Vách đá Moher: Vẻ đẹp khoáng đạt không thể bỏ lỡ
Vẻ đẹp của Vách đá Moher mang đến cho chúng ta những trải nghiệm phong phú về bờ tây Ireland.
Cliffs of Moher nghĩa là “Vách đá của pháo đài cổ”, nhưng pháo đài cổ đã không còn dấu vết. Nó đã bị tháo gỡ phá hủy vào năm 1808 để làm vật liệu cho một tháp điện báo nhằm đưa ra cảnh báo Pháp xâm chiếm trong cuộc chiến tranh của Napoleon.
Đến giữa thế kỷ 19 lãnh chúa Cornelius O’Brien đã xây tại đây tòa tháp mang tên O’Brien tại điểm cao nhất của vách đá (theo wiki). Tương truyền lãnh chúa xây để thu hút các cô gái đẹp tới ngắm cảnh.
Vách đá Moher hùng vĩ uy nghi khoáng đạt, nằm ở County Clare dọc theo Đại Tây Dương, tuổi đời hơn 320 triệu năm. Cliffs of Moher bắt đầu từ độ cao 120 m tới điểm cao nhất là 214 m so với mặt nước biển, trải dài 8km.
Nơi đây là chỗ trú ngụ của các loài chim biển đặc biệt, hàng năm chào đón hơn 30.000 cặp sinh sản và cũng là nơi có nhiều hệ thực vật quý hiếm.
Vách đá Moher có địa chất đặc biệt và nổi bật, là thành viên của mạng lưới công viên địa chất Châu Âu và được UNESCO công nhận.
Ở nơi khoáng đạt này thiên nhiên được bảo toàn, được để yên và tôn trọng: không nhà hàng khách sạn cáp treo, chỉ có trung tâm du lịch bán vé và triển lãm về vách đá. Trung tâm nằm cách vách đá Moher khoảng 300m, được xây dựng nép trong lòng sườn đồi để giảm thiểu tác động trực quan tới thắng cảnh thiên nhiên này. Trung tâm thân thiện với môi trường như sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo bao gồm sưởi ấm và làm mát, tái chế nước….
Video đang HOT
Hình dáng cửa trổ ra của trung tâm thiết kế theo hình mắt loài chim biển đặc trưng nơi này. Ở đây có triển lãm trưng bày về Cliff of Moher, và màn hình đa phương tiện lớn giới thiệu các loài chim biển và hang động ngầm dưới nước bên dưới các vách đá. Trung tâm có xe lăn để phục vụ du khách có nhu cầu.
Để bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Cliff or Moher, du khách được khuyến khích tới vào các thời điểm không nằm trong mùa cao điểm, với những ưu đãi riêng.
Đẹp, hùng tráng là thế nhưng đồng thời vách đá Moher còn được xếp vào top 10 địa điểm du lịch nguy hiểm của thế giới. Nguy hiểm ở chỗ đã có những tai nạn chết người khi đi vào đường gồ ghề không có lan can, bị ngã rơi xuống; hoặc mưa trơn, gió lớn thổi bay người, vận tốc gió có lúc lên tới 140km/h. Gần đây với phong trào chụp ảnh tự sướng, cũng góp phần gây nên những cái chết lãng xẹt.
ếu các bạn có bằng lái quốc tế hãy trải nghiệm lái xe vòng quanh Ireland vì cảnh thiên nhiên phong phú đa dạng, địa hình biển, rừng, núi được bảo tồn nguyên vẹn với rất ít sự tác động của con người. Đường cái, đường cao tốc của Ireland có chất lượng miễn chê.
Nếu bạn tự lái xe thì hãy dừng chân ở 1 thị trấn nhỏ cách Cliff of Moher khoảng 8km. Nơi có con phố nhỏ mang tên Ngư Dân. Nơi này có nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn ngon, chocolate trứ danh cùng cảnh sông núi hữu tình.
Tại phố Ngư Dân, hãy thử món súp hải sản ngon “khét tiếng” tại quán Gus O’Connor’s Pub với tuổi đời lâu năm, và các món ăn truyền thống Ireland, quán kinh doanh từ năm 1832 tại địa chỉ Fisher St, Ballyvara, Doolin, Co. Clare, V95 FY67, Ireland.
Quán được đánh giá 4.5 sao của hơn 2300 nhận xét và nhớ tìm đồng 1000 mà tác giả bài viết đã dán trong vách tường quán, đồng tiền Việt duy nhất tại quán thời điểm 2019.
Và tất nhiên, không thể không thử bia Guinness vang danh bốn cõi, đặc sản của Ireland.
Căn nhà màu tím lợp rơm vô cùng xinh xắn như cổ tích.
Vẻ đẹp của Vách đá Moher mang đến cho chúng ta những trải nghiệm phong phú về bờ tây Ireland.
Bạn sẽ cảm nhận sự nhỏ bé của mình trước kỳ quan thiên nhiên này và ký ức tuyệt đẹp mỗi khi nhớ về vách đá diệu kỳ uy nghi tự nhiên nhô ra trên nền Đại Tây Dương mênh mông./.
Bình Định: Tháp Bình Lâm Vẻ đẹp đậm màu thời gian
Tháp Bình Lâm (Bình Định) được xây dựng vào cuối thế kỷ X - đầu thế kỷ XI, mang trong mình một vẻ đẹp đậm màu thời gian, phảng phất tinh thần cổ điển, với kiến trúc chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
Kiến trúc uy nghi của tháp Bình Lâm.
Kiến trúc uy nghi
Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này.
Tháp Bình Lâm được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, chỉ một số ít ở diềm góc là bằng đá sa thạch nhưng hiện nay cũng đã bị mất chỉ còn lại dấu tích. Ngôi tháp này khoác lên mình vẻ đẹp trang nhã và thành kính của chiếc áo màu gạch vàng.
Tháp Bình Lâm bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía Đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây - Nam - Bắc. Về mặt kết cấu, tháp có ba tầng, càng đi lên càng thu nhỏ dần về phía đỉnh. Tháp cao khoảng 20 m, bình đồ vuông, mỗi cạnh khoảng 10 m.
Cửa chính thông vào lòng tháp là 4,3 m, lòng tháp mỗi cạnh 5 m, lòng cửa 1,8 m, tường dày 2,4 m. Hai cửa giả ở phía Tây và phía Nam của tháp còn khá nguyên vẹn; cửa phía Đông đã bị sụp lở phần vòm cửa phía trên và chân. Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau, nhô ra khỏi thân tháp 1,5 m, được tạo chân cửa bằng những trụ vuông thẳng đứng, phía trên được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, vươn cao và có hình mũi giáo. Trên mặt cửa vòm là tạo hình giống các tòa lâu đài dạng tháp, được lặp lại và thu nhỏ theo hình cửa giả một cách cân đối. Mỗi hình cửa giả như vậy là một khám thờ, rèm các lá nhĩ cửa giả được chạm các hình con nghê đầu quay ra bên ngoài. Trong các ô khám được chạm các hình thần đứng ngồi khác nhau nhưng nay đã bị mất.
Phù điêu trên tháp.
Mái tháp có 4 tầng, nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng là hình ảnh thu nhỏ của tháp nhưng được trang trí bởi các hoa văn khắc tạc tinh tế. Đường diềm ngăn cách thân và mái được trang trí bằng hoa văn cánh sen cách điệu, uốn lượn liên hoàn. Hiện nay, các tháp nhỏ gắn ở bốn góc không còn. Ở giữa các tầng đều có cửa giả và cũng đều tạo ra các ô khám chờ, bên trong đều có tượng Phật, nay do thời gian đã bị bào mòn hoặc đã bị đục mất. Mặt tường mái phía Tây hiện còn thấy rất rõ một bức phù điêu chim thần Garuda.
Mặt tường bên ngoài tháp Bình Lâm cũng được trang trí bằng hệ thống các cột ốp, nhưng có điểm khác biệt là đường rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi; không còn hoa văn phủ kín bề mặt cột ốp và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp.
Sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và điêu khắc
Các môtíp hoa văn của tháp Bình Lâm đều được tạo trực tiếp lên gạch. Một số họa tiết trang trí như các tháp trang trí góc, hình ảnh các tòa lâu đài trên các cửa giả và các họa tiết những văn hoa quanh diềm thân tháp rất gần với môtíp kiến trúc của những tháp Chàm ở thế kỉ X. Tuy nhiên, những đặc điểm mới mẻ trong kiến trúc trang trí của tháp Bình Lâm như xuất hiện các hoa văn lạ, không trang trí hoa văn trên mặt tường, các rãnh dọc thân tháp đã được thu nhỏ lại, vòm cửa vươn cao, có hình mũi giáo... được coi là sự báo hiệu cho phong cách tháp Chăm mới, hay còn gọi là phong cách tháp Chăm Bình Định sau này - chuyển từ sự thanh tú, duyên dáng sang nhấn mạnh vào sự hoành tráng, khỏe khoắn trong kiến trúc Chăm.
Các môtíp hoa văn của tháp Bình Lâm đều được tạo trực tiếp lên gạch.
Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế. Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy.
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến năm 1993, tháp Bình Lâm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Dinh thự cổ bí ẩn như pháo đài, nằm sâu trong rừng khiến ai cũng hiếu kỳ Tọa lạc ở vị trí hiểm trở, dinh thự cổ này thu hút sự hiếu kỳ và tò mò của rất nhiều người ở Trung Quốc. Trung Quốc là một lãnh thổ rộng lớn, trong suốt nghìn năm lịch sử, có rất nhiều tòa nhà được xây dựng, mang đậm đặc trưng văn hó dân gian. Mỗi nơi đều để lại dấu ấn...