Vaccine Covid-19 tạo trong 42 ngày như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Theo cách truyền thống cần tới hàng năm để có vaccine, Công ty Moderna đã dựa vào trình tự gene nCoVvật liệu di truyền mARN, rút ngắn thời gian.

Vaccine Covid-19 tạo trong 42 ngày như thế nào? - Hình 1

Cơ sở sản xuất vaccine mARN của Moderna ở Norwood, Massachusetts. Ảnh: Moderna.

Tốc độ của Moderna, công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại Cambridge, bang Massachusetts dựa trên thành tựu trong hàng thập kỷ phát triển vaccine và ngành di truyền học. Thay vì sử dụng virus hoặc protein, vaccine ngừa Covid-19 mang tên mARN-1273 của Moderna hoạt động nhờ vật liệu di truyền. Công ty công nghệ sinh học tập trung vào mARN thông tin, vật liệu di truyền từ ADN tạo ra protein. Trong trường hợp nCoV, phương pháp của Moderna là đưa vào vaccine mARN được thiết kế để tạo ra protein của virus corona. Các tế bào miễn dịch của cơ thể có thể nhận biết protein đó và tạo kháng thể chống lại nó, giúp ngăn lây nhiễm trong tương lai.

Trước đây, vaccine hoạt động bằng cách cho tế bào tiếp xúc với virus ở mức vừa đủ để cơ thể nhận ra vật thể lạ và sản sinh kháng thể chống lại các đợt xâm nhập tương tự trong tương lai. Trong hàng chục năm qua, vaccine truyền thống chứa virus đã chết hoặc suy yếu. Những thành tựu đầu tiên trong ngành di truyền học cho phép vaccine sử dụng protein do virus tạo ra. Phương pháp này được ứng dụng lần đầu tiên vào thập niên 1980 để phát triển vaccine viêm gan B.

mRNA-1273 là một loại vaccine mARN mã hóa dạng ổn định trước khi bám vào màng tế bào của protein dạng gai. Loại protein cần thiết để virus corona lây nhiễm sang tế bào vật chủ này đã trở thành mục tiêu của vaccine ngừa SARS và MERS, những chủng virus cùng họ với nCoV. Phương pháp sử dụng mARN có nhiều lợi thế tiềm năng so với vaccine truyền thống, bao gồm khả năng mô phỏng lây nhiễm tự nhiên để kích thích phản ứng miễn dịch mạnh hơn, có thể kết hợp nhiều ARN trong một loại vaccine, không mất thời gian nuôi virus trong phòng thí nghiệm.

Nhóm nhà khoa học ở Đại học Phục Đán tại Thượng Hải chia sẻ trình tự hệ gene của nCoV hôm 10/1. Các chuyên gia của Viện Y tế Mỹ (NIH) làm việc với Moderda để nghiên cứu dữ liệu và tìm mục tiêu tiềm năng. Chỉ ba ngày sau, họ hoàn thành trình tự cho vaccine và tiến vào sản xuất. Liên minh Sáng kiến Ứng phó Bệnh dịch (CEPI) cũng tuyên bố tài trợ nghiên cứu của Moderna vào cuối tháng 1. Hôm 7/2, công ty cho ra đời lô vaccine đầu tiên.

“Nếu sử dụng công nghệ vaccine truyền thống, Moderna sẽ vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và nhiều khả năng chúng tôi thậm chí chưa thể bắt đầu tạo ra sản phẩm”, Stephane Bancel, giám đốc điều hành của công ty, phát biểu hai ngày sau khi chuyển giao lô vaccine cho NIH.

Những thách thức trước mắt bao gồm quy trình thử nghiệm lâm sàng kéo dài và biến động trong sản xuất. Ngay cả với tốc độ hiện nay, việc xác định độ an toàn và hiệu quả của vaccine chắc chắn sẽ kéo dài ít nhất là hơn một năm.

Video đang HOT

Các chuyên gia nghiên cứu vaccine cho biết quá trình thử nghiệm và thông qua vaccine ngừa bệnh truyền nhiễm thường kéo dài hàng năm với chi phí hàng trăm triệu USD như trường hợp dịch SARS năm 2002 – 2003. Giới nghiên cứu mất 20 tháng để bắt đầu thử nghiệm vaccine tiềm năng ngừa dịch SARS sau khi giải trình tự hệ gene của virus. Cho tới nay, chưa có vaccine ngừa SARS nào được duyệt.

Thử nghiệm vaccine đầu tiên sẽ diễn ra ở Viện nghiên cứu y tế Kaiser Permanente Washington tại thành phố Seattle, bang Washington. Thử nghiệm này sẽ được tiến hành trên 45 tình nguyện viên khỏe mạnh là đàn ông hoặc phụ nữ không mang thai trong độ tuổi từ 18 tới 55. Họ sẽ được chia thành ba nhóm 15 người. Mỗi nhóm sẽ được tiêm liều lượng vaccine khác nhau với hai liều cách nhau khoảng một tháng. Liều cao nhất mạnh gấp 10 lần so với liều thấp. Theo dự kiến, thử nghiệm sẽ bắt đầu trong tháng 3.

Nghiên cứu sẽ theo dõi sát các tình nguyện viên trong một năm và kết quả ban đầu sẽ có khoảng 3 tháng sau khi thử nghiệm bắt đầu. Nếu kết quả cho thấy vaccine an toàn, nhà chức trách sẽ chuyển sang giai đoạn thử nghiệm tiếp theo trên quy mô rộng với hàng trăm hoặc có thể hàng nghìn người tham gia. Giai đoạn này sẽ kéo dài ít nhất 6 – 8 tháng.

Trong khi NIH giữ vai trò chỉ đạo công tác phát triển vaccine, Moderna vẫn phụ trách khâu sản xuất. Nếu nhu cầu vẫn còn và vaccine mRNA cho kết quả khả quan, việc sản xuất hàng loạt sẽ đặt ra thách thức lớn cho công ty công nghệ sinh học này.

Ngoài vaccine Covid-19, Moderna còn kiểm tra 12 chương trình mARN thông qua các thử nghiệm lâm sàng, phần lớn trong số đó là vaccine. Công ty đang theo đuổi một số bệnh dịch chưa có vaccine được thông qua như Zika và CMV. Nếu thành công, mARN có thể đặt nền tảng cho quá trình phát triển nhanh vaccine.

An Khang

Theo Business Insider/VNE

Nội tạng người chết vì COVID-19 giống chết vì SARS, MERS

Nội tạng người chết vì COVID-19 giống nội tạng người chết vì SARS, MERS. Có ý kiến nên sử dụng corticosteroid điều trị các bệnh nhân nhiễm COVID-19 có triệu chứng viêm phổi nặng.

Một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết những tổn thương nội tạng của bệnh nhân nhiễm COVID-19 tương tự như những tổn thương ở bệnh nhân nhiễm virus SARS và virus MERS, báo South China Morning Post ngày 20-2 đưa tin.

Đây là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa số 5 thuộc Bệnh viện đa khoa của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Kết luận nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet nổi tiếng của Anh.

Nội tạng người chết vì COVID-19 giống chết vì SARS, MERS - Hình 1

Cách virus COVID-19 gây ra các tổn thương nội tạng tương tự như tác động của virus SARS hay MERS. Ảnh: AFP

Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận này sau khi thực hiện nghiên cứu trên thi hài một người đàn ông 50 tuổi tử vong vì nhiễm COVID-19. Người đàn ông này có những triệu chứng đầu tiên của bệnh hôm 14-1 và tử vong hai tuần sau đó.

COVID-19 gây tổn thương nội tạng giống SARS, MERS

Nghiên cứu phổi, gan và mô tim của bệnh nhân cho thấy "các đặc điểm bệnh lý của bệnh COVID-19 rất giống với đặc điểm được phát hiện ở các ca nhiễm virus Corona (các virus cùng họ - PV) như hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) và hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS)".

Nghiên cứu cho biết tổn thương ở các phế nang ở cả hai phổi và tổn thương ở gan có thể là hoặc do ảnh hưởng của việc nhiễm COVID-19, hoặc do tác động của các loại thuốc điều trị.

Các tổn thương ở cơ tim là không đáng kể bằng nên nhóm nghiên cứu cho rằng việc nhiễm bệnh "có thể không trực tiếp làm suy yếu tim".

Nghiên cứu nhấn mạnh chưa có nghiên cứu bệnh lý nào trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 được công bố trước đó vì "hầu như không thể tiếp cận được việc khám nghiệm tử thi và nghiên cứu sinh thiết học".

Cân nhắc đưa corticosteroid vào điều trị

Từ các tổn thương được phát hiện ở phổi bệnh nhân, nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng việc điều trị bằng corticosteroid nên được cân nhắc để được áp dụng cùng với máy trợ thở cho các ca bệnh nặng.

Phương pháp này vốn bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng thường xuyên bên ngoài các cơ sở thử nghiệm lâm sàng.

Trong một báo cáo khác được đăng trên The Lancet hôm 7-2, nhóm tác giả của Đại học Edingurgh (Scotland) cho biết phương pháp điều trị bằng corticosteroid đã được áp dụng đối với bệnh nhân nhiễm SARS và MERS, và cả bệnh nhân nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, nhóm tác giả này cho biết corticosteroid có thể tạo ra các tác dụng phụ như tiểu đường, tổn thương mô xương hoặc làm chậm quá trình đào thải virus.

"Một đánh giá về cách điều trị hội chứng viêm đường hô hấp cấp do bất kỳ chủng virus nào gây ra, dựa vào sáu nghiên cứu ở tổng cộng 574 bệnh nhân, 19 người trong số đó cho thấy không đủ bằng chứng để khuyến nghị sử dụng phương pháp điều trị bằng corticosteroid", báo cáo hôm 7-2 viết.

Theo South China Morning Post, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đang muốn thuyết phục áp dụng phương pháp điều trị bằng corticosteroid. Dù thừa nhận có thể gây ra một số tác dụng phụ với bệnh nhân khi dùng loại thuốc này ở liều cao, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn có thể áp dụng phương pháp này ở các bệnh nhân có triệu chứng viêm phổi nặng.

"Điều trị bằng corticosteroid là một con dao hai lưỡi. Chúng tôi phản đối việc sử dụng corticosteroid mà không bị kiểm soát nhưng khuyến nghị sử dụng corticosteroid ở liều thấp hoặc trung bình trong thời gian ngắn và sử dụng một cách thận trọng ở các bệnh nhân bị bệnh nặng", nhóm chuyên gia Trung Quốc viết trong báo cáo nghiên cứu.

Nghiên cứu và đề xuất điều trị của nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc được công bố trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Số ca nhiễm và ca tử vong ngày một tăng nhưng tỉ lệ người được điều trị thành công cũng được cải thiện đáng kể.

Tính đến 9 giờ 30 phút ngày 21-2, toàn thế giới ghi nhận hơn 76.700 ca nhiễm virus COVID-19 và 2.247 người tử vong. Trong khi đó, các nước đã điều trị thành công cho 18.438 bệnh nhân, theo South China Morning Post.

Theo PLO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thường xuyên để bụng đói khi đi ngủ, điều gì sẽ xảy ra?
05:33:18 11/11/2024
Miễn phí vắc-xin ngừa sốt xuất huyết?
12:01:57 12/11/2024
Dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh
05:13:47 11/11/2024
Loại củ 'đội lốt' nhân sâm, ăn vào là hôn mê, 90% người không biết
05:24:58 11/11/2024
Nguy cơ chất cấm trong thực phẩm giảm cân
19:50:11 11/11/2024
FDA đề xuất không sử dụng phenylephrine dạng uống trị thông mũi
11:42:14 12/11/2024
80% ca đột quỵ có thể phòng ngừa
11:48:10 12/11/2024
Chỉ ho nhẹ khi ăn uống, thanh niên không ngờ bị thủng thực quản
11:53:51 12/11/2024

Tin đang nóng

Video: Hoa hậu Thanh Thủy ứng xử đỉnh cỡ nào mà ẵm vương miện Miss International đầu tiên cho Việt Nam?
21:09:08 12/11/2024
Nóng: Cảnh sát tìm thấy thư tuyệt mệnh của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
19:39:42 12/11/2024
CỰC HOT: Hoa hậu Thanh Thủy xuất sắc đăng quang Miss International 2024!
19:42:58 12/11/2024
HOT: Hoa hậu Thanh Thủy chính thức lọt vào Top 8 Miss International
19:12:50 12/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Hương Giang và loạt sao Việt "ăn mừng" Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
21:59:08 12/11/2024
"Con rể lừa đảo" Lee Seung Gi bất ngờ trở mặt với gia đình vợ
20:01:47 12/11/2024
Trung Quốc: Xe điên tông thẳng vào đám đông khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hiện trường kinh hoàng
23:11:24 12/11/2024
Đám cưới Hà Trí Quang và người yêu đồng giới: Thuý Ngân tình tứ bên Quốc Trường, 1 sao nữ bầu bí hoá cô dâu "làm loạn"!
21:50:24 12/11/2024

Tin mới nhất

Hội thảo các biến chứng tâm thần, thần kinh hậu COVID-19

11:39:33 12/11/2024
Nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho thấy năm 2020 ghi nhận 12 bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch nội sọ, đến năm 2022 tăng lên 40 bệnh nhân và năm 2023 ghi nhận 36 bệnh nhân.

Tự điều trị mẩn ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân

19:47:40 11/11/2024
Chỉ sau 5 ngày điều trị, tổn thương da cải thiện, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị theo đơn tại nhà và hướng dẫn chế độ sinh hoạt, vệ sinh phù hợp để hạn chế tái phát.

Đề phòng đột quỵ khi tiết trời trở lạnh

19:45:30 11/11/2024
Khi thời tiết lạnh, cơ thể có những phản ứng mang tính tự vệ như tiết ra nhiều hóc môn catecholamine làm co mạch nội biên, dồn áp lực mạch máu trung tâm tăng lên, gây tăng huyết áp.

Vỏ chuối ăn xong chớ vội vứt đi, làm theo cách này quý như 'nhân sâm người nghèo'

19:42:54 11/11/2024
Vỏ chuối thường bỏ đi nhưng ít ai ngờ rằng nó cũng giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, vỏ chuối chiếm khoảng 35% trọng lượng của quả và thường không được sử dụng mà vứt bỏ.

Uống trà vỏ chuối có tác dụng gì?

05:37:01 11/11/2024
Tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc các tình trạng trên. Uống trà vỏ chuối là cách tuyệt vời để bổ sung thêm chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Áp dụng các biện pháp đơn giản này để trị chứng ợ nóng xuất hiện đột ngột

05:21:26 11/11/2024
Baking soda giúp trung hòa axit dạ dày và giúp giảm nhanh chứng ợ chua. Bạn chỉ việc trộn 1 thìa baking soda với nước để tạo thành chất kháng axit tự nhiên.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Lợi ích sức khỏe của trái cây màu đỏ

21:01:06 10/11/2024
Trái cây màu đỏ có lượng chất xơ lớn giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn, cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa kháng insulin và tiểu đường.

Cẩn trọng khi đau ngực, khó thở

20:53:20 10/11/2024
Ngoài ra, bệnh thân chung động mạch vành trái thường có tỷ lệ tử vong và biến cố tim mạch rất cao nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời.

Những người không nên ăn nhiều cá

20:49:19 10/11/2024
Nhiều người gặp tình trạng dị ứng với hải sản, do cơ thể phản ứng với các protein có trong cá. Nếu đã từng bị dị ứng với hải sản, bạn nên tránh hoặc hạn chế ăn cá để ngăn ngừa nguy cơ dị ứng tái phát, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏ...

Việt Nam có 'vua của các loại hạt', vừa tốt cho tim mạch vừa tốt cho bà bầu

20:46:17 10/11/2024
Hạt óc chó có thể giúp kiểm soát đường huyết nhờ vào hàm lượng chất xơ và chất béo lành mạnh. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn.

Thực hư ăn muối i-ốt gây ung thư tuyến giáp

20:43:45 10/11/2024
Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng của Bệnh viện Nội tiết Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 2019-2020, cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân thừa i-ốt.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'

Sao việt

23:52:12 12/11/2024
Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo.

Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh

Sao âu mỹ

23:38:36 12/11/2024
Bạn trai của Selena Gomez - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco vào danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn.

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.

Quyền Linh vỡ òa khi nam công nhân chinh phục mẹ đơn thân

Tv show

23:31:27 12/11/2024
rong tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò , MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã có một buổi ghép đôi đầy cảm xúc hai khách mời đều từng đổ vỡ hôn nhân là Trần Văn Lợi và Trần Thanh Thúy

'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử

Sao châu á

23:26:01 12/11/2024
Doãn Dương Minh kể vì áp lực công việc, ông từng tìm đến cờ bạc để giải tỏa rồi dần lún sâu vào trò đỏ đen. Thú vui tai hại này khiến nghệ sĩ lâm cảnh nợ nần, thậm chí từng có ý định tự tử vì bế tắc.

Thanh Thảo hội ngộ Quang Dũng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát

Nhạc việt

23:22:20 12/11/2024
Trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát của Thanh Thảo, sự xuất hiện của ca sĩ Quang Dũng khiến nhiều người thích thú. Cả hai có màn kết hơn ăn ý trên sân khấu sau nhiều năm.

Đề cử giải Grammy 2025 và "Chiếc vé về tuổi thơ" của John Legend

Nhạc quốc tế

22:44:08 12/11/2024
John Legend từng giành tới 12 giải Grammy nhưng anh vừa lần đầu tiên nhận được đề cử ở hạng mục dành cho Nhạc thiếu nhi.

Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Cặp chính chemistry tràn màn hình, cái kết như trêu đùa khán giả

Phim châu á

22:35:13 12/11/2024
Không kèn không trống, tác phẩm dần chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ những thước phim ngôn tình mơ mộng nhưng cũng ưu buồn, đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh cuối cùng của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi qua đời

Hậu trường phim

22:32:29 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, cả châu Á chấn động trước thông tin Song Jae Rim bất ngờ qua đời. Tang lễ của nam diễn viên được diễn ra Nhà tang lễ Yeouido St. Mary vào lúc 12 giờ trưa ngày 14/11.

Bellingham hồi sinh với Real Madrid: Tấm gương cho Mbappe

Sao thể thao

22:19:35 12/11/2024
Jude Bellingham ghi bàn đầu tiên trong mùa giải và đóng góp quan trọng cho Real Madrid, là tấm gương để Kylian Mbappe noi theo.

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

Thế giới

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.