Vaccine Covid-19 thứ hai Việt Nam thử trên người tháng 3/2021
Vaccine Covid-19 do Ivac nghiên cứu dự kiến nộp hồ sơ thử nghiệm lâm sàng cuối tháng 12, bắt đầu thử nghiệm trên người vào tháng 3/2021.
Ông Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac), cho biết hiện vaccine Covid-19 của IVAC được đánh giá an toàn và hiệu lực bảo vệ trên động vật. Mốc thời gian dự kiến nói trên được đưa ra với điều kiện mọi kết quả giai đoạn nghiên cứu trên động vật thành công, đồng thời được cơ quan quản lý chấp thuận.
“Hiện vaccine mới chỉ là giai đoạn nghiên cứu, chưa có kết quả cụ thể và chưa có gì đảm bảo 100% sẽ thành công, nhưng chúng tôi có niềm tin và quyết tâm trên cơ sở năng lực hiện có”, ông Thái cho biết.
Vaccine của Ivac là một trong hai vaccine Covid-19 của Việt Nam có tiến độ nhanh nhất hiện nay. Ứng viên đầu tiên là vaccine của Công ty Nanogen, đã hoàn thành hồ sơ và sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một vào ngày 10/12.
Ivac sử dụng công nghệ phôi trứng gà, tức là phát triển virus trên tế bào phôi gà hoặc trứng được thụ tinh, sau đó vô hiệu hóa virus không còn khả năng gây bệnh rồi tạo thành kháng nguyên (chất gây phản ứng miễn dịch cho cơ thể) để điều chế vaccine. Đây là công nghệ truyền thống trong sản xuất vaccine, dễ đầu tư, triển khai, phù hợp năng lực của đơn vị và các kỹ thuật, phương pháp, dữ liệu đã được tối ưu hoá.
Video đang HOT
Ngoài Ivac và Nanogen, Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cùng Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Polyvac) cũng tham gia nghiên cứu vaccine Covid-19. Trong đó, Vabiotech đang thử nghiệm vaccine trên khỉ, dự định thử nghiệm lâm sàng trên người vào đầu năm 2021. Còn Polyvac đang ở giai đoạn tạo chủng kháng nguyên cho vaccine.
Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, ngày 5/12 cho biết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất vaccine, bao gồm cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính và giải quyết nhanh việc đăng ký, cấp phép sản phẩm. Bộ Y tế sẽ báo cáo Thủ tướng về chủ trương đầu tư cho các đơn vị sản xuất vaccine đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan để hỗ trợ các đơn vị có thể tiếp cận được nguồn vốn cho việc nghiên cứu, sản xuất.
Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế thúc đẩy quá trình sản xuất vaccine trong nước, đồng thời đàm phán, thống nhất với các đơn vị sản xuất vaccine từ nước ngoài, để Việt Nam sớm có được vaccine Covid-19.
Những ngày tháng cuối cùng của cô bé ung thư não
Isabelle, 4 tuổi, ở Ontario, ung thư thần kinh đệm giai đoạn cuối, căn bệnh hiếm gặp và chưa có cách điều trị mới trong 60 năm qua.
Michal và Jackie Borkowski phát hiện con mình mắc bệnh u thần kinh đệm (DIPG) từ tháng 4, bé được điều trị bằng xạ và hóa trị. Michal Borkowski, cha của Isabelle, tuyệt vọng khi biết không còn hy vọng cứu chữa con mình.
Con gái của tay đua xe đạp Neil Armstrong, Karen, đã chết vì căn bệnh này những năm 1960, từ đó đến nay chưa có phương pháp mới. "Các bác sĩ cho biết bệnh tình của con gái tôi hồi tháng 4 và nói rằng có thể xạ trị giống như con của Neil Armstrong năm 1962", Michal kể.
Có một số thử nghiệm điều trị ở Mỹ, song vì Covid-19 hạn chế đi lại nên các gia đình ở Canada không thể vượt qua biên giới để tham gia. Michal cũng vô cùng nản lòng khi không sự tiến triển, và không có nhà tài trợ để tiến hành nghiên cứu phương pháp chữa trị căn bệnh ung thư hiếm gặp này.
Trước đó, Isabelle là một đứa trẻ đáng yêu, khỏe mạnh. Bé gái 4 tuổi này được phát hiện mắc DIPG bởi khó đi lại. Các bác sĩ cho biết chỉ 10% trẻ mắc bệnh sống sót qua hai tuổi, và dưới 1% qua 5 tuổi. Tuổi thọ trung bình khi mắc bệnh này là 9 tháng sau khi phát hiện.
Các bác sĩ khuyên Borkowskis điều tốt nhất có thể làm lúc này là tạo nhiều kỷ niệm đẹp với Isabelle.
Isabelle, được chẩn đoán mắc u thần kinh đệm khi mới 4 tuổi. Ảnh: CTV News
Michal tâm sự "đã 6 tháng kể từ khi phát hiện, chúng tôi vẫn đang cố gắng giữ từng khoảnh khắc với bé mỗi ngày, từ những điều nhỏ mà Isabelle làm được, chúng tôi đều vỗ tay, khích lệ". Ông thấy tồi tệ và đau khổ khi chỉ nhìn con và nghĩ về tương lai sắp đến.
Mẹ bé là Jackie Borlowski vẫn luôn tự hào về con gái mình: "Con bé thật tuyệt vời và xinh đẹp, luôn ngoan khi đến trường và tốt với bạn cùng lớp, biết pha trò cười, hoạt bát".
Người mẹ cũng nhận ra sức khỏe của Isabelle đang xấu dần. Jackie kể con gái thường xuyên ốm mệt, đến lớp nửa ngày và buổi chiều nghỉ ngơi ở nhà. Isabelle rất thích đến trường và vui chơi với bạn.
Trong khi các cha mẹ khác mơ ước tương lai con mình thì Jackie đang gắng thực hiện mong ước được bên con mỗi ngày. "Thời gian trôi qua thật nhanh, chúng tôi cố gắng làm nhiều điều cùng với con nhất có thể", Jackie chia sẻ.
Isabelle sinh nhật ngày 17/10, nhưng cha mẹ đã tổ chức sinh nhật hàng tháng cho bé kể từ ngày biết tin con mắc bệnh. Họ mời những người bạn của Isabelle đến dự tiệc sinh nhật. Gia đình đưa Isabelle đến công viên, lái xe tham quan các vườn thú. Jackie và chồng hạnh phúc khi cùng con gái đi qua những cột mốc quan trọng như ngày khai giảng tháng 9, tuần trước là sinh nhật của Isabelle. Họ đang cố gắng đem "mỗi ngày vui nhất có thể cho con gái", bởi họ không biết Isabelle còn bao nhiêu ngày nữa.
"Thời gian trung bình là 9 tháng, chúng tôi hy vọng con bé có thể vượt qua và sống thêm hai năm. Nhưng thật không may, tương lai ảm đạm", Jackie nói.
Miếng dán giúp quý ông tăng thời gian "chuyện ấy" lên 4 lần Các nhà khoa học đã "gây sốc" theo nghĩa đen: những cú sốc điện nhỏ giúp tăng thời gian "chuyện ấy" lên 4 lần cho các quý ông bị chứng xuất tinh sớm. Nghiên cứu mới từ Khoa Y của Đại học Balikeir (Thổ Nhĩ Kỳ) đã "trình làng" một miếng dán sử dụng 1 lần nhằm giúp quý ông điều trị chứng...