạo ảnh hưởng để được công nhận di sản văn hóa do họ trình lên.
Hành động cấp thiết của VN
Có nghĩa là TQ đang cố tình tận dụng tổ chức UNESCO để thông qua công nhận "Con đường tơ lụa trên biển", từ đó gián tiếp khẳng định chủ quyền?
Rõ ràng là như vậy! Khi chưa có bằng chứng pháp lý đầy đủ về chủ quyền hoặc chưa xác định về mặt chủ quyền lãnh thổ, thì UNESCO phải quan tâm tới di sản văn hóa cần được bảo vệ. Nhà nước TQ trình hồ sơ di sản tất nhiên cũng không cần đề cập đến chủ quyền hoặc đưa ra các chứng cứ pháp lý "ngụy tạo" mà người ta nói là theo kiểu TQ, vì TQ là "bậc thầy" về chuyện này. UNESCO chỉ chú ý khía cạnh văn hóa của di sản mà xem xét và căn cứ theo điều 4 của công ước mà cả Trung Quốc và Việt Nam đã ký để thực thi.
Nếu được UNESCO công nhận và phê chuẩn là "Con đường tơ lụa trên biển" là của TQ, thì mặc nhiên vùng lãnh thổ biển Đông sẽ bị thay đổi, tức chủ quyền Việt Nam trong vùng sẽ bị ảnh hưởng.
Thưa TS. Tấn Anh, với thủ thuật này của TQ, Việt Nam cần phải có biện pháp nào để bảo vệ chủ quyền và ngăn chặn ý đồ thâm độc này của TQ?
Việt Nam không còn con đường nào khác khả thi, có hiệu quả hơn là nên cùng sử dụng các giải pháp chính trị, ngoại giao và cuối cùng là pháp lý. Kinh nghiệm từ vụ tranh chấp đền Preah Vihear, Campuchia đã chủ động kiện ra tòa. Dù phán quyết của Tòa án công lý quốc tế không mang tính ràng buộc, song nó là cơ sở pháp lý để UNESCO công nhận di sản này thuộc về Campuchia.
Đây là giải pháp khôn ngoan và cần thiết nhất trong tình hình hiện nay để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Và suy cho cùng, con đường này vừa văn minh, tiến bộ, vừa được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cổ vũ. Việc này vô cùng cấp thiết, nếu chậm trễ hậu quả sẽ rất lớn!
Cảm ơn ông về buổi trò chuyện
*GS.TS Nguyễn Tấn Anh là người đã bảo vệ thành công Luận ánThạc sĩ và Tiến sĩ về UNESCO ở Việt Nam và Hoa Kỳ và có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến UNESCO về lĩnh vực Phát triển bền vững.
Theo thông tin của Tân Hoa xã, "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc lập trái phép từ năm 2012 ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đã đưa ra các chương trình bảo tồn trên đảo Hữu Nhật và đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu năm 2014. Ngoài ra, Trung Quốc thường xuyên có các hoạt động thăm dò khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và hiện nay kéo dài đến cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo thông tin này, Cơ quan di sản văn hóa Trung Quốc đã xác định 136 địa điểm dưới lòng biển Đông kể từ khi họ triển khai sáng kiến bảo vệ năm 1990 và nhiều địa điểm nằm trong danh sách bảo vệ quốc gia của Trung Quốc.
Chú thích:
[1] Bảy nguyên tắc đó là: Đảm bảo duy trì anh ninh hòa bình chống chiến tranh xâm lược và giải quyết xung đột bằng vũ lực; Đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc và giữa các quốc gia; Đảm bảo quyền con người; Đảm bảo phát triển bền vững; Đảm bảo môi trường; Đảm bảo bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; Đảm bảo hiểu biết về cơ cấu tổ chức hoạt động của các tổ chức quốc tế - Liên hiệp quốc.
Theo Vietnamnet
Vạch rõ Trung Quốc 2 lần dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc vừa tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành hai văn bản nêu rõ lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh...