Vaccine ngừa COVID-19 cần được bổ sung thành phần để ngăn ngừa biến chủng
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn báo cáo của Nhóm Tư vấn kỹ thuật về các thành phần của vaccine phòng COVID-19 thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (TAG-CO-VAC), các vaccine phòng COVID-19 hiện nay cần được bổ sung thành phần để bảo đảm hiệu quả phòng ngừa biến chủng Omicron và các biến chủng trong tương lai.
Hình ảnh biến thể Omicron và kim tiêm. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan nhanh chóng, TAG-CO-VAC ủng hộ việc người dân trên toàn thế giới được tiếp cận khẩn cấp và rộng rãi đối với các loại vaccine phòng COVID-19 hiện tại, nhằm bảo vệ, phòng ngừa và giảm tác hại của các biến chủng COVID-19.
TAG-CO-VAC cho rằng cần tiếp tục phát triển các vaccine phòng COVID-19 có tác dụng ngăn chặn tiến trình nhiễm và lây lan COVID-19, ngăn chặn tình trạng bệnh nhân nhiễm COVID-19 chuyển biến nặng và tử vong. Một khi SARS-CoV-2 tiến hóa, thành phần của các vaccine phòng COVID-19 cần được bổ sung để đảm bảo rằng vaccine tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nhằm phòng chống lây nhiễm các biến chủng của virus SARS-CoV2, bao gồm Omicron và các biến chủng trong tương lai.
Video đang HOT
Các chuyên gia của TAG-CO-VAC đang phát triển một khuôn khổ nhằm phân tích bằng chứng về các biến chủng virus để từ đó đưa ra khuyến nghị về thay đổi thành phần của vaccine và tư vấn cho WHO về các thành phần cần bổ sung. TAG-CO-VAC sẽ xem xét việc thay đổi thành phần của vaccine nhằm đảm bảo vaccine phòng COVID-19 tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn của WHO, trong đó có khả năng chống lại tình trạng bệnh trở nặng và tăng mức độ bảo vệ của vaccine. TAG-CO-VAC cho rằng vaccine phòng COVID-19 cần dựa trên các chủng virus gần với các biến chủng đang lây lan về mặt di chuyển và kháng nguyên. Ngoài ra, vaccine cần phải bảo vệ chống lại tình trạng bệnh trở nặng và tử vong, và cần hiệu quả hơn trong việc phòng tránh mắc bệnh, do đó, làm giảm khả năng lây lan virus.
TAG-CO-VAC khuyến khích các công ty sản xuất vaccine phòng COVID-19 cung cấp dữ liệu về quá trình hoạt động của các vaccine đang được sử dụng nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến chủng Omicron. Những dữ liệu này sẽ được phân tích trong khuôn khổ nêu trên và TAG-CO-VAC sẽ thông báo các quyết định của mình khi cần thay đổi các thành phần của vaccine. TAG-CO-VAC cho rằng các công ty sản xuất vaccine cần thực hiện các bước trong ngắn hạn để phát triển và thử nghiệm vaccine chống lại các biến chủng virus và chia sẻ các dữ liệu này với TAG-CO-VAC và các ủy ban liên quan khác của WHO.
WHO xác định virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa và đến nay có 5 biến chủng, bao gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta và Omicron, kể từ khi virus xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu, TAG-CO-VAC cho rằng SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục tiến hóa và Omicron có thể không phải là biến chủng cuối cùng.
Trong khi đó, ngày 11/1, WHO đã cảnh báo việc coi COVID-19 là một bệnh thông thường như cúm thay vì là một đại dịch, và nhấn mạnh quá trình lây lan của biến thể Omicron chưa có dấu hiệu dừng lại. Trước đó, vào ngày 10/1, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho rằng có lẽ đã đến lúc thay đổi cách theo dõi quá trình diễn tiến của dịch COVID-19, theo dõi như bệnh cúm vì tỉ lệ tử vong đã giảm. Đáp lại ý kiến của Thủ tướng Tây Ban Nha, đại diện cấp cao của WHO về ứng phó với tình huống khẩn cấp tại châu Âu Catherine Smallwood cho rằng vẫn có nhiều điều chưa chắc chắn, virus SARS-CoV2 tiếp tục tiến hóa nhanh và tạo ra những thách thức mới, do đó, chắc chắn đây không phải thời điểm chúng ta có thể coi COVID-19 là bệnh thông thường.
Nhóm TAG-CO-VAC, gồm 18 chuyên gia được WHO thành lập vào tháng 9/2021.
Nguy cơ khó tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 ở những nước thu nhập trung bình cao
Các loại thuốc viên điều trị bệnh COVID-19 có thể sẽ sớm được sản xuất trên toàn thế giới và được giới chuyên gia y tế kỳ vọng là công cụ quan trọng, giúp làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên thế giới.
Thuốc PAXLOVID điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer được sản xuất tại Freiburg, Đức ngày 16/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuần trước, Mỹ đã cấp phép sử dụng đối với hai loại thuốc viên điều trị COVID-19 là Paxlovid của hãng dược phẩm Pfizer và Molnupiravir của công ty Merck, mở đường cho các nước khác cũng cấp phép sử dụng hai loại thuốc này. Số nhà sản xuất các loại thuốc điều trị COVID-19 được cho là sẽ nhiều hơn các nhà bào chế vaccine bởi quy trình sản xuất vaccine phức tạp hơn rất nhiều so với sản xuất thuốc. Tuy nhiên, trong khi việc này có thể làm cho nguồn cung thuốc điều trị COVID-19 trở nên dễ có sẵn hơn ở những nước nghèo, thì những nước có thu nhập trung bình cao sẽ không được như vậy. Bên cạnh đó, sự thành công của các phương pháp điều trị này sẽ phụ thuộc vào việc liệu những nước này có thể chẩn đoán nhanh để điều trị cho bệnh nhân trong vòng 5 ngày sau khi có triệu chứng nhiễm bệnh.
Khác với vaccine ngừa COVID-19 thường do các hãng bào chế vaccine phối hợp với một số đối tác lựa chọn bào chế, thuốc điều trị COVID-19 sẽ được các nhà sản xuất thuốc generic sản xuất để bán cho những quốc gia nghèo hơn trên thế giới. Thuốc generic là bản sao của thuốc "gốc" với thành phần hoạt chất tương tự nhau.
Cả hãng Pfizer và Merck đã ký các thỏa thuận chia sẻ bản quyền thuốc của mình với Tổ chức Bằng sáng chế thuốc Medicines Patent Pool (MPP) do Liên hợp quốc bảo trợ.
Theo MPP, tổ chức này đến nay đã nhận được hơn 100 đơn xin sản xuất cho mỗi loại thuốc từ các nhà sản xuất thuốc generic. MPP sẽ cấp phép sản xuất cho các đối tác mà tổ chức này chọn trước cuối tháng 1/2022.
Cựu giám đốc điều hành MPP và hiện đang đứng đầu dự án Luật và Chính sách y tế, Ellen Hoen, cho biết các thỏa thuận này rất quan trọng, có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, dẫn tới hoạt động sản xuất thuốc trên quy mô lớn với chi phí thấp. Việc này đồng nghĩa là sẽ gây bớt áp lực về giá thuốc, mang lại lợi ích cho các nước được hưởng lợi trực tiếp.
Khoảng 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ có thể tiếp cận với các thuốc generic này thông qua các thỏa thuận với MPP, trong đó có Ấn Độ, nước sản xuất thuốc generic lớn nhất thế giới. Điều đáng lưu ý là những nước không tham gia thỏa thuận này là những nước đông dân và có thu nhập trung bình cao như Brazil, Trung Quốc, Malaysia, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Những nước này dự kiến sẽ mua thuốc trực tiếp từ nhà sản xuất thuốc "gốc". Các nhà sản xuất thuốc thông báo sẽ đưa ra các mức giá thuốc khác nhau tại mỗi nước. Theo nhận định của các chuyên gia, việc này có thể dẫn tới việc tiếp cận thuốc bị hạn chế hơn ở những nước thu nhập trung bình cao, nếu chính phủ những nước này không linh hoạt trong quy định quyền sở hữu trí tuệ để sản xuất hoặc nhập khẩu thuốc generic.
Theo bà Leena Menghaney, cố vấn tư pháp của tổ chức Bác sĩ không biên giới, thuốc Paxlovid của hãng Pfizer sẽ có sẵn để phục vụ cho một số lượng lớn người mắc COVID-19 thể nhẹ và trung bình ở những nước có thu nhập cao, trong khi những nước có thu nhập trung bình cao sẽ không được như vậy. Hoạt động sản xuất thuốc generic sẽ giúp cho việc tiếp cận thuốc này trở nên dễ dàng hơn ở những nước thu nhập thấp hoặc trung bình nằm trong danh sách chỉ định của MPP.
AU kêu gọi các nước xem xét bắt buộc tiêm vaccine ngừa COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 23/12, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Liên minh châu Phi (AU) - ông John Nkengasong cho biết cơ quan y tế này sẽ bắt đầu kêu gọi các quốc gia thành viên xem xét việc tiêm chủng bắt buộc vaccine ngừa COVID-19 nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm...