Vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6%
Chuyên gia độc lập cho biết vaccine Sputnik V của Nga đạt hiệu quả 91,6% chống Covid-19, trở thành vaccine thứ ba trên thế giới đạt hiệu quả hơn 90%.
Phân tích dữ liệu mới từ 20.000 người tham gia thử nghiệm Giai đoạn ba cho thấy việc tiêm chủng hai liều vaccine Sputnik V mang lại hiệu quả hơn 90% đối với ca mắc Covid-19 có triệu chứng.
“Việc phát triển vaccine Sputnik V đã bị chỉ trích vì quá vội vàng, đốt cháy giai đoạn và thiếu minh bạch. Tuy nhiên, kết quả được báo cáo ở đây là rõ ràng và nguyên tắc khoa học của việc tiêm chủng đã được chứng minh, đồng nghĩa thêm loại vaccine thể tham gia cuộc chiến giảm tỷ lệ mắc Covid-19″, theo phân tích độc lập đăng trên tạp chí y khoa Lancet hôm nay của Ian Jones, chuyên gia thuộc Đại học Reading và Polly Roy của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London.
Nhân viên y tế Serbia chuẩn bị liều tiêm vaccine Sputnik V tại Hội chợ Belgrade hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Theo phát hiện sơ bộ, việc tiêm chủng vaccine Sputnik V hai liều “cho thấy hiệu quả cao” và mức chịu tốt đối với những người tham gia trên 18 tuổi trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối, đồng tác giả Inna Dolzhikova thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Quốc gia Gamaleya của Nga cho hay.
Video đang HOT
Sputnik V, được đặt theo tên vệ tinh thời Liên Xô, đã được phê duyệt ở Nga nhiều tháng trước khi kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối được công bố, dẫn đến sự hoài nghi từ các chuyên gia.
Tuy nhiên, kết quả phân tích mới cho thấy Sputnik V là một trong những vaccine hiệu quả hàng đầu, cùng với vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Đây là ba loại vaccine trên thế giới hiện đạt hiệu quả hơn 90%.
Phân tích dựa trên thử nghiệm với 14.964 người tham gia nhóm tiêm vaccine và 4.902 người tham gia nhóm giả dược, với hai mũi tiêm cách nhau 21 ngày. Những người tham gia đã được xét nghiệm Covid-19 khi đăng ký thử nghiệm, xét nghiệm trước khi tiêm liều thứ hai cũng như xét nghiệm thêm lần nữa nếu họ báo cáo triệu chứng.
Từ liều thứ hai, 16 ca có triệu chứng Covid-19 được xác nhận trong nhóm vaccine và 62 ca ở nhóm giả dược, cho hiệu quả tương đương 91,6%. Tuy nhiên, các tác giả cho biết hiệu quả chỉ được tính toán trên các trường hợp có triệu chứng và sẽ cần nghiên cứu thêm để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến bệnh nhân không triệu chứng.
Trước kết quả thử nghiệm Giai đoạn ba, Nga đã tiến hành một chiến dịch tiêm chủng đại trà cho các công dân từ 18 tuổi trở lên. Một số quốc gia đã đăng ký Sputnik V, gồm Belarus, Venezuela, Bolivia và Algeria.
Ưu điểm của Sputnik V là có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường thay vì điều kiện đông lạnh thấp hơn nhiều so với một số vaccine khác. Thủ tướng Đức Angela Merkel tháng trước cho biết Đức đã đề nghị hỗ trợ Nga phát triển Sputnik V, sau khi chính quyền Moskva cho biết họ đã nộp đơn đăng ký tại Liên minh châu Âu (EU).
Nga thông báo vaccine thứ hai đạt hiệu quả tuyệt đối
Ngày 19/1, Cơ quan Giám sát và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor tuyên bố vaccine thứ hai ngừa bệnh COVID-19 của nước này đạt hiệu quả 100% dựa trên kết quả thử nghiệm lâm sàng.
Vaccine Sputnik V phòng COVID-19 của Nga. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng TASS đưa tin Nga đã bắt đầu thử nghiệm quy mô lớn vaccine EpiVacCorona, do Trung tâm Nghiên cứu virus và công nghệ sinh học nhà nước Vector phát triển, vào tháng 11/2020. Trước đó, Nga đã cấp phép cho vaccine Sputnik V, với hiệu quả đạt 92%.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ mong muốn thiết lập một cơ chế cho phép chia sẻ lượng vaccine chưa dùng đến (dự trữ) với các quốc gia láng giềng nghèo hơn và các nước ở châu Phi.
Phát biểu với các nghị sĩ châu Âu, Ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides nói: "Chúng tôi đang phối hợp với các quốc gia thành viên để đề xuất một cơ chế chia sẻ vaccine cho các nước ngoài EU".
Bà Stella nhấn mạnh rằng cơ chế này sẽ cho phép các nước nghèo hơn tiếp cận với nguồn vaccine trước khi cơ chế COVAX - chương trình chia sẻ vaccine trên toàn thế giới do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng, được vận hành đầy đủ.
Theo kế hoạch, EU sẽ ưu tiên chia sẻ vaccine cho các nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương nhất tại các nước ở khu vực Tây Balkan, Bắc Phi và Tây sa mạc Sahara.
Theo bà Stella, cơ chế COVAX hiện đã đi vào hoạt động nhưng cho đến nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn vaccine. Tháng 12/2020, WHO thông báo đã đạt được thỏa thuận mua gần 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19, nhưng phần lớn trong số vaccine này mới chỉ được cam kết bằng những thỏa thuận không ràng buộc với các hãng sản xuất vaccine vì hiện COVAX không có đủ tiền để đặt trước.
Một quan chức giấu tên của EU cho biết các nhà sản xuất dược sẽ không giao hàng nếu không có tiền đặt cọc trước.
Cho đến nay, EU - khu vực với 450 triệu dân, đã đặt mua gần 2,3 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 từ 6 công ty. WHO đã cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra trong trường hợp phân phối không công bằng khi các quốc gia giàu có tích trữ quá nhiều.
Mặc dù vậy, WHO vẫn lạc quan việc phân phối vaccine theo cơ chế COVAX tới những nước nghèo và thu nhập trung bình sẽ bắt đầu ngay trong quý I/2021. COVAX đã đặt mục tiêu đến cuối tháng 3, có thể phân phối 135 triệu liều vaccine tới 92 nước thu nhập thấp và trung bình trong chương trình.
800.000 người Nga đã tiêm vaccine COVID-19 và nhận chứng chỉ số Bộ trưởng Y tế Nga ngày 2/1 xác nhận trên 800.000 công dân nước này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 và nhận chứng chỉ số. Nga đã tiêm vaccine Sputnik V cho trên 800.000 người. Ảnh: Getty Images Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cho biết từ ngày 1/1, công dân sau khi tiêm vaccine...