Vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA của Trung Quốc cho kết quả thử nghiệm khả quan
Hai loại vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng do hãng CanSino Biologics ( Trung Quốc) sản xuất dựa trên công nghệ mRNA đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm tiền lâm sàng, qua đó cho thấy tính khả thi đối với các thử nghiệm trên người.
Công ty sản xuất vaccine CanSino Biologics. Ảnh: Reuters
Kết quả một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Emerging Microbes & Infections cho thấy hai loại vaccine mRNA- Beta và mRNA- Omicron có thể tạo ra mức kháng thể trung hòa cao chống lại virus SARS-CoV-2 phiên bản gốc và nhiều biến thể của virus này, chẳng hạn như Beta, Delta và Omicron.
Nghiên cứu trên chuột khẳng định việc tiêm 2 liều vaccine mRNA-Beta có thể tạo ra “tấm lá chắn” vững chắc trước virus SARS-CoV-2, đặc biệt là đối biến thể Beta. Trong khi đó, mRNA-Omicron được đề xuất tiêm nhắc lại ở những con chuột trước đó đã được tiêm vaccine mRNA-Beta hoặc Ad5-nCoV – loại vaccine ngừa COVID-19 tái tổ hợp do CanSino Biologics sản xuất, để tăng cường khả năng bảo vệ chống lại biến thể Omicron.
Video đang HOT
Theo thông báo của CanSino Biologics, các loại vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA nói trên đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vào tháng 4 vừa qua và hiện đã được đưa vào thử nghiệm giai đoạn 1 trên người.
So với các công nghệ bào chế vaccine truyền thống, công nghệ mRNA có ưu điểm là chu kỳ sản xuất và phát triển ngắn hơn. CanSino Biologics cho biết một cơ sở sản xuất vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA đang được xây dựng ở thành phố Thượng Hải.
Mỹ thúc đẩy phát triển vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ hai
Trong tuần này, Quốc hội Mỹ nhóm họp tại Đồi Capitol để thảo luận chương trình nghị sự, trong đó một phần quan trọng là đạt được đồng thuận về gói biện pháp mới chống dịch COVID-19, cụ thể là thông qua việc tài trợ cho nghiên cứu phát triển vaccine thế hệ thứ hai.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer BioNTech tại Briston, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhiều ý kiến cho rằng Quốc hội cần sớm nhất trí về một giải pháp mới nhằm ứng phó với dịch COVID-19 còn hoành hành tại quốc gia này. Theo báo Washington Post, giới chức đang giám sát diễn biến lây lan các biến thể phụ của Omicron, với khả năng lây nhiễm cao hơn, tại bang New York (Mỹ) và châu Âu. Điều này cho thấy khả năng đột biến cấu trúc gene của virus SARS-CoV-2 tiềm ẩn những mối đe dọa mới về dịch bệnh.
Tại Anh, Pháp và Đức, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh biến thể phụ BA.2 của Omicron với khả năng lây lan cao hơn đang gây ra đa số ca bệnh. Trong khi đó, các cộng đồng sinh sống tại thành phố Syracuse, thuộc bang New York và khu vực Hồ Ontario đang đối mặt với sự lây lan của các dòng phụ BA.2.12 và BA.2.12.1 của Omicron. Giới chức bang New York cho biết các dòng phụ này có khả năng lây lan nhanh hơn 23-27% so với biến thể gốc BA.2 và đang góp phần khiến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng.
Nhiều nhà khoa học cho rằng tương lai sẽ còn xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Đây có thể là các biến thể mới sản sinh từ quá trình đột biến của virus, hoặc do khả năng tái tổ hợp, như trường hợp kết hợp giữa hai biến thể Delta và Omicron. Các biến thể mới này sẽ là mối đe dọa đối với khả năng miễn dịch cộng đồng và đời sống của con người trên nhiều phương diện.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng các loại vaccine hiện hành sẽ không còn hiệu quả trong ngăn ngừa sự lây lan của các biến thể mới hay chống lại tình trạng bệnh chuyển nặng. Tuy các vaccine ngừa COVID-19 thế hệ thứ nhất đã giúp giảm số ca tử vong, bệnh nặng hay nhập viện, song các loại vaccine này không giúp chấm dứt dịch bệnh trên thế giới.
Người dân cũng cần phải tiêm các mũi tăng cường để duy trì miễn dịch, kể cả khi có một số bằng chứng cho thấy các mũi tăng cường cũng có những mặt hạn chế về độ hiệu quả, thậm chí có thể không đủ để tiêm cho khoảng 10 triệu bệnh nhân suy giảm miễn dịch tại Mỹ.
Tuần trước, Ủy ban Cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ về Thực hành Tiêm chủng với đa số đồng ý rằng việc tiêm nhắc lại các mũi tăng cường không phải là giải pháp thực tế cho việc tiêm phòng COVID-19.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia y tế cho rằng Mỹ cần chủ động hơn trong ứng phó với dịch, trong đó, việc thúc đẩy nghiên cứu vaccine thế hệ thứ hai được cho là quan trọng, giúp các cơ quan y tế có thể tiếp tục tìm hiểu các ứng cử viên vaccine tiềm năng dưới dạng viên, dạng xịt, virus sống và các lựa chọn khác.
Moderna thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa virus HIV sử dụng công nghệ mRNA Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ thông báo bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I vaccine ngừa virus HIV được phát triển dựa trên công nghệ mRNA. Ống tiêm chứa vaccine ngừa COVID-19 của Hãng công nghệ sinh học Moderna tại Las Vegas, Mỹ ngày 15/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Sau thành công của vaccine phòng COVID-19 cũng...