Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn?

Theo dõi VGT trên

Tổ chức Y tế Thế giới vừa công bố sẽ mất khoảng 18 tháng và hơn 1 tỷ USD để tạo ra vaccine phòng ngừa chủng virus corona mới. Nhưng điều này liệu có khả thi?

Khi dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra bắt đầu bùng nổ và lây lan trên khắp thế giới, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu về y tế cũng như các dược sĩ đã nhanh chóng bắt tay vào công cuộc tìm ra vaccine phòng chống đại dịch này. Thế nhưng, đây là quá trình cần nhiều thời gian và tiền bạc chứ không phải chuyện một sáng một chiều là hoàn thành.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 1

Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Tại sao điều chế vaccine lại mất nhiều thời gian? Cũng như nhiều đại dịch trước đây, virus corona hay theo tên gọi chính thức của WHO là Covid-19, cần phải được phân tách, khảo sát “tập tính” sống của chúng rồi mới bắt đầu nghiên cứu, tạo nhiều phiên bản vaccine “nháp”, thử nghiệm trong phòng lab rồi mới được đưa ra ngoài để phục vụ cộng đồng.

Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ

Mặc dù vaccine được sinh ra là nhằm hạn chế việc thêm người lây nhiễm mới, nhưng nhìn vào lịch sử có thể thấy được vaccine không đóng vai trò này quá lớn trong các đại dịch có tính lây lan nhanh. Tiến sĩ Gregory Poland, trưởng nhóm nghiên cứu vaccine của Mayo Clinic, cho biết có thể mất đến hàng tháng hay hàng năm và hàng tỷ USD để có được liều vaccine đầu tiên.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 2

Nhân viên y tế đang đo thân nhiệt tại một trạm kiểm soát ở An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Thomas Peter/Reuters.

Vào 8 năm trước, dịch suy hô hấp SARS tương tự như nCoV đã bùng nổ và làm chết hơn 800 người ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đã miệt mài trong suốt 1 năm để tìm ra vaccine phòng ngừa căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên khi vaccine SARS được thử nghiệm trên người thì đại dịch đã được kiểm soát và từ đó cho đến nay không còn ca mắc nào được ghi nhận.

Tương tự như vậy, dịch MERS vào năm 2012 làm hơn 400 người bỏ mạng cũng không xuất hiện kịp thời vaccine để ngăn ngừa. Mãi đến khi trận dịch dần kết thúc thì vaccine mới bắt đầu bước thử nghiệm. Sau đó không lâu, dịch Ebola nhen nhóm từ lâu khiến giới khoa học bắt tay vào tạo vaccine từ năm 2014, nhưng khi dịch bùng phát vào năm 2018 thì mãi đến năm 2019 vaccine mới được cấp phép để tiêm cho người.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 3

WHO cho biết sẽ có vaccine phòng coronavirus trong 18 tháng tới. Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Gregory Poland cho biết nguyên nhân chính là bởi cần thử nghiệm rất nhiều lần để đảm bảo về tính an toàn và hiệu quả nhằm tiêm được trên người. Nhiều nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu đã nỗ lực để giảm thiểu số tiền bỏ ra trong việc tạo ra vaccine, tuy nhiên nó cũng khó thấp hơn 200 triệu USD và trung bình là khoảng 1,5 tỷ USD.

WHO hôm 11/02 cho biết sẽ mất khoảng 18 tháng để điều chế vaccine ngừa nCoV. Trong khi chờ đợi có vaccine chuyên dụng để chống lại “sự bành trướng” của dịch bệnh, các bác sĩ ở khắp nơi trên thế giới có nhiều cách thức riêng để chế ngự bệnh. Chẳng hạn như nhiều loại thuốc vốn được dùng để chữa HIV hay viêm gan, nay được dùng để “trị” corona.

Tạo ra vaccine để làm gì khi dịch bệnh đã qua?

Video đang HOT

Tiến sĩ Gregory Poland cho biết, mặc dù vaccine được điều chế mất thời gian và ít khi ngăn chặn được đại dịch lây lan, nhưng thực tế mục đích xa hơn của vaccine chính là phòng bệnh lâu dài với tầm nhìn hàng chục năm. “Không có trận dịch nào là lần cuối, sẽ luôn có lần sau”, ông Poland nói.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 4

Một phụ nữ Hong Kong mua khẩu trang dự trữ trước cơn đại dịch đang không ngừng “bành trướng” khắp nơi. Ảnh: Getty Images.

Thật vậy, chỉ trong vòng 20 năm qua các chủng khác nhau của virus corona đã gây ra 3 đại dịch trên khắp thế giới nhưng không có gì đảm bảo sẽ không có lần thứ 4. Virus corona trước đây từng gây ra dịch SARS, nó bùng phát lên rồi tự biến mất. Thế nhưng Covid-19 rất có thể vẫn còn một hướng phát triển khác.

Khả năng xấu nhất, đại dịch lần này sẽ không biến mất mà sẽ xuất hiện theo mùa như cảm cúm thông thường mà ta hay mắc phải. Chính vì những lo ngại về một đợt bùng phát khác trong tương lai, giới khoa học phải dốc hết sức để tìm ra vaccine phòng ngừa.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 5

Người dân Trung Quốc mang khẩu trang trên phố. Ảnh: AFP.

Một vấn đề khác khiến giới khoa học phải lo ngại đó chính là khi dịch bệnh được kiểm soát, chính phủ và các công ty tư nhân sẽ không đổ tiền vào nghiên cứu để tạo ra vaccine nữa, những nỗ lực trước đó trở nên công cốc và rồi ta sẽ khó phòng bị tốt được cho lần sau.

Thực tế, sau khi SARS được kiểm soát, các công trình nghiên cứu tạo ra vaccine phòng dịch bệnh này đã bị ngừng lại, mọi nỗ lực bị đổ sông đổ biển và điều này khiến Covid-19 trở nên khó bị kiểm soát và đem lại cái chết cho hơn 1.000 người cùng hơn 40.000 ca đã bị lây nhiễm.

Vaccine ngừa corona: Lâu hơn 1 năm, nhiều hơn 1 tỷ USD nhưng liệu có quá muộn? - Hình 6

Vì đại dịch không bao giờ xảy ra lần cuối, vì thế vaccine luôn cần thiết khi nhìn xa vào vài chục năm tới. Ảnh minh họa.

Bà Elena Maria Bottazzi, Giám đốc trung tâm phát triển vaccine của Bệnh viện Texas, cho biết: “Phát triển vaccine tốn nhiều năm cũng không bao giờ là muộn, vì chúng sẽ giúp ta chuẩn bị tốt hơn cho những đại dịch khác trong tương lai. Chúng chỉ muộn khi sự chú ý của người dân, truyền thông đã qua khiến sự tài trợ vào nghiên cứu không còn”.

Quang Niên

Theo khampha

Nghiên cứu chế tạo vắc xin chống virus Corona: Thấy gì từ 'cuộc đua' của toàn cầu?

Tin tức về virus Corona (2019-nCoV) đang trở thành tâm điểm khắp các trang báo trên phạm vi toàn cầu. Tại Trung Quốc, đã có hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người được chẩn đoán mắc loại virus này.

Và "cuộc đua" sản xuất vắc xin chống chủng virus corona mới (nCoV-2019) gây bệnh viêm phổi ở Trung Quốc cũng bắt đầu trên toàn thế giới chỉ vài giờ sau khi xác định được chủng virus.

Nghiên cứu chế tạo vắc xin chống virus Corona: Thấy gì từ cuộc đua của toàn cầu? - Hình 1

Nghiên cứu chế tạo vắc xin chống virus Corona 1.

Khi các nhà khoa học trên thế giới đều có chung một đích đến

Không như những đợt bùng phát dịch Ebola, Zika hay Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), khi đó việc sản xuất vắc xin mất vài năm, thậm chí trong đợt bùng phát dịch hội chứng hô hấp cấp tính (SARS) năm 2002, Trung Quốc cung cấp thông tin chậm trễ khiến việc nghiên cứu vắc xin bắt đầu khi dịch gần như đã kết thúc, thì nay Trung Quốc đã nhanh chóng cung cấp mã gen của chủng virus nCoV-2019, giúp các nhà khoa học nhanh chóng bắt tay nghiên cứu nguồn gốc của chủng virus mới, khả năng biến đổi, cũng như cách để đối phó.Với sự tiến bộ của công nghệ và cam kết hỗ trợ nghiên cứu chống dịch bệnh của các nước, các cơ sở nghiên cứu đã nhanh chóng bắt tay vào hành động.

Tại phòng nghiên cứu của Công ty công nghệ sinh học Inovio ở San Diego, Mỹ, các nhà nghiên cứu đã phát triển loại vắc xin có tên INO-4800, dự kiến bắt đầu thử nghiệm trên người vào mùa hè năm nay. Kate Broderick, lãnh đạo cấp cao phụ trách nghiên cứu và phát triển tại Inovio, cho biết ngay khi Trung Quốc cung cấp mã gen của chủng virus mới, "chúng tôi đã đưa nó qua công nghệ máy tính phòng thí nghiệm và thiết kế ra một loại vắc xin trong vòng ba giờ".

"Vắc xin ADN của chúng tôi rất mới ở việc chúng sử dụng chuỗi ADN từ virus để nhắm vào các phần cụ thể của mầm bệnh mà chúng tôi cho rằng cơ thể sẽ có phản ứng mạnh mẽ nhất. Sau đó, chúng tôi dùng các tế bào của chính bệnh nhân làm nhà máy sản xuất vắc xin củng cố cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể" - bà Broderick giải thích.

Chưa biết tình hình dịch viêm phổi do chủng virus nCoV-2019 sẽ diễn biến như thế nào vào cuối năm nay, tuy nhiên Inovio cho biết nếu thử nghiệm ban đầu thành công, họ sẽ tiến hành thử nghiệm lớn hơn vào cuối năm nay và vắc xin của họ sẽ là loại vắc xin được phát triển và thử nghiệm nhanh nhất trong tình huống bùng phát dịch.

Liên minh cải tiến sẵn sàng chuẩn bị đối phó đại dịch (CEPI) là một tổ chức được thành lập cách đây ba năm, sau đợt bùng phát dịch Ebola ở châu Phi và được các tổ chức và chính phủ nhiều nước tài trợ. Hiện nay, các nghiên cứu vắc xin kháng virus nCoV-2019 phần lớn do CEPI tài trợ, như hai chương trình nghiên cứu vắc xin chống chủng virus Corona mới tại Đại học Queensland, Úc và chương trình phối hợp giữa Viện Các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia (NIAID) Mỹ và Công ty Moderna.

Viện Các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cho biết họ có thể rút ngắn thời gian đưa vắc xin ngừa virus nCoV-2019 vào thử nghiệm lâm sàng ở người xuống còn 3 tháng nhờ tiến bộ công nghệ phát triển từ dịch SARS trước đây". Chúng tôi đang làm việc với tốc độ chưa từng thấy" - Richard Hatchett, lãnh đạo CEPI cho biết.

Tập đoàn Johnson & Johnson cũng thông tin phòng thí nghiệm của tập đoàn đã phát triển vắc xin dựa theo công nghệ đã áp dụng trong điều chế vắc xin Ebola đang sử dụng tại CHDC Congo và Rwanda. Công nghệ này cũng được sử dụng để sản xuất các loại vắc xin chống bệnh Zika và HIV.

Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản vừa cho biết họ đã thành công trong việc nuôi cấy và cô lập virus Corona. Các trình tự gen của virus đã bị cô lập 99,9%, phù hợp với mẫu được Chính phủ Trung Quốc đưa ra, theo Viện nghiên cứu Nhật Bản.

Bằng việc cô lập virus, các nhà nghiên cứu sẽ bắt tay vào việc điều chế vắc xin và thuốc điều trị bệnh viêm phối do nCoV gây ra, cũng như tạo ra một bộ xét nghiệm có khả năng chẩn đoán nhanh.Viện này cũng sẽ cung cấp virus bị cô lập cho các nhà nghiên cứu và công ty khác nhau nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, trong khi cố gắng khám phá cơ chế lây nhiễm và thúc đẩy nghiên cứu về độc tính của virus....

Nỗ lực của các nhà khoa học Trung Quốc

Bên cạnh việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đưa 1,2 ngàn tỷ nhân dân tệ (173 tỷ USD) vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng, giữa lúc dịch cúm do virus Corona chủng mới đang hoành hành gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế, thì tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã tuyên bố tài trợ 100 triệu nhân dân tệ, khoảng 14 triệu USD, trong đó gần một nửa sẽ dành cho việc phát triển vắc xin chống virus nCoV-2019.

Giáo sư Yuen Kwok-yung tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cho biết nhóm nghiên cứu của ông đã chế tạo thành công vắc xin cho virus Corona. Loại vắc xin này được tách ra từ virus trong ca nhiễm đầu tiên tại Hong Kong. Tuy nhiên, ông Yuen chia sẻ phải mất vài tháng để thử nghiệm vắc xin trên động vật và mất ít nhất 1 năm để thử nghiệm lâm sàng trên người.

Bệnh viện Đông Thượng Hải (thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải) đã phê chuẩn dự án phát triển vắc xin mới chống virus Corona do trường phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Stemirna Therapeutics (Thượng Hải) phát triển. Đại diện công ty này cho biết vắc xin sẽ được sản xuất trong không quá 40 ngày, sau đó trải qua quá trình thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.

Trung tâm Y tế lâm sàng công cộng thành phố Thượng Hải đang sử dụng thuốc xịt chống virus Corona trước khi vào khu vực cách ly do Bệnh viện Thượng Hải sáng chế. Thành phần của thuốc xịt gồm 2 hoạt chất: một chất kiềm chế sự nhân đôi của virus, chất còn lại kiểm soát quá trình gây bệnh của virus.

Loại thuốc này đã được chứng minh hiệu quả trên động vật và đạt tiêu chuẩn lâm sàng. Đặc biệt, thuốc được chứng minh có hiệu quả chống lại virus Corona. Được biết nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Thượng Hải đã dành hơn 6 năm để phát triển các loại thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Tuy nhiên, loại thuốc này vẫn chưa được phê duyệt lưu hành và sản xuất trên thị trường nên mới chỉ sử dụng tại Trung tâm Y tế lâm sàng công cộng thành phố Thượng Hải.

Lô thuốc phát hiện virus Corona đầu tiên cũng đã được gửi tới Vũ Hán từ một công ty sản xuất tại Thiên Tân (Trung Quốc). Đây là lô thuốc phát hiện 2019-nCoV đầu tiên, dù mới là thuốc thử nghiệm. Số thuốc này được gửi miễn phí, dự kiến sử dụng được cho 10.000 người. Hiện, thành phần của thuốc, cơ chế hoạt động vẫn chưa được tiết lộ.

Bên cạnh nỗ lực tự thân, Trung Quốc cũng bắt đầu hợp tác phát triển vắc xin ngừa virus 2019-nCoV với một số quốc gia khác. Cuối tháng 1/2020, Lãnh sự quán Nga tại Quảng Đông (Trung Quốc) thông báo Nga và Trung Quốc đã bắt đầu hợp tác phát triển vắc xin ngừa virus 2019-nCoV. Lãnh sự quán Nga cũng cho biết Trung Quốc đã chuyển giao cho Nga bộ gen virus 2019-nCoV để giúp các nhà khoa học Nga xét nghiệm nhanh nhằm phát hiện virus trong cơ thể trong 2 giờ...

Những câu hỏi tại sao

Tuy rằng rất nỗ lực nhưng các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng dù đẩy mạnh việc phát triển được vắc xin, việc thử nghiệm và sản xuất sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khác. Do đó, thế giới phải chờ ít nhất một năm nữa mới có thể có được loại vắc xin hiệu quả để đối phó với virus nCoV-2019. Trong khi đó, dịch viêm phối cấp do nCoV gây ra đã giết chết ít nhất hàng trăm người và lây nhiễm gần hàng nghìn người trên toàn cầu, khi virus tiếp tục lan rộng ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Bên cạnh các nỗ lực của các nhà khoa học thế giới và của cả Trung Quốc thì vẫn còn những thông tin khiến người ta đặt câu hỏi nghi vấn. Đơn cử như, ngày 24/1, các nhà khoa học Úc cho biết họ đã nuôi cấy virus từ mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân bị lây nhiễm.

Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Peter Doherty ông Mike Catton gọi thành công trên là "cực kỳ quan trọng" và sẽ trở thành một phần thiết yếu trong công cuộc chống lại đại dịch, khi các nhà nghiên cứu có thể sử dụng virus nuôi cấy nhằm kiểm tra hiệu quả của các loại vắc xin. Phát hiện trên còn giúp các chuyên gia phát triển khả năng xác định người bị nhiễm bệnh, ngay trước khi họ có các triệu chứng.

Trước đó, một phòng thí nghiệm tại Trung Quốc đã nuôi cấy thành công loại virus Coronamới, song họ không chia sẻ phát hiện của mình với Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tuy nhiên, các hình ảnh về chu trình gen của bệnh từ phòng thí nghiệm Trung Quốc đã giúp các nhà khoa học Úc nuôi cấy thành công virus.

Viện Các bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cho biết họ có thể rút ngắn thời gian đưa vắc xin ngừa virus nCoV-2019 vào thử nghiệm lâm sàng ở người xuống còn 3 tháng nhờ tiến bộ công nghệ phát triển từ dịch SARS trước đây.

Và tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar đã kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cho phép một tổ chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đến làm việc với các chuyên gia y tế Trung Quốc ở tuyến đầu dịch virus Corona tại Vũ Hán. Ông cũng đề nghị Bắc Kinh cung cấp thêm dữ liệu về các ca đã xác nhận nhiễm virus Corona tại Trung Quốc. Nhưng đề nghị này sau đó đã bị Bắc Kinh bác bỏ...

Tuy nhiên, trước sự bùng phát của đại dịch và nỗ lực của WHO, ngày 3/2 Trung Quốc đã nhất trí cho phép các chuyên gia y tế Mỹ vào nước này nhằm hỗ trợ chống dịch virus Corona đang lây lan nhanh. Người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere tuyên bố, các chuyên gia y tế Mỹ sẽ tham gia đoàn chuyên gia của WHO tới Trung Quốc để tìm hiểu thêm về virus cũng như hỗ trợ chống dịch.

Nga công bố bộ 3 loại thuốc chống virus Corona Vũ Hán

Trong khi các chuyên gia trên toàn thế giới đang chạy đua với thời gian tìm kiếm một loại vắc xin để chống lại virus Corona mới 2019-nCoV, các cơ quan y tế Nga đã xác định được bộ ba loại thuốc hiện có để chống lại 2019-nCoV ở người lớn Họ tin rằng có thể dùng ribavirin, lopinavir/ritonavir và interferon beta-1b để chống lại 2019-nCoV.

Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị viêm gan C, HIV và bệnh đa xơ cứng tương tự. Khuyến nghị của Bộ Y tế Nga không chỉ đưa ra các khuyến cáo, mà còn mô tả phương thức điều trị và liều lượng chỉ định. Các hướng dẫn này được đưa ra cho các bác sĩ tại các bệnh viện trong cả nước.

Hồng Minh

Theo baophapluat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vongTự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong
06:48:51 21/01/2025
Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'
19:40:19 19/01/2025
Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?
16:01:54 19/01/2025
3 không khi ăn lạc3 không khi ăn lạc
19:28:29 19/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?
21:01:12 20/01/2025
5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn
15:00:55 19/01/2025
4 lý do nên ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên vào mùa đông4 lý do nên ngâm chân bằng nước lá lốt thường xuyên vào mùa đông
15:01:30 19/01/2025
5 cách cắt đường để giảm cân nhanh hơn5 cách cắt đường để giảm cân nhanh hơn
16:04:04 19/01/2025

Tin đang nóng

Phương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trầnPhương Nhi đang nhặt rác ở biển thì được mai mối, con dâu tỷ phú có màn đối đáp được khen EQ kịch trần
09:14:56 21/01/2025
Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?
10:17:44 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Sao Hàn 21/1: Hé lộ nguyên nhân 'người tình tin đồn' của Song Joong Ki mất hútSao Hàn 21/1: Hé lộ nguyên nhân 'người tình tin đồn' của Song Joong Ki mất hút
09:05:07 21/01/2025
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 ngườiMẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người
11:25:07 21/01/2025

Tin mới nhất

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

05:45:36 21/01/2025
Một nghiên cứu khác xác nhận những người tham gia uống hơn nửa cốc nước cam mỗi ngày trong hơn 20 năm có tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

05:42:14 21/01/2025
Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cà rốt là falcarinol và falcarindiol. Bên cạnh đặc tính kháng nấm, các hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Những người không nên ăn rau cải cúc

Những người không nên ăn rau cải cúc

05:38:53 21/01/2025
Một tác dụng tuyệt vời khác của rau cải cúc là giúp hạ huyết áp. Khi bị huyết áp cao, ngoài việc phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... thì có thể bổ sung cải cúc ...
Cây dại đẹp mà đắng, đào lấy rễ củ mà bán là hái ra tiền

Cây dại đẹp mà đắng, đào lấy rễ củ mà bán là hái ra tiền

05:31:30 21/01/2025
Tại Trung Quốc, hạ thiên vô mọc phổ biến ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở những sườn dốc nhiều nắng. Giống cây này thường mọc thành bụi lớn với những bông hoa màu tím đẹp mắt và rất dễ nhận biết. Vì vậy, chúng còn được nhiều người tr...
Điểm danh thực phẩm cung cấp i-ốt cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm cung cấp i-ốt cho cơ thể

05:27:08 21/01/2025
Thiếu i-ốt có thể gây khiếm khuyết trí não cho trẻ em. Chế độ ăn của người mẹ nghèo i-ốt trong thời gian có thai sẽ ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ của đứa con sau này.
Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam

Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam

05:19:53 21/01/2025
Trong kỷ nguyên của y học chính xác thì sự hiểu biết mở rộng về các dấu ấn sinh học trong ung thư vú đã giúp làm sáng tỏ hơn các yếu tố khác nhau thúc đẩy sự phát triển và tiến triển của ung thư vú.
Thường xuyên tức ngực, khó thở, người phụ nữ 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện khối u ở tim

Thường xuyên tức ngực, khó thở, người phụ nữ 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện khối u ở tim

05:16:38 21/01/2025
Bác sĩ Trần Văn Thụ cho biết, khi cơ thể xuất hiện khối u nhầy nhĩ trái nhưng không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

21:19:47 20/01/2025
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm (NCDs) chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, và tiểu đường đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm dân số trẻ tuổi.
Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?

Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?

21:12:31 20/01/2025
Chính vì vậy, người đau dạ dày, trào ngược dạ dày,... nên ăn càng ít củ cải trắng càng tốt và tuyệt đối không ăn củ cải trắng chưa được nấu chín.
Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

20:58:55 20/01/2025
Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

09:20:50 20/01/2025
Người bệnh ung thư buồng trứng cũng cần bổ sung các loại rau củ xanh như súp lơ xanh, bông cải, rau cải... để chống lại sự lão hóa của các tế bào, giảm được quá trình phát triển của các tế bào ung thư cũng như khối u buồng trứng.

Có thể bạn quan tâm

Đóng phim Tết cùng Hoa hậu Thiên Ân, Thu Trang phải leo lên ghế

Đóng phim Tết cùng Hoa hậu Thiên Ân, Thu Trang phải leo lên ghế

Hậu trường phim

14:19:04 21/01/2025
Khi chọn Thiên Ân vào vai nữ chính và đóng cặp với mình thành một đôi chị em, Thu Trang đã tính toán kỹ lưỡng để cả hai có thể phối hợp ăn ý nhất được với nhau.
Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

Vừa nhậm chức, Tổng thống Trump đã có phát biểu bất ngờ về Triều Tiên

Thế giới

14:18:23 21/01/2025
Ông Trump nói với các phòng viên khi ông ký một loạt sắc lệnh hành pháp: Tôi từng rất thân thiện với ông ấy. Ông ấy có cảm tình với tôi và tôi cũng vậy. Nhiều người từng coi đó là một mối đe dọa lớn. Triều Tiên là một cường quốc hạt nhâ...
Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Phim việt

14:15:31 21/01/2025
Với diễn xuất cảm xúc, Ngọc Lan và Hồng Ánh khắc họa thành công nỗi đau và sự giằng xé, khiến khán giả nghẹn ngào trong nhiều phân đoạn cao trào.
Sao Việt 21/1: Phương Oanh khoe biểu cảm đáng yêu bên con gái

Sao Việt 21/1: Phương Oanh khoe biểu cảm đáng yêu bên con gái

Sao việt

14:13:27 21/01/2025
Phương Oanh khoe biểu cảm hài hước cùng con gái. Trên trang cá nhân, nữ diễn viên thường xuyên đăng tải những khoảnh khắc đời thường cực kỳ vui nhộn của cặp sinh đôi Jimmy - Jenny.
Chuyện không ngờ trong gia đình 3 người ở Sơn La

Chuyện không ngờ trong gia đình 3 người ở Sơn La

Netizen

13:29:50 21/01/2025
Chia sẻ bức ảnh giấy chứng nhận kết hôn của mình và giấy khai sinh của con trai đầu lòng, chị Lường Thị Hà (SN 1996, quê Sơn La) nhận được sự quan tâm đặc biệt của dân mạng.
Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Thời trang

13:21:37 21/01/2025
Năm mới là khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Trang phục mang sắc đỏ được nhiều người ưa thích diện trong dịp này như một cách để thu hút sự may mắn.
Bức ảnh Jennie (BLACKPINK) bí mật hẹn hò mỹ nam Thái Lan được chiếu lên cho 300 ngàn người xem

Bức ảnh Jennie (BLACKPINK) bí mật hẹn hò mỹ nam Thái Lan được chiếu lên cho 300 ngàn người xem

Sao châu á

13:14:00 21/01/2025
Tin tức liên quan tới nghi vấn hẹn hò giữa BamBam - Jennie (BLACKPINK) ở Mỹ hồi tháng 9 năm ngoái bất ngờ được chiếu lên và các thành viên GOT7 đã cùng trao đổi, thảo luận.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.
Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Công an đột kích "xưởng" chế tạo vũ khí, thu nhiều súng và lựu đạn

Pháp luật

12:27:35 21/01/2025
Ngày 20/1, Công an tỉnh Phú Yên cho biết Công an thị xã Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) phát hiện, tổ chức lực lượng đột kích một xưởng sản xuất súng, đạn tại địa phương.
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1: Cự Giải điềm đạm, Thiên Bình thất thường

Trắc nghiệm

12:03:17 21/01/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/1/2025 sẽ có những điều bất ngờ gì? Tham khảo tử vi vui về cuộc sống, sự nghiệp và tình yêu của 12 chòm sao hôm nay.
Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Hamburg Bunker: Từ biểu tượng chiến tranh thành điểm đến sang trọng

Du lịch

11:50:21 21/01/2025
Hamburg Bunker, một biểu tượng của quá khứ đau thương, đã có một cuộc lột xác ngoạn mục để trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn.