Vaccine Covid-19 giúp Israel giảm ca nCoV mới
Israel triển khai chương trình thử nghiệm vaccine Covid-19 rộng nhất thế giới và ghi nhận kết quả tích cực trong đối phó với đại dịch.
Các nghiên cứu mới của chuyên gia Israel cho biết số ca nhiễm nCoV và số người phải nhập viện giảm đáng kể chỉ trong vài tuần triển khai tiêm vaccine Covid-19. Dữ liệu ban đầu cho thấy vaccine hoạt động hiệu quả gần bằng các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Tuy nhiên, trong lúc thế giới chạy đua đối với với các chủng nCoV nguy hiểm hơn, tình trạng thiếu vaccine trầm trọng có thể ngăn cản các nước khác đạt được thành công như Israel hay ngăn chặn các biến chủng mới của virus.
Thậm chí Israel vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nguy hiểm dù vượt qua nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong việc tiêm vaccine Covid-19. Gần 59% dân số đã được tiêm vaccine Covid-19. Israel ngày 4/2 kéo dài đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ ba để ngăn nCoV lây lan.
Điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 taij một sân vận động ở thành phố Hod Hasharon, Israel, ngày 4/2. Ảnh: AFP .
Các chuyên gia vẫn hy vọng vaccine có thể giảm nhanh ca nhiễm nCoV tại Israel. “Tôi thấy khá thuyết phục rằng chúng ta đang chứng kiến tác động thật sự của việc tiêm chủng diện rộng”, William Hanage, chuyên gia dịch tễ tại Đại học Harvard, nhận xét về báo cáo của Israel.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Israel xem xét số liệu thống kê y tế quốc gia của những người từ 60 tuổi trở lên được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech do nguy cơ cao biến chứng nguy hiểm khi nhiễm nCoV. Phân tích dữ liệu trong 6 tuần sau khi tiêm cho thấy số ca nhiễm nCoV mới ở nhóm tuổi được tiêm vaccine Covid-19 giảm 41% so với trước đó ba tuần, số ca nhập viện giảm 31% và số ca tiến triển nặng giảm 24%.
Các chuyên gia cho biết ấn tượng với kết quả do Israel đang phải đối phó với biến thể B.1.1.7, lần đầu tiên được ghi nhận ở Anh, với tốc độ lây lan nhanh hơn chủng cũ. Biến thể này chiếm tới 80% ca nhiễm tại Israel.
Bất chấp thành công trong nỗ lực đối phó Covid-19, Israel vẫn trong tình trạng dễ tổn thương trước đại dịch. Sau đợt giảm vào cuối tháng 1, tốc độ lây lan của nCoV ở Israel đang tăng trở lại do tính dễ lây của biến chủng B.1.1.7 cùng việc tuân thủ thiếu nghiêm ngặt quy định phong tỏa như hai lần trước.
Tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 toàn cầu. Đồ họa: Tạ Lư .
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 219 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 105 triệu ca nhiễm, gần 2,3 triệu ca tử vong và hơn 77 triệu người đã bình phục. Israel là vùng dịch lớn thứ 27 thế giới với gần 680.000 ca nhiễm và hơn 5.000 ca tử vong.
Israel dẫn đầu cuộc đua tiêm vaccine Covid-19 toàn cầu
Gần 60% người Israel đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, vượt xa bất kỳ quốc gia nào xếp phía sau, trong khi Mỹ xếp thứ năm.
Dữ liệu chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại các quốc gia tính đến 3/2 được trang Our World in Data tổng hợp từ các nguồn chính phủ cho thấy Israel tiếp tục dẫn đầu với 58,8% dân số đã nhận được ít nhất một liều vaccine.
Xếp thứ hai là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với 34,8%, thứ ba là Anh với 14,9%. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, xếp thứ năm với 9,8% dân số đã nhận được ít nhất một liều tiêm. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) triển khai khá chậm chạp chiến dịch tiêm chủng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covd-19 của Pfizer/BioNtech cho người dân tại thành phố Petah Tikva, Israel hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đã công bố vaccine của riêng mình, lần lượt đạt tỷ lệ tiêm chủng 1,7% và 0,7%. Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và cũng là nơi sản xuất nhiều loại vaccine, hiện mới chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng 0,3%.
Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi chính phủ phải vật lộn để mua vaccine, vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho người dân.
Hầu hết các nước đang sử dụng vaccine của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna, vốn đều cần hai liều tiêm. Hai trong số các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới là UAE và Bahrain đang sử dụng một loại vaccine do công ty Sinopharm của Trung Quốc phát triển, chưa được phê duyệt ở Mỹ và EU.
Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, Israel chỉ cần 4 tuần để ít nhất 50% dân số nhận được ít nhất một liều vaccine. Hầu hết các nước châu Âu còn vài tháng nữa mới đạt mức tiêm chủng của Israel.
Một phần của sự chênh lệch bắt nguồn từ thời điểm vaccine được phê duyệt ở mỗi quốc gia. Các cơ quan y tế ở EU phê duyệt vaccine Pfizer muộn hơn 10 ngày so với đối tác của họ ở Mỹ và gần ba tuần sau quan chức Anh.
Việc phân phối cũng bị chậm ở một số quốc gia ngay cả khi vaccine đã được phê duyệt. Hà Lan, một trong những quốc gia giàu có nhất châu Âu, hôm 6/1 là nước cuối cùng trong EU bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, một tuần rưỡi sau nước láng giềng Đức và gần một tháng sau Anh. Bộ trưởng Y tế Hà Lan cho rằng sự chậm trễ này là do đất nước cần có sự chuẩn bị thích hợp.
Việc triển khai vaccine chậm chạp của châu Âu còn bị cản trở do nguồn cung thiếu hụt, thiếu y tá và thủ tục giấy tờ rườm rà. Làn sóng chỉ trích đối với chiến lược mua vaccine của EU ngày càng lớn hơn khi các biến thể mới của virus đe dọa bủa vây châu lục này.
Giới chức Hungary gần đây hợp tác với EU để phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga và vaccine Oxford-AstraZeneca của Anh. Hungary cũng đồng ý mua vaccine Sinopharm của Trung Quốc.
Hầu hết quốc gia đang phát triển trên thế giới còn bị tụt hậu xa hơn, nhiều nơi việc tiêm chủng thậm chí chưa bắt đầu. Các quốc gia giàu có đã đặt hàng trước hơn một nửa số liều có thể tung ra thị trường vào cuối năm nay, đủ để tiêm chủng cho dân số của họ nhiều lần. Nhiều quốc gia nghèo hơn có thể chỉ có đủ vaccine để tiêm cho 1/5 dân số vào cuối năm nay.
Bài học từ chiến dịch tiêm chủng thần tốc của Israel Trong hơn một tháng, Israel đã chủng ngừa Covid-19 cho hơn một triệu người, đạt tỷ lệ cao nhất thế giới. Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 thần tốc của Israel là điều nhiều nước trên thế giới mong ước đạt được. Không những vậy, các số liệu sơ bộ về hiệu quả của vaccine ở Israel cũng đem lại những thông tin...