Vaccine Covid-19: Ngoại giao thời dịch bệnh
Thế giới ngập chìm trong dịch bệnh, vaccine Covid-19 không những chỉ là biện pháp ứng phó dịch bệnh mà còn được sử dụng làm công cụ trong chính trị ngoại giao quốc tế. Bình luận của TG&VN
Vaccine Covid-19 không chỉ là biện pháp ứng phó dịch bệnh mà còn được sử dụng làm công cụ trong chính trị ngoại giao quốc tế. (Nguồn: theguardian.pe.ca)
Ở thời buổi cả thế giới bị ngập chìm trong tình cảnh bị dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra tác oai tác quái, vaccine phòng ngừa dịch bệnh không những chỉ là biện pháp ứng phó dịch bệnh mà còn được sử dụng làm công cụ trong chính trị ngoại giao quốc tế. Bằng chứng mới nhất là việc Romania tặng Moldova 200000 liều vaccine của hãng Pfizer-BioNTech.
Romania là thành viên EU và được EU phân bổ cho cả thảy 2 triệu liều vaccine sử dụng cho gần 3,5 triệu dân. Moldova mới chỉ có một vài thoả thuận hợp tác với EU. Giúp nhau cùng ứng phó dịch bệnh vốn là chuyện bình thường trong quan hệ giữa các quốc gia ở thời buổi hiện tại.
Nhưng sự trợ giúp này có ngay bản chất và tính chất khác khi phía Romania công khai tuyên bố tặng số liều vaccine kia để khích lệ những chuyển biến chính trị quyền lực và xã hội nội bộ đang diễn ra ở Moldova. Mới rồi, ở đất nước này có sự thay đổi tổng thống và tân tổng thống Moldova thân EU hơn là thân Nga, muốn dẫn dắt nước này xa cách Nga và xích lại gần EU.
Vaccine phòng ngừa dịch bệnh được sử dụng để khen thưởng và khích lệ chính quyền mới ở Moldova thay đổi định hướng chính sách. Trong số các nước thành viên hiện tại của EU, Rumania có mối quan hệ đặc biệt hơn cả với Moldova trên nhiều phương diện và cũng hơn cả EU nói chung, các thành viên khác của EU nói riêng về mức độ mong muốn Moldova quan hệ lỏng lẻo hơn với Nga và thân thiết hơn với EU.
Nhìn biểu hiện bề ngoài, cách thức ngoại giao vaccine này chỉ là chuyện quan hệ song phương riêng giữa Romania và Moldova. Nhưng trong thực chất, Romania làm với Moldova việc mà EU không dễ làm được vì EU không thể không lưu ý đến thái độ và phản ứng của Nga.
Cùng việc ấy với Moldova mà một thành viên EU làm thì trên danh nghĩa khác biệt hoàn toàn so với EU làm cho dù mục đích không khác gì nhau. Phía sau biểu hiện khiên cưỡng của Romania là cái khôn khéo của EU.
Ứng cử viên Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống ở Moldova
Hôm 15/11 tại Moldova đã diễn ra vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống. Theo kết quả kiểm phiếu, ứng viên Maia Sandu - cựu Thủ tướng, Chủ tịch Đảng đối lập thân Châu Âu "Hành động và đoàn kết" đang dẫn đầu.
Theo thông tin được công bố trên trang của Uỷ ban bầu cử Moldova, bà Maia Sandu đang chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống của đất nước, khi dành được 56,28% số phiếu bầu theo kết quả kiểm 100% số phiếu ở trong nước trong khi tỷ lệ phiếu bầu của ông Igor Dodon là 43,72%. Ở các điểm bầu cử ở nước ngoài, Uỷ ban bầu cử Trung ương chỉ còn kiểm phiếu ở Mỹ và Canada.
Theo luật của nước này, người chiến thắng là ứng cử viên dành được trên 50% số phiếu bầu. Trong vòng hai, không có ngưỡng về tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu.
Bà Maia Sandu đang dành chiến thắng ở vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Moldova. Nguồn: Tass
Vòng hai cuộc bầu cử tổng thống ở Moldova có sự tham gia tranh cử của lãnh đạo Đảng hành động và đoàn kết, cựu Thủ tướng Maia Sandu và đương kim Tổng thống Igor Dodon. Việc bỏ phiếu đã kết thúc vào lúc 21h, giờ địa phương. Theo số liệu của Uỷ ban bầu cử Trung ương, tỷ lệ phiếu bầu đạt 52,76%./.
Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại Nền ngoại giao toàn diện chỉ có thể đạt được hiệu quả thiết thực khi được thống nhất chỉ đạo và triển khai thực hiện, khi hiện hữu trong những chiến lược và đường lối, chính sách nhất quán, khi được cụ thể hoá thành chương trình và kế hoạch hoạt động đối ngoại cho từng thời kỳ và cho lâu dài cũng...