Vạch mặt chỉ tên mánh lới kiếm tiền của cánh buôn xe cũ
Việc chọn mua một chiếc xe cũ vừa ý không dễ. Thông thường, người mua chỉ nhìn vào giá cả theo chủng loại, cũ hay mới, số công-tơ-mét, biển số, giấy đăng ký…
Nhưng trên thực tế, những thông số này thường không chính xác; nhiều xe đã được “thợ” nâng đời, tua công, “mông má” lại để lừa bán với giá cao…
“Nghệ thuật” mua và tân trang
Khu vực phố Trần Đăng Ninh, phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có thể coi là vòng ngoài của chợ xe máy cũ vốn nổi danh từ lâu ở Hà Nội. Tại đây, việc bán mua xe máy luôn diễn ra sôi động. Người ta có thể bán mua bất kỳ loại xe nào với đủ thể chất lượng cũng như những mức giá khác nhau. Điều này cũng phụ thuộc vào “độ sốt” của mỗi loại xe theo từng thời điểm và nhu cầu cần bán của các đối tượng khách trong mỗi khoảng thời gian…
Đ. “bưởng” vốn là một tay buôn có số má đã từng có hàng chục năm gắn bó với nghiệp xe máy, ăn dầm nằm dề tại khu chợ danh tiếng này nhưng đã giải nghệ chuyển sang hẳn một lĩnh vực khác mang lại lợi nhuận cao hơn và theo xu hướng thị trường hơn đó là buôn bán và sửa chữa ô tô khi đã có vốn và dần thấy xe máy đi vào giai đoạn thoái trào.
Nhiều mánh lới của dân buôn xe để “qua mặt” khách hàng.
Nhờ có vốn và sẵn những mánh lới làm ăn, Đ. “bưởng” đã thêu địa điểm và thành lập công ty, mở một garage sửa chữa ô tô nên tỏ ra rất phóng khoáng, đầy “tự hào” khi tiết lộ về những mánh lới của dân buôn xe máy mà Đ. “bưởng” là một trong số những người từng trải qua.
Theo chia sẻ của Đ. “bưởng”, dân buôn xe máy có rất nhiều mánh để có thể dễ dàng mua được một chiếc xe với giá rẻ mà bán ra giá đắt. Đ. “bưởng” dẫn chứng: Từ đầu năm đến giờ, giá xe đã tăng từ 20% đến 30%, thậm chí 50%. Dòng xe cũ được giao dịch phổ biến nhất hiện vẫn là các loại xe tay ga cũ.
Càng về cuối năm, giá càng tăng cao. Một chiếc xe SH(i) 125 phân khối của Honda sản xuất năm 2005, chất lượng còn tốt (cả về máy móc lẫn hình thức) có giá dao động từ 65 triệu đến 68 triệu đồng/xe, thì nay đã lên mức từ 74 triệu đồng đến 76 triệu đồng/xe. Tương tự, một chiếc xe Spaycy 125 phân khối của Honda sản xuất năm 2005 (máy và hình thức còn nguyên bản) có giá từ 75 triệu đồng đến 77 triệu đồng/xe. Với các dòng xe ga hạng trung bình, như: Airblade (Honda), Attila (SYM) Nouvo (Yamaha)… giá cũng tăng từ 2 đến 3 triệu đồng/xe. Còn với các dòng xe số, giá tăng từ 1,5 đến 2 triệu đồng/xe.
Video đang HOT
Xe cũ có giá bán khá cao nhưng vẫn được người mua chọn là do nhiều người “ngại” đăng ký xe mới và thích ưa chuộng mẫu mã các loại xe cũ. Chẳng hạn, xe Nouvo đời 2008, có giá 15 triệu đồng/xe, Attila đời 2008: 14 triệu đồng/xe. Các loại xe cao cấp như SH, LX, Spaycy… đã qua sử dụng, tùy theo chất lượng thì giá bán đều thấp hơn xe mới đến vài nghìn USD/xe.
Hiện, lại rộ lên lượng khách săn dòng xe Dream 100 (đời cũ của Honda), vì vậy mà cánh buôn xe biết lợi dụng vào những diễn biến tâm lý thị trường này để có thể tung ra những quái chiêu “mông xe”.
Để “mông” lại một chiếc xe cũ dễ như trở bàn tay đối với thợ xe. Công đoạn đầu tiên, mỗi khi mua được xe cũ, họ thường mang chúng đi “dọn” (rửa xe kỹ càng, đánh giá đúng độ mới cũ của từng bộ phận, rồi mới lên kế hoạch làm lại những chi tiết nào, mức độ can thiệp của thợ, phụ tùng thay thế…). Mỗi một con ốc khi tháo ra, lắp vào đều được bọc đầu tô vít hoặc tròng cẩn thận bằng nylon, không được phép để lại một vết xước nhỏ nào. Ngoài ra, để lên đời xe, thợ đã lợi dụng việc cấp đổi biển đã đăng ký mới, xóa sạch dấu vết của chủ cũ, sơn xi lại láng cóng mà đôi khi chính thợ còn bị lừa.
Hiện tại, để sơn lại toàn bộ vỏ một chiếc SH, LX, PS… có giá từ 1,8 đến 3 triệu đồng tùy thuộc vào yêu cầu của khách. Sau khi khoác cho xe một chiếc áo hoàn toàn mới với hồ sơ lý lịch sạch, nó nghiễm nhiên trở thành một chiếc nguyên bản, mang lại cho thợ từ 500 – 1.000 USD tiền lãi. Còn người mua thì phải bỏ ra số tiền lớn hơn rất nhiều so với giá trị thực của chiếc xe.
Thậm chí, cánh thợ mua xe ở đây còn tổ chức chiêu bài “tập thể”. Nghĩa là nếu người muốn bán một chiếc xe nhưng cũng chẳng dễ ràng bán được giá theo kỳ vọng. Sẽ có người đến trả giá chê bai xe với các bệnh khác nhau dạng như cò, rồi có người chốt giá mua. Tất cả thực tế là một chiêu bài.
Trong trường hợp khác có thể người bán sẽ bị mắc lừa nếu để cho thợ mua chạy thử, họ có thể mang xe và nhanh chóng thay đổi những linh kiện có giá trị (chế, tụ, ắc quy,…) hoặc gây ra những hỏng hóc nhất định nếu không mua được; hay như nắm bắt được khách đang cần gấp tiền, muốn bán xe vì một lý do nào đó cũng dễ bị ép giá bán ở mức rẻ nhất. Đối với những xe không có đủ giấy tờ, cánh buôn xe cũng sẵn sàng ép giá và mua với giá rẻ, sau đó bằng nhiều thủ thuật có thể dựng lại toàn bộ và bán lại với lợi nhuận cao…
“Kỹ nghệ” bán
Sau khi “luộc” xong đến giai đoạn tìm khách, các thợ xe bắt đầu đăng tin trên mạng, trên báo chuyên về mua bán với những nội dung câu khách như: “Cần đổi xe…, xe nữ, ít sử dụng giá thấp hơn so với giá thị trường 1-3 triệu đồng. Để tạo thêm niềm tin cho khách, nhiều thợ còn thêm từ “miễn trung gian”. Hàng trăm các mánh khóe khác cũng được dân buôn xe thiên biên vạn hóa để “móc túi” người mua, như: Cho phụ nữ đứng tên bán, dựng ở các địa điểm không phải nơi buôn bán xe và treo biển bán xe… để đánh lừa người mua xe.
Cũng theo chia sẻ của Đ. “bưởng”, dân chợ xe còn dùng “võ” thuê những người già hoặc người đứng lên bán hộ xe với mức “phế” 1 triệu đồng/chiếc và cứ bán xong xe này lại đưa xe khác vào. Ngoài ra, để đánh lừa khách, nhiều thợ xe làm cũ xe như tạo một vài vết xước nhỏ phía mũi hoặc đổ nước tiểu vào máy để tạo sùi mốc. Điều quan trọng trước khi đi mua xe là phải tham khảo giá và nên nhờ người có hiểu biết về xe xem hộ. Nếu thấy xe bán với giá quá cao hoặc quá thấp hãy thận trọng. Phương án tối ưu là nên mua xe của người quen hoặc mua xe mới với tầm tiền mình có, tránh mua phải xe “luộc” tiền mất tật mang.
Trong trường hợp phải mua xe ở chợ, hãy nhờ một người quen có kinh nghiệm về xe đi xem xe cùng. Họ có thể giúp phát hiện ra những khuyết điểm mà bạn không thể nhận ra được. Ngoài ra, bạn cũng nên khởi động “nguội” chiếc xe, khi máy nguội hoàn toàn. Nhiệt độ lạnh sẽ gây cho xe một số vấn đề mà nếu làm nóng lên sẽ không thấy được.
Những bộ phận mà bạn cần để mắt tới đầu tiên là máy xe và dàn vỏ. Hãy tìm xem trên thân xe có bất cứ vết trầy, xước hay rỉ sét nào không. Các vết trầy báo hiệu rằng xe đã từng bị va chạm mạnh trước đó. Rỉ sét có thể là do xe không được bảo quản đúng cách, và còn là dấu hiệu cho biết xe có thể còn những chỗ bị rỉ khác mà bạn không thấy được. Kiểm tra màu của dầu máy, dầu phanh và dầu hộp số. Hãy xem qua luôn bộ lọc khí của xe. Hãy so số khung và số máy xem chúng có khớp với nhau hay không. Nếu không, thì bạn cần phải hỏi ngay người bán rồi đấy.
Cần lưu ý rằng trên một số dòng xe, số khung và số máy có thể lệch nhau vài con số đầu hoặc cuối. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, hãy đối chiếu số khung, số máy với đăng ký gốc của xe. Thử qua toàn bộ các điều khiển, như đèn xe, đèn xi nhan, còi và tay ga.
Theo Người đưa tin
Vùng quê xôn xao với mánh lới lừa trúng thưởng mới
Thời gian gần đây, nhiều người tự nhận mình là nhân viên ngân hàng, gọi điện thoại vào các số thuê bao di động để thông báo trúng thưởng lớn. Không ít người đã mất tiền với bọn lừa đảo này.
Bỗng dưng trúng thưởng 250 triệu đồng
Đang gặt lúa dưới ruộng giữa trời nắng oi ả, chị Nguyễn Thị Th. xã Nhân Thành, huyện Yên Thành - Nghệ An được một thuê bao di động Viettel gọi đến thông báo: "Số thuê bao của chị đang dùng được trúng thưởng trị giá 250 triệu đồng". Chị Th. mừng thầm, 250 triệu đồng là niềm mơ ước cả một đời đối với người nông dân chân lấm tay bùn. Chị mừng khôn xiết, quên hết cái mệt, cái nắng nghiệt ngã.
Ảnh minh họa
Chị Th. nhanh nhảu khoe với. PV: "Tôi vừa được thông báo là trúng thưởng trị giá 250 triệu đồng, trong đó 200 triệu đồng là tiền mặt, và một chiếc xe máy tay ga trị giá 45 triệu". Chị kể tiếp: "Người đầu dây bên kia gọi đến thông báo cho chị là một nữ nói giọng Bắc và giới thiệu là nhân viên ngân hàng Vietcombank. Chị ta thông báo cho chị được giải thưởng do mạng di động Viettel tổ chức chương trình quay số trúng thưởng cho các thuê bao di động Viettel".
Chị Th suy ngẫm một lúc và hỏi nhân viên đầu dây bên kia: "Đây là số Viettel, số thuê bao di động bình thường chứ không phải là số của tổng đài? Nhân viên kia trả lời lại: "Em là nhân viên được phân công thông báo trúng thưởng cho chị ở ngân hàng". Nhân viên đó tiếp lời rất nhanh: "Nếu chị muốn ở hữu thì đọc số chứng minh nhân dân và địa chỉ của chị, sáng mai 10h Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) sẽ về tận nhà ghi hình chị nhận giải thưởng".
Cô này yêu cầu chị mua ba cái thẻ điện thoại, mỗi cái trị giá 300 nghìn đồng và đọc mã số thẻ. Trong lúc đi mua thẻ chị không được tắt máy và phải bí mật, không được tiết lộ cho ai biết. Chị Th. thắc mắc sao phải làm như vậy thì được nhân viên giải thích: "Trong lúc tắt máy hacker sẽ chặn thuê bao của chị. Và chị thông báo đến mọi người thì bọn côn đồ sẽ biết chị nhận được nhiều tiền, tính mạng chị sẽ bị nguy hiểm".
Nhân viên đấy nói đến đây chị Th. đoán là trò lừa đảo nên cố tình giả vờ rằng: "Chị ở vùng sâu, vùng xa. Nếu chị đi mua thẻ điện thoại phải lên thị trấn khoảng 7h tối mới tới nơi". Khi được nghe chị Th. nói 7h tối mới mua được nhân viên kia còn tiếp lời: "Chị mua nhanh em còn làm thủ tục kịp cho sáng mai công ty Viettel và Đài THVN đi máy bay về trao giải thưởng. Chị cố gắng tìm cửa hàng nhỏ mua thẻ cũng được!".
Chị Th. lại nảy ý định thử nhân viên kia: "Vì chị đang đi làm đồng, giờ lên thị trấn mệt lắm em à. Nếu em giúp chị bỏ tiền làm thủ tục đó, chị biếu em 45 triệu đồng, được 200 triệu đồng chị cũng vui sướng lắm rồi". Sự đối đáp của nhân viên kia cũng rất bài bản: "Chị ơi! Em chỉ là nhân viên làm theo chỉ đạo của công ty, em không được phép lấy quà của khách". Chị Th. tiếp lời: "Vậy em chờ chị đi mua thẻ rồi chị gọi lại cho em". Nhân viên này vẫn bảo chị trong lúc đi mua thẻ chị không nên tắt máy.
Khi biết không thể lừa được, cô gái tự nhận là nhân viên ngân hàng vội tắt điện thoại. Được biết, xã chị Th. đã có nhiều trường hợp bị lừa đảo theo hình thức kể trên.
Viettel không có chương trình quay số trúng thưởng Theo tin tức của tổng đài Viettel: "Hiện nay mạng Viettel không có chương trình quay số trúng thưởng cho các thuê bao di động mạng Viettel. Một số cá nhân, tổ chức đã lợi dụng uy tín của Viettel để lừa đảo. Nếu ai đã bị lừa và đã cung cấp cho chúng mã số thẻ cào điện thoại nên khai báo với cơ quan công an nơi mình ở".
Muốn nhận giải, phải đóng 5 triệu đồng
Vài tiếng sau tôi lại được cô em họ tên H. ở xã Đồng Thành - Yên Thành - Nghệ An gọi điện báo: "Chị ơi! Em vừa được một người gọi điện đến xưng là nhân viên của Viettel. Họ bảo số thuê bao của em được trúng thưởng 300 triệu đồng và một năm uống sữa Vinamilk miễn phí. Để nhận giải thưởng này em phải làm thủ tục mất 5 triệu đồng. Họ hướng dẫn em phải mua thẻ điện thoại có giá trị cộng lại bằng năm triệu, cào và đọc mã thẻ cho họ. Ngày mai Đài THVN sẽ về quay và trao giải thưởng cho em. Họ nói rằng trong thời gian đi mua thẻ em không nên tắt máy và cũng không được nói cho ai biết, phải bí mật".
H. bảo không có tiền, thì nhân viên kia bảo không có 5 triệu thì 1 triệu cũng được. H. tiếp tục bảo không có, nhân viên kia vẫn kì kèo rằng "100 nghìn cũng được". Không được 100 nghìn, người kia giảm xuống, bảo "cào thẻ 20 nghìn cũng được".
Theo tìm hiểu của PV, không chỉ nhiều xã, huyện ở Nghệ An mà người dân nhiều tỉnh khác như Nam Định, Thái Bình, Hà Nội đã bị lừa với chiêu trò trên.
Theo Nguoiduatin
Che ô cho người gặp nạn bất tỉnh giữa đường nắng nóng Sau khi đi xe máy va chạm với một chiếc ôtô, người đàn ông ngã nằm úp mặt trên đường. Trong lúc đó chờ xe cấp cứu, một người phục vụ quán cà phê gần đó đã nhanh trí đem ô ra che nắng cho người đàn ông không may mắn này. Khoảng 13h trưa nay (4.6), trên con đường trong khu đô...