Vaccine Pfizer làm giảm nCoV lây truyền
Hai nghiên cứu mới của Israel cho thấy vaccine Covid-19 của Pfizer-BioNTech giup ngăn chăn đáng kể sự lây lan cua virus.
Nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia của Bộ Y tế Israel và Pfizer cho thấy vaccine làm giảm lây nhiễm trong số người không có triệu chứng là 89,4%, nhóm có triệu chứng là 93,7%. Theo một nghiên cứu khác của Trung tâm Y tế Sheba trên tạp chí Lancet, đợt tiêm phòng thứ nhất cho 7.214 nhân viên tại cơ sở này vào tháng 1 giúp giảm 85% tỷ lệ mắc Covid-19 có triệu chứng trong vòng 15 đến 28 ngày. Đồng thời, vaccine giúp giảm 75% tổng số ca nhiễm, kể cả các trường hợp không có triệu chứng được phát hiện nhờ xét nghiệm.
Michal Linial, giáo sư sinh học phân tử và tin sinh học tại Đại học Hebrew của Jerusalem, cho biết những phát hiện này là một bước tiến lớn. “75% hay 90% đều là mức giảm lớn, cho thấy vaccine không chỉ giữ an toàn cho người được tiêm, mà còn bảo vệ những người xung quanh”, giáo sư cho hay.
Cần nhiều nghiên cứu khác để đưa ra kết luận chắc chắn vì người đã nhận vaccine ít được xét nghiệm Covid-19 hơn. Các nhà sản xuất vaccine cũng có chung quan điểm. Vào tháng 12/2020, công ty BioNTech cho biết hiệu quả của vaccine cần được nghiên cứu thêm từ 3 đến 6 tháng nữa.
Video đang HOT
Dẫn đầu thế giới về tốc độ tiêm chủng, Israel với hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân và dữ liệu tiên tiến hàng đầu thế giới đã cung cấp thông tin chi tiết về độ hiệu quả của vaccine trong thực tế. Nghiên cứu của Bộ Y tế Israel và Pfizer phân tích dữ liệu thu thập được từ ngày 17/1 đến ngày 6/2 về những người được tiêm đủ hai mũi. Cho đến nay, hơn 2,8 triệu trên tổng số 9 triệu người Israel đã nhận được cả hai liều vaccine.
Một phụ nữ đang được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở Tel Aviv, Israel. Ảnh: Bloomberg .
Báo cáo của Sheba cho thấy mũi tiêm thứ nhất có hiệu quả tới 85%. Kết quả này có thể dẫn tới tranh luận về lịch tiêm lượt hai. Các nhà nghiên cứu Canada cho rằng liều vaccine Pfizer-BioNTech thứ hai nên được hoãn lại nếu lần tiêm đầu đã có hiệu quả. Bằng cách đó, nhiều người sẽ được tiêm phòng hơn.
Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), dữ liệu từ những thử nghiệm cho thấy vaccine phát huy hiệu quả trước mũi tiêm thứ hai, nhưng sẽ cần thêm thông tin để đánh giá tác dụng của một liều dùng. Pfizer chưa đánh giá việc thay đổi liều lượng vaccine và cho biết quyết định vẫn nằm trong tay cơ quan y tế. Các nhà nghiên cứu của Bộ Y tế Israel còn nhận thấy vaccine này có khả năng chống lại biến thể nCoV từ Anh, chiếm khoảng 80% các ca nhiễm được ghi nhận tại Israel.
Tuy nhiên, Eran Kopel, một nhà dịch tễ học tại Đại học Tel Aviv, cho biết nghiên cứu Sheba rất quan trọng, nhưng đối tượng nghiên cứu tương đối ít, nên khó để rút ra kết luận chắc chắn. Theo ông, thống kê của Bộ Y tế rất đáng hoan nghênh, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm và khảo sát thường xuyên. “Tiêm phòng là một công cụ rất tốt, nhưng chưa chắc sẽ giúp chấm dứt đại dịch. nCoV đã khiến giới khoa học ngạc nhiên với tốc độ biến đổi nhanh của nó”, ông Kopel nhận xét.
New Zealand phong tỏa thành phố lớn nhất
Ngày 14/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã ra lệnh phong tỏa Auckland, thành phố lớn nhất của nước này để phòng dịch COVID-19 sau khi ghi nhận 3 ca nhiễm mới trong cộng đồng cùng ngày.
Đây là lần đầu tiên trong gần 6 tháng qua chính quyền New Zealand ban bố lệnh trên tại Auckland.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra tại cuộc họp nội các khẩn cấp cùng ngày và sẽ được áp dụng từ 23h59 đêm nay (giờ địa phương) trong vòng 3 ngày. Thủ tướng Ardern cho biết mức cảnh báo tại Auckland sẽ được nâng lên cấp 3 và các nơi khác sẽ bước vào mức cảnh báo cấp độ 2. Bà khẳng định "nội các đã chọn cách ứng phó thận trọng", đồng thời tái khẳng định tầm quan trọng và hiệu quả của cách tiếp cận "đi trước và mạnh tay" chống dịch.
Gần 2 triệu người dân tại Auckland, bao gồm cả sinh viên, được đề nghị ở trong nhà trong khi các dịch vụ thiết yếu như trạm xăng dầu, siêu thị và hiệu thuốc vẫn được mở cửa. Chính quyền sẽ cập nhật mức cảnh báo sau 24 giờ.
New Zealand được đánh giá tích cực về khả năng xử lý tốt đại dịch COVID-19 khi chỉ có 25 ca tử vong từ đầu dịch đến nay.
Theo thông tin của cơ quan y tế, 3 ca nhiễm mới trong cộng đồng là thành viên một gia đình tại Nam Auckland. Người mẹ làm việc cho một công ty dịch vụ tại sân bay. Kết quả dương tính của ba người đã được thông báo tối 13/2, công tác giải mã gene để xác định chủng virus đang được tiến hành. Dù các ca nhiễm trên nhiều khả năng liên quan đến biên giới, nhưng nguồn gốc lây nhiễm vẫn đang được điều tra làm rõ.
Thái Lan đặt mục tiêu tiêm 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 mỗi tháng Thái Lan ngày 11/2 công bố kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1 triệu người thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất vào tháng 5 tới và triển khai tiêm chủng đại trà sau đó một tháng, với mục tiêu mỗi tháng có 10 triệu người được tiêm chủng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Samut Sakhon, Thái...