“Vạch lá tìm sạn” trong những bộ phim kinh điển khi dính phải những lỗi chẳng ai ngờ tới
Lẽ thường trên đời chẳng có gì là hoàn hảo, ngay cả những bộ phim được xem là bom tấn triệu đô đôi khi cũng dính phải những “hạt sạn” ngớ ngẩn như thế này đây.
1. Cuốn Theo Chiều Gió – Gone with the Wind (1939)
Trong cảnh Ashley bị thương từ vụ cướp khiến cho chồng của Scarlett - Ngài Kennedy chết, Melanie đã vội vàng đi lấy cây đèn dầu để đi theo Ashley trở về phòng ngủ. Có lẽ lúc đó mọi người, kể cả đoàn làm phim, đều đang lo lắng cho thương tích của Ashley nên quên rằng đèn dầu thời đó thì không cần dây điện.
2. Chuyện Tào Lao – Pulp Fiction (1994)
Khi đang tìm cách tiêm một mũi adrenaline cho Mia Wallace, họ phải đánh dấu trên ngực cô ấy bằng một 1 vết mực đỏ. Sau phát tiêm đó thì vết đỏ cũng bay đi như cách những vết hickey biến mất vậy.
3. Kẻ Hủy Diệt 2: Ngày Phán Xét – Terminator 2: Judgment Day (1991)
Sang tới phần thứ 2 của series The Terminator, có vẻ như robot hủy diệt T-1000 cuối cùng cũng chịu nâng cấp thêm chức năng Google Map khi mà sau cuộc rượt đuổi gay go dưới chân cầu, kính chắn gió của chiếc xe tải này đã bị hư hại nặng nhưng chỉ một lúc sau đó, T-1000 đã đưa xe đi sửa và thay mới cả bộ.
4. Kỵ Sĩ Bóng Đêm Trỗi Dậy – The Dark Knight Rises (2012)
Video đang HOT
Áp lực của nghề báo được thể hiện rõ ràng nhất là đây. Sự việc viên kim cương triệu đô Heist vừa bị thó mất mà báo chí phải lên bài ngay đến mức đánh nhầm cả chữ như thế này.
5. Người Dơi Tái Xuất – Batman Begins (2005)
Ở một vũ trụ khác, gỗ đang cháy cũng biết lựa chỗ té. Vừa cảnh trước rớt ngay chân anh Bruce thì cảnh sau ụp luôn lên mặt anh.
6. Cướp Biển Vùng Caribbean: Lời Nguyền Của Tàu Ngọc Trai Đen – Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl (2003)
Ngay cái lúc mà Jack nói “On deck, you scabrous dog” (tạm dịch: “Lên thuyền nào, mấy con súc vật trời đánh”), ở mạn trái của chiếc thuyền nhìn qua vai Jack, xuất hiện một chàng trai đội mũ cao bồi với làn da rám nắng, mặc áo phông và đeo kính mát đang nhìn ra phía biển. Lộn phim rồi anh ơi…
7. Biệt Đội Báo Thù – The Avengers (2012)
Trong khi chiến đấu với Chitauri, Captain America đã bị bắn trúng ngay phần hông. Chúng ta có thể thấy rõ áo giáp của anh bị hư hại như thế nào cho đến khi Iron Man tức giận trả thù cho “người tình” bằng cách bắn nát một chiếc phi thuyền lớn, trong lúc đó Cap đã tranh thủ sửa xong áo giáp của mình.
8. Cuộc Đời Forrest Gump (1994)
Forrest Gump nên gắn thêm nhãn cảnh báo phim kinh dị cho người xem khi ở những cảnh như thế này, đồ vật cứ tự chuyển động mà Jenny vẫn cứ tự nhiên nói chuyện được như thế.
Trên đây chỉ là một vài trong số những lỗi quay phim ngớ ngẩn mà các nhà là phim mắc phải. Mặc dù đã phải trải qua khá nhiều công đoạn kiểm tra trên từng khung hình, thế nhưng qua con mắt của vô vàn người xem thì sạn vẫn cứ là sạn!
Theo yan.vn
Màn đòi nợ để đời trong 'Pulp Fiction'
Nam diễn viên Samuel L.Jackson đã dùng hết sự phẫn nộ của mình để thực hiện cảnh phim này.
Pulp Fiction, hay còn được biết đến với tựa Chuyện tào lao, là bộ phim độc đáo của đạo diễn quái kiệt Quentin Tarantino. Đây là tác phẩm thứ 2 của đạo diễn người Mỹ này và nó đã mang về cho ông thành công cả về doanh thu lẫn nghệ thuật.
Phim trở thành tác phẩm độc lập đầu tiên có doanh thu hơn 200 triệu USD (thời điểm năm 1994), đồng thời nhận được một giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc (cùng 6 đề cử khác), một Quả cầu vàng, một Cành cọ vàng và rất nhiều giải thưởng khác. Viện điện ảnh Mỹ xếp phim này đứng thứ 7 trong cuộc bình chọn những bộ phim gangster hay nhất mọi thời đại.
Điểm khiến bộ phim này đặc biệt nằm ở chỗ, Pulp Fiction là tập hợp những câu chuyện tào lao, theo đúng tựa đề bộ phim. Những mảnh chắp vá, rời rạc đó làm nên bức tranh tổng thể về giới tội phạm tại Mỹ với bạo lực, tình dục, ma túy. Bộ phim có thoại bậy và nhiều cảnh máu me đến mức phải dán nhãn R (không dành cho người dưới 17 tuổi).
3 câu chuyện nhỏ trong phim tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng lại được gắn kết bởi nhân vật ông trùm Marcellus Wallace (Ving Rhames). Đạo diễn Quentin Tarantino không kể một câu chuyện hoàn chỉnh mà để khán giả tự sắp xếp nội dung cho mình.
Một trong những nhân vật gây ấn tượng với khán giả của Pulp Fiction là Jules Winnfield, do nam diễn viên Samuel L.Jackson thủ vai. Jules là một trong hai tên chân tay của ông trùm Marcellus Wallace, đang cùng Vincent Vega (John Travolta) đi làm nhiệm vụ đòi nợ. Jules là một tay tội phạm lắm điều và... sùng đạo - hai đức tính không hề liên quan đến con người của hắn.
Jules nói luôn mồm, nói đủ thứ chuyện, như món ăn ở Amsterdam, chuyện ông chủ của chúng đánh ghen, mát xa chân. Trước khi cầm súng lên, Jules dễ khiến người ta không đề phòng về hắn, vì hắn quá lắm điều và dễ gần. Cái vẻ tưng tưng của Jules làm người ta quên mất hắn vẫn là một tên tội phạm nguy hiểm cho đến khi hắn giơ súng lên và bắn chết người trong chớp mắt.
Mọi câu thoại của Jules đều ấn tượng với khán giả, đặc biệt là phân cảnh hắn và Vincent Vega đi đòi nợ. Khi con nợ đòi thương lượng, Jules bỗng nhiên bùng nổ. Hắn vừa trích dẫn đoạn Ezekiel trong Kinh Thánh vừa bắn vào người nạn nhân, mặc cho nạn nhân quằn quại vì đau đớn, rồi sau đó xả súng liên tiếp để kết liễu.
Tột cùng bạo lực với màn đòi nợ để đời trong &'Pulp Fiction'
Đây cũng là một trong những đoạn phim bạo lực tiêu biểu của Pulp Fiction. Đạo diễn đưa đầu óc khán giả ở trong trạng thái buông thả với những đoạn hội thoại nhảm nhí của nhân vật, rồi đột ngột, tiếng súng bùng nổ làm người xem căng thẳng.
Để thể hiện trọn vẹn nhân vật này, Samuel L.Jackson đã dùng hết sự phẫn nộ của mình trong lúc thử vai để lấy được tinh thần của nhân vật. Tờ Vanity Fair kể lại hậu trường bộ phim này, trong đó có chi tiết khi đạo diễn Quentin Tarantino thực hiện Pulp Fiction, ông đã nói với Samuel L.Jackson rằng 'có một vai diễn cho anh, anh không cần phải thử vai'. Điều đó khiến Samuel L.Jackson rất tin tưởng và tập trung cho Fresh - dự án anh đang tham gia lúc đó.
Sau đó, Samuel L.Jackson gần như phát điên và phải tức tốc bay đến Los Angeles để thử vai khi nghe tin vai diễn của mình có một người nữa tham gia casting. Ngay khi trên máy bay, anh đã phải học thuộc thoại của mình để chuẩn bị có buổi diễn thử.
Sự giận dữ của Samuel L.Jackson tích tụ đến khi anh diễn thử cảnh cuối cùng trong quán ăn, nơi nhân vật Jules lần thứ 3 trích dẫn Kinh thánh, diễn xuất của anh bùng nổ tới mức khiến nam diễn viên nhận được vai diễn này. "Kể cả khi trở về New York, tôi vẫn còn giận. Nhà sản xuất nói rằng tôi không có gì phải lo lắng nữa. Mọi chuyện thoải mái hơn rồi. Vai diễn sẽ là của tôi. Anh ấy còn nói một điều bí mật nữa là chính họ cũng không biết kết thúc bộ phim như thế nào trước khi tôi thực hiện cảnh cuối cùng đó", Samuel L.Jackson kể lại.
Kết quả, với sự xuất thần của mình, Samuel L.Jackson đã nhận được một đề cử Oscar cho vai diễn này. Đây cũng là vai diễn để lại dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp diễn xuất của anh.
Theo VNE
'Bad times at the El Royale' nhận được vô số lời khen từ các nhà phê bình Với sự góp mặt của đạo diễn của Cabin in the woods là Drew Goddard cùng dàn diễn viên tên tuổi, Bad times at the El Royale (Tựa Việt: Phút kinh hoàng tại El Royale) là một trong các tác phẩm được trông đợi bậc nhất dịp cuối năm 2018. Trailer Bad times at the El Royale - Phút kinh hoàng tại El...