Vaccine Covid-19 thứ hai Việt Nam thử nghiệm trên người tháng 1/2021
Vaccine Covid-19 của IVAC đã hoàn thành các đánh giá thử nghiệm an toàn trên động vật, dự kiến thử nghiệm lâm sàng trên người tháng 1/2021.
Tiến sĩ Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC), cho biết vaccine đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ… Kết quả cho thấy vaccine tạo được miễn dịch cao trên động vật.
“Vaccine đã được đánh giá có tính an toàn, khả năng miễn dịch hiệu lực bảo vệ trên động vật. Vì vậy, IVAC trình Bộ Y tế để thử nghiệm trên người, dự kiến vào cuối tháng 1/2021″, Viện trưởng IVAC nói.
Vaccine Covid-19 được IVAC tại Nha Trang nghiên cứu thành công, ngày 30/12. Ảnh: Xuân Ngọc.
Trước đó, IVAC dự kiến thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3/2021. Như vậy, tiến độ nghiên cứu nhanh hơn hai tháng.
Theo kế hoạch, IVAC phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), Đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng vaccine. Vaccine sẽ được chia ra nhiều hàm lượng liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau.
Vaccine được thử với nhiều nhóm đối tượng, qua ba giai đoạn. Quá trình đó, IVAC cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi tình hình của tình nguyện viên, diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.
Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 tuổi từ 18 đến 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác.
Hồi tháng 5, IVAC bắt đầu thực hiện nghiên cứu vaccine Covid-19, sau khi phía Mỹ chuyển chủng dự tuyển có tên NDV-Lasota-S để cùng phát triển. Mục tiêu là sản xuất được vaccine và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng ba giai đoạn trong 18 tháng.
Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu sản xuất hai vaccine cúm mùa và cúm H5N1, IVAC thiết lập quy trình bào chế vaccine này tương tự, sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi.
Mặt khác, IVAC đã có giống gà Pháp được lấy trứng theo quy trình sạch để phục vụ nghiên cứu. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu tiêm chủng NDV-Lasota-S vào dịch niệu đệm trứng gà. Quá trình nuôi cấy, virus phát triển túi dịch thì hút dịch chứa virus ra ngoài.
Sau đó, họ bắt đầu quá trình tinh chế, lọc tách lấy virus và dùng hóa chất để làm chết virus (bất hoạt). Virus lúc này không còn khả năng gây bệnh, song vẫn giữ nguyên đặc tính ban đầu.
Các nhà khoa học dùng sản phẩm này bào chế sản xuất vaccine. Kết quả ban đầu khá tốt, chủng phát triển tốt và thích ứng với quy trình công nghệ hiện có.
Vaccine Covid-19 dự kiến được thử nghiệm lâm sàng vào tháng 1/2021. Ảnh: Xuân Ngọc.
IVAC là nhà sản xuất có tiến độ nghiên cứu vaccine Covid-19 nhanh thứ hai hiện nay tại Việt Nam.
Trước IVAC là Công ty Nanogen với sản phẩm Nanocovax, đã thử nghiệm vaccine trên người giai đoạn một từ ngày 10/12. 40 tình nguyện viên đã được tiêm vaccine liều 25 và 50 mcg, hiện đều khỏe mạnh và không xuất hiện triệu chứng bất thường.
'Có vaccine phòng COVID-19 cũng chưa thể tiêm đại trà ngay'
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng nay tại Hà Nội.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, với tình hình hiện nay, có vaccine phòng COVID-19, thì từ nay đến hè 2021 công tác phòng chống dịch vẫn phải đặt trong tình trạng căng thẳng. Có vaccine Việt Nam cũng chưa thể tiêm đại trà. Do vậy, giữ làm sao cho được thành quả, đảm bảo người dân đón Tết an toàn, vui tươi.
Để làm được điều này, ngoài tăng cường lực lượng biên phòng phải có hệ thống để người dân thông tin về những trường hợp nhập cư trái phép. Tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền vận động người dân, đề nghị báo chí vào cuộc để mọi người dân có người thân ở nước ngoài chủ động thông tin cho người thân của mình tuyệt đối không nhập cảnh trái phép. Không vì ngại cách ly của riêng mình mà gây họa cho cộng đồng, và cả đất nước.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. (Ảnh: VGP).
Phó Thủ tướng cũng cho biết, một số nơi chưa thực hiện nghiêm việc quản lý tập trung cách ly. Từ trường hợp BN1342 ở TP.HCM, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm việc theo dõi, giám sát y tế với người đã hoàn thành cách ly tập trung. Chính quyền cơ sở, nòng cốt là công an, y tế, phải nắm được từng người. Mỗi ngày ít nhất một lần gọi điện thoại, nhắn tin cho những người này để nắm được tình trạng sức khỏe cũng như việc tuân thủ quy định cách ly tại nhà sau khi cách ly tập trung.
"Tất cả các cơ sở y tế, trường học, bệnh viện và cơ sở lưu trú phải tự xác định làm tốt công tác này hay chưa để qua đó cập nhật những thông tin trên lên hệ thống an toàn COVID-19. Tới đây khi đã có hệ thống cập nhật thì chợ búa, nhà máy đều phải thực hiện nghiêm ", Phó Thủ tướng nói.
Tính đến sáng 29/12, Việt Nam ghi nhận 1.451 người mắc COVID-19. Số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) ở nước ta là 17.016. Trong đó có 163 người cách ly tập trung tại bệnh viện; 16.015 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và 838 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị có 10 ca âm tính lần 1, 11 ca âm tính lần 2 và 13 ca âm tính lần 3 với virus SARS-CoV-2.
Video: Pho Thu tuong Vu Đuc Đam tro chuyen voi 3 nguoi tinh nguyen đau tien tiem vaccine COVID-19
Việt Nam sắp có vaccine Covid-19 tiêm dịch vụ cho người dân? Một số đơn vị đang phối hợp đưa vaccine Covid-19 từ nước ngoài về tiêm dịch vụ cho người dân. Tuy nhiên, điều này không dễ dàng. Trước tình hình phức tạp của Covid-19, vaccine được xem là chìa khóa để khống chế đại dịch này. Trên thế giới, một số vaccine đã được phê duyệt. Tại Việt Nam, bên cạnh nỗ lực...