Vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ hiệu quả 95%
Kết quả thử nghiệm tốt hơn mong đợi của hai loại vaccine làm dấy lên hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 làm hơn 1,3 triệu người thiệt mạng.
Kết quả cuối cùng từ cuộc thử nghiệm vaccine Covid-19 của hãng Pfizer của Mỹ liên danh với BioNTech của Đức có hiệu quả lên đến 95%.
Virus Covid-19 (Ảnh: Reuters)
Vaccine của liên danh này đã được thử nghiệm trên hơn 43.000 người tại 6 quốc gia và không gây ra bất kỳ quan ngại nào về an toàn. Các hãng có kế hoạch nộp đơn xin chấp thuận khẩn cấp để vắc-xin này được đưa ra sử dụng vào cuối tháng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 16/11, công ty dược phẩm Moderna của Mỹ đã giới thiệu vaccine Covid-19 đạt hiệu quả 94,5% trên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối.
Kết quả thử nghiệm tốt hơn mong đợi của hai loại vaccine làm dấy lên hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 làm hơn 1,3 triệu người thiệt mạng./.
Chỉ huy chống dịch Mỹ: 'Đại dịch sẽ không kéo dài lâu'
Anthony Fauci, Viện trưởng Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho rằng vaccine là bước ngoặt trong chống Covid-19, và đại dịch không còn dài.
Nhận định của ông Fauci được đưa ra sau thông tin vaccine Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả phòng ngừa 90% trong các kết quả bước đầu của thử nghiệm giai đoạn ba.
"Chắc đại dịch sẽ không kéo dài lâu nữa. Tôi tin rằng vaccine sẽ xoay chuyển tình thế", ông Fauci nói. Ông cũng nhận định nếu Covid-19 trở thành dịch bệnh theo mùa, có thể cần tiêm chủng nhắc lại.
Pfizer đã ký hợp đồng trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ Mỹ, đảm bảo cung cấp 100 triệu liều tiêm cho nước này từ năm nay. Pfizer cũng thỏa thuận phân phối cho Liên minh châu Âu 300 triệu liều khác.
Fauci nhấn mạnh yêu cầu cần có nhiều vaccine và phân phối công bằng trên thế giới. "Giờ đây nhiều công ty tuyên bố họ có khả năng sản xuất hàng tỷ liều vaccine. Đó là những gì chúng ta cần. Nhưng chúng ta không muốn hàng trăm triệu liều đổ dồn vào những quốc gia giàu có. Chúng ta cần hàng tỷ liều vaccine để đảm bảo phân phối bình đẳng cho cả người ở những khu vực đen tối nhất của thế giới cho đến các cư dân sống ở thành phố London", Fauci nói.
Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về khả năng tiếp cận chương trình tiêm chủng ở những nước đang phát triển bởi vaccine cần được bảo quản ở mức nhiệt -70 độ C. Điều này tạo ra thách thức về cơ sở hạ tầng và hậu cần.
Ông Anthony Fauci phát biểu trong buổi họp của Thượng viện Mỹ tại Washington, ngày 23/9. Ảnh: Reuters
Để phân phối vaccine công bằng cho người dân các nước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Đổi mới Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI) đã thành lập chương trình Covax. Đến nay, hơn 170 quốc gia đã tham gia dự án. Chương trình nhằm ngăn chính sách tích trữ vaccine và ưu tiên tiêm chủng cho nhóm có rủi ro cao nhiễm nCoV.
Đến nay, toàn thế giới có 53 vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng, trong đó 11 loại đã tiến đến giai đoạn cuối, thuộc về các hãng dược của Mỹ, Trung Quốc, Anh và Đức. Hôm 10/11, nhà sản xuất Pfizer thông báo vaccine hợp tác phát triển với BioNTech đạt hiệu quả 90%. Đây được coi là bước đột phá trong cuộc đua tìm cách đẩy lùi đại dịch.
EU đạt thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine được quảng cáo "hiệu quả 90%" Đối với EU, đây cũng là thỏa thuận thứ ba mà khối này đạt được với các hãng dược phẩm nhằm đặt mua vaccine ngăn ngừa Covid-19 ngay sau khi các loại vaccine này được phép đưa vào sử dụng. Liên minh châu Âu ngày 11/11 thông báo khối này đã đạt được thỏa thuận mua 300 triệu liều vaccine của các công...