Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới
Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/ BioNTech sản xuất.
Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này sản xuất. Đột biến khiến virus lây lan nhanh hơn. Nhiều người lo ngại biến chủng virus mới sẽ “lách” khỏi sự trung hòa kháng thể do vaccine kích hoạt.
Theo Reuters, nhóm đã chỉ ra vaccine có hiệu quả trong việc vô hiệu hóa đột biến N501Y trong biến chủng virus SARS-CoV-2 mới.
Nghiên cứu của Pfizer/BioNTech được thực hiện trên máu của những người đã tiêm vaccine ngừa Covid-19 mà công ty này cung cấp. Chuyên gia về vaccine của Pfizer, Phil Dormitzer, cho biết kết quả đầu tiên của các thử nghiệm khá tích cực.
Vaccine này từng chứng minh khả năng ức chế, chống lại 15 đột biến khác trong những chủng virus trước đó. Nhóm tác giả hy vọng nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện để đưa ra kết luận cuối cùng.
Tuy nhiên, kết quả trên vẫn còn hạn chế vì không xem xét toàn bộ đột biến trong 2 biến chủng mới của SARS-CoV-2. Ông Dormitzer cho biết: “Rất đáng mừng rằng vaccine thử nghiệm trên 16 đột biến khác nhau và đều có kết quả khả quan. Tuy vậy, điều này không có nghĩa đột biến thứ 17 sẽ không đáng lo ngại”.
Nghiên cứu do Pfizer/BioNTech chủ trì thực hiện cùng nhóm nhà khoa học của Đại học Texas cho thấy vaccine mà đơn vị này sản xuất có thể ức chế biến chủng virus SARS-CoV-2 mới. Ảnh: Reuters.
Một đột biến khác được tìm thấy trong biến chủng virus tại Nam Phi, có tên gọi E484K, cũng đang được giới nghiên cứu quan tâm. E484K nằm trong biến chủng mới 501.V2 và được cho là có khả năng làm giảm độ nhận biết của kháng thể người với virus.
Nhóm nghiên cứu có kế hoạch thử nghiệm tương tự vaccine với đột biến này và thêm nhiều loại khác để có dữ liệu đầy đủ hơn. Dự kiến, công việc này mất khoảng vài tuần.
Theo Reuters, nghiên cứu này giúp trấn an người dân trên toàn thế giới về biến chủng virus mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm xét nghiệm lâm sàng và dữ liệu để đưa ra kết luận cuối cùng.
Giáo sư dược học Stephen Evans, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, Anh, nhận định: “Đây là tin tốt, ít nhất là nó không mang đến điều tệ hơn. Nhưng nó chưa thể giúp chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng bảo vệ mà vaccine mang lại, ngay cả của Pfizer”.
AstraZeneca, Moderna và CureVac cũng đang kiểm tra liệu vaccine của họ có ức chế được biến chủng virus mới hay không. Đại diện các đơn vị này hiện chưa có câu trả lời cụ thể và thời điểm họ có thể cung cấp dữ liệu.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine
Thế giới ghi nhận hơn 89,2 triệu ca nCoV và hơn 1,9 triệu người chết, WHO kêu gọi các nước giàu đã đặt thừa vaccine tài trợ cho chương trình chia sẻ toàn cầu Covax.
Video đang HOT
Thế giới ghi nhận 89.228.428 ca nhiễm và 1.919.218 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 783.017 và 14.159 ca một ngày, trong khi 63.910.866 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 8/1 cho biết 42 quốc gia đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng Covid-19, 36 trong số đó là quốc gia có thu nhập cao, 6 nước có thu nhập trung bình.
"Có một vấn đề rõ ràng là hầu hết quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chưa nhận được vaccine. Ngay từ đầu, các nước giàu đã mua phần lớn nguồn cung của nhiều loại vaccine", Ghebreyesus nói. Ông kêu gọi các nước giàu dừng "chen ngang hàng" khi đặt mua vaccine và dừng thiết lập các thỏa thuận song phương với các nhà sản xuất cho đợt tiêm chủng đầu tiên.
Ghebreyesus thúc giục các quốc gia đã đặt thừa vaccine tài trợ chúng cho chương trình chia sẻ toàn cầu Covax do WHO dẫn dắt nhằm mục đích phân phối vaccine bình đẳng trên toàn thế giới.
Một lọ vaccine Pfizer-Biontech tại Đức ngày 8/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 272.532 ca nhiễm và 3.183 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 22.373.285, trong đó 376.883 người chết.
Tính đến 7/1, Mỹ đã phân phối 21 triệu liều vaccine khắp nước Mỹ, tuy nhiên, chỉ khoảng 6 triệu người đã được tiêm, mặc dù chính phủ từng đặt mục tiêu tiêm cho 20 triệu người vào năm 2020. Khoảng 15 triệu liều còn lại đang nằm trong tủ đông lạnh tại các bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc để chờ sử dụng.
Tổng thống đắc cử Joe Biden ngày 8/1 chỉ trích việc phân phối vaccine của chính quyền Trump. Phát ngôn viên của ông cho biết chính quyền mới có kế hoạch tung ra mọi liều vaccine Covid-19 sản xuất trong nước hiện có, thay vì giữ lại một nửa nguồn cung để đảm bảo mọi người được tiêm nhắc lại đúng hạn.
Tuy nhiên, không rõ kế hoạch này sẽ giải quyết vấn đề như thế nào, vì vấn đề chính ở Mỹ hiện nay không phải là khan hiếm vaccine mà là việc triển khai tiêm chậm chạp.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 18.481 ca nhiễm và 229 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.432.525 và 150.835.
Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ ngày 3/1 phê duyệt hai vaccine Covid-19 cho sử dụng khẩn cấp, một loại là vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford, Anh, phát triển, và loại còn lại là vaccine mang tên COVAXIN do công ty Ấn Độ Bharat Biotech nghiên cứu.
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới này dự kiến bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 quy mô lớn trong vài tuần nữa với chủ đạo là vaccine AstraZeneca/Oxford, trong khi vaccine COVAXIN sẽ được quản lý với điều kiện nghiêm ngặt hơn do chưa có dữ liệu nào về tính hiệu quả của nó được công bố.
Ấn Độ đã đình chỉ tất cả chuyến bay từ Anh từ ngày 23/12 tới ngày 7/1 do lo ngại nguy cơ lây lan chủng nCoV mới, nhưng khoảng 33.000 hành khách đã bay đến từ cuối tháng 11, trước khi lệnh cấm được thực thi.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 962 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 201.460. Số người nhiễm nCoV tăng 52.035 ca trong 24 giờ qua, lên 8.013.708.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cáo buộc các nhà sản xuất bơm tiêm đã đẩy giá lên, sau khi chính phủ không mua được hàng trăm triệu bơm tiêm thông qua đấu giá. "Giá tăng vọt sau khi Bộ Y tế ngỏ ý mua bơm tiêm", Bolsonaro viết trên mạng xã hội, nói thêm chính phủ sẽ dừng mua bơm tiêm tới khi giá trở lại bình thường.
Ba nhà sản xuất bơm tiêm của Brazil đã gặp Tổng thống hôm 5/1, thống nhất mỗi nhà sản xuất sẽ cung cấp 10 triệu bơm tiêm để vượt qua giai đoạn đầu của kế hoạch tiêm chủng toàn quốc.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 23.652 ca nhiễm nCoV và 454 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.355.794 và 60.911.
Trong bài phát biểu năm mới 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận làn sóng Covid-19 thứ hai đang tàn phá đất nước. "Thật không may khi đại dịch vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cuộc chiến chống lại nó không thể ngừng nghỉ trong một phút giây nào", ông nói.
Nga đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V như một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao. Nga ngày 6/1 thông báo họ đã tiêm chủng cho một triệu người và không ghi nhận phản ứng phụ có hại nào.
Putin ngày 4/1 yêu cầu chính phủ xem xét cấp giấy chứng nhận cho những người đã được tiêm vaccine để có thể ra nước ngoài. Từ ngày 1/1, những người được tiêm phòng Covid-19 ở Nga nhận được giấy chứng nhận điện tử.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 2.957.472 ca nhiễm và 79.833 ca tử vong, tăng lần lượt 68.053 và 1.325 trường hợp. Tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng nCoV mới, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng ban đầu.
Thị trưởng London Sadiq Khan ngày 8/1 cảnh báo giường bệnh sẽ cạn kiệt trong vài tuần nếu người dân ông ở nhà. Ông cho biết cứ 30 người ở London thì có một người nhiễm nCoV.
Anh tái phong tỏa toàn quốc từ 5/1, người dân được yêu cầu làm việc từ xa bất cứ khi nào có thể, chỉ được rời nhà để tập thể dục hoặc làm những việc cần thiết như mua sắm nhu yếu phẩm. Toàn bộ cửa hàng không thiết yếu và cơ sở chăm sóc cá nhân như tiệm làm tóc sẽ tiếp tục đóng cửa. Nhà hàng chỉ được phép bán đồ ăn mang đi.
Trường tiểu học và trung học cũng đóng cửa, chỉ tiếp nhận học sinh dễ tổn thương hoặc con em của những lao động thiết yếu trong xã hội. Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson thông báo học sinh sẽ không thi cuối kỳ trong năm nay. Williamson cho biết các kỳ thi dành cho học sinh từ 14 đến 18 tuổi, được sử dụng để xác định đầu vào các trường cao đẳng và đại học, sẽ được thay thế bằng đánh giá của giáo viên.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 19.814 ca nhiễm và 381 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.747.135 và 67.431.
Kể từ 2/1, Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm sớm hơn tại 15 khu hành chính đông bắc và đông nam, bắt đầu từ 18h thay vì 20h. Pháp đang bị chỉ trích vì triển khai vaccine chậm hơn nhiều các quốc gia châu Âu khác. Chưa đến 200 người được tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ở nước này.
Bộ trưởng Y tế Olivier Veran ngày 1/1 thông báo kế hoạch mở rộng chiến dịch tiêm chủng vốn chỉ nhắm mục tiêu vào cư dân viện dưỡng lão và nhân viên y tế trên 65 tuổi. Veran nói rằng kể từ 4/1, nhân viên y tế trên 50 tuổi cũng được tiêm vaccine. Pháp đang bị chỉ trích vì triển khai tiêm vaccine chậm hơn các nước châu Âu khác. Kể từ 27/12 đến 6/1, Pháp tiêm phòng cho 7.000 người, trong khi Đức tiêm cho hàng trăm nghìn người trong cùng khoảng thời gian.
Hàn Quốc ghi nhận 672 ca nhiễm mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên 67.358, trong đó 1.081 ca tử vong, tăng 35 ca so với hôm trước.
Chính phủ Hàn Quốc áp đặt các hạn chế như cấm tụ tập trên 4 người, đình chỉ các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, các cơ sở thể thao trong nhà cho đến 17/11. Tuy nhiên, các trung tâm taekwondo và ba lê, được đăng ký là học viện tư, được phép mở lớp học tối đa 9 người.
Hàn Quốc đang triển khai xét nghiệm khoảng 70.000 tù nhân và nhân viên tại 52 nhà tù trên khắp đất nước sau khi phát hiện một ổ dịch trong trại giam đông nam Seoul. Chính phủ kéo dài lệnh cấm chuyến bay từ Anh đến 21/1 do lo ngại về chủng nCoV mới.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 808.340ca nhiễm, tăng 10.617, trong đó 23.753 người chết, tăng 233.
Indonesia đã cấm mọi du khách đến từ Anh và thắt chặt quy định với người đến từ châu Âu và Australia để hạn chế lây lan biến chủng virus. Bộ trưởng Kinh tế Airlangga Hartarto hôm 6/1 cho biết Indonesia sẽ áp đặt hạn chế dài hai tuần tại các khu vực có số ca Covid-19 gia tăng tại những vùng đông dân nhất trên đảo Java và khu nghỉ dưỡng Bali từ 11/1 nhằm giảm tải cho bệnh viện và giảm tỷ lệ tử vong. Biện pháp mới bao gồm thay đổi giờ mở cửa trung tâm mua sắm và giới hạn sức chứa tại các nhà hàng và nhà thờ.
Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết đất nước sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng diện rộng vào 13/1. Chương trình sẽ khởi động tại Jakarta, Tổng thống Joko Widodo sẽ là người tiêm mũi đầu tiên, còn việc tiêm chủng ở những khu vực khác sẽ bắt đầu trong hai ngày tiếp theo.
Trước đó, chính phủ cho hay 1,3 triệu người là nhân viên tuyến đầu chống dịch sẽ được tiêm vaccine đầu tiên do công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc sản xuất. Indonesia đã nhận ba triệu liều vaccine của Sinovac là CoronaVac. Sau khi các nhân viên y tế được tiêm chủng, sẽ tới các thống đốc khu vực để "tạo niềm tin trong cộng đồng", Budi cho hay.
Ông dự kiến Indonesia cần tiêm chủng cho 181,5 triệu người, khoảng 67% dân số, để đạt được miễn dịch cộng đồng. Vaccine dự kiện sẽ được tiêm chủng miễn phí, thời gian triển khai dài 15 tháng.
Philippines báo cáo 483.852 ca nhiễm và 9.364 ca tử vong, tăng lần lượt 1.776 và 8 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Quan chức Philippines cho biết một số bộ trưởng và binh sĩ đã được tiêm vaccine Covid-19, nhưng với số lượng không lớn. Quan chức không cho biết loại vaccine được sử dụng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Bộ Y tế hôm 28/12 đều cảnh báo phản đối việc sử dụng vaccine chưa được phê duyệt và việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán vaccine chưa được phê duyệt là bất hợp pháp.
Kể từ 2/1, Philippines cấm người đến từ Mỹ sau khi nước này phát hiện thêm ca nhiễm chủng nCoV mới từ Anh. Trước đó, Manila đã ra lệnh cấm nhập cảnh với hành khách từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ phát hiện chủng mới từ 29/12. Một quan chức cấp cao Philippines ngày 6/1 cho biết họ đang đàm phán với 7 nhà sản xuất vaccine để mua ít nhất 148 liều khi nước này đặt mục tiêu tiêm chủng cho gần 2/3 dân số trong năm nay.
Thái Lan ghi nhận thêm 205 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 9.841, trong đó 67 người chết, tăng một trường hợp so với hôm trước.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm 4/1 thông báo 28 tỉnh, gồm thủ đô Bangkok, là khu vực nguy cơ cao và yêu cầu người dân làm việc tại nhà, tránh tụ tập hoặc đi khỏi tỉnh của họ khi ca nhiễm tăng lên sau đợt bùng phát được phát hiện tháng trước tại một chợ hải sản gần Bangkok.
Trung tâm điều phối Covid-19 của Thái Lan cảnh báo số ca nhiễm mới theo ngày có thể tăng lên hơn 10.000 vào cuối tháng này nếu chính phủ không áp đặt thêm nhiều biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế virus.
Người dân Singapore chỉ được tiêm, không được chọn vaccine ngừa COVID-19 Bộ trưởng Y tế Singapore cho biết công dân nước này sẽ không được chọn vaccine ngừa COVID-19 mà họ tiêm vì điều này làm phức tạp thêm chương trình tiêm chủng. Thay vào đó, giới chức sẽ phân bổ vaccine dựa trên những gì sẵn có và những gì được đánh giá là phù hợp với người nhận dựa vào tiền sử...