Vaccine COVID-19 đơn liều của Trung Quốc tạo phản ứng miễn dịch mạnh ở trẻ em

Theo dõi VGT trên

Vaccine ngừa COVID-19 của nhà sản xuất CanSinoBIO đã được chứng minh cung cấp mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch cao cho người tiêm từ độ tuổi 6 – 17.

Vaccine COVID-19 đơn liều của Trung Quốc tạo phản ứng miễn dịch mạnh ở trẻ em - Hình 1
Vaccine của CanSinoBIO. Ảnh: VCG

Tờ Global Times dẫn thông báo của CanSinoBIO ngày 26/9 trên tài khoản WeChat chính thức cho biết họ vừa công bố dữ liệu đầu tiên về độ an toàn cùng khả năng sinh miễn dịch của loại vaccine COVID-19 tái tổ hợp adenovirus loại 5 (Ad5) đã được kiểm duyệt của công ty này.

Cụ thể, khi tiêm một liều lượng vaccine 0,3ml cho những người tham gia từ 6 -17 tuổi và 0,5ml cho người trưởng thành, vaccine có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh ở nhóm đối tượng trẻ em.

Dữ liệu trên được thu thập từ thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, khách quan và có đối chứng giả dược đối với 430 tình nguyện viên. Kết quả này được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Clinical Infectious Diseases hôm 22/9.

Cho đến nay, giới chức Trung Quốc đã phê duyệt sử dụng ba loại vaccine COVID-19 bất hoạt cho trẻ em: hai loại của Sinopharm và một loại của Sinovac. Tuy nhiên, dựa trên chiến lược tiêm chủng theo giai đoạn, các mũi tiêm hiện chỉ được cung cấp cho những người từ 12 tuổi trở lên.

Tính đến ngày 15/9, Trung Quốc đã tiêm gần 170 triệu liều vaccine COVID-19 cho khoảng 95,3 triệu thanh, thiếu niên từ 12 – 17 tuổi.

Các đợt bùng phát mới đây tại tỉnh Phúc Kiến, nơi ghi nhận hàng chục học sinh tiểu học bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đã làm dấy lên mối lo ngại về tỷ lệ tiêm chủng ở nhóm đối tượng này.

Theo giới chuyên gia, ổ dịch Phúc Kiến cho thấy đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc mở rộng chương trình tiêm chủng cho trẻ nhỏ từ 3 – 12 tuổi.

Ông Wang Huaqing, Trưởng nhóm nghiên cứu miễn dịch của Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc, trước đó đã kêu gọi những người trong độ tuổi có thể tiếp cận với vaccine hãy tiêm càng sớm càng tốt. Ông cũng đề xuất mở rộng tiêm chủng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là "hiệu quả" của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau?

Bởi lẽ sự so sánh ấy là hoàn toàn vô nghĩa. Chúng ta không thể so sánh Pfizer với Moderna, Johnson & Johnson, AstraZeneca hoặc Sinopharm được.

Video đang HOT

Đầu tháng 3/2021, thành phố Detroit (Michigan, Mỹ) chuẩn bị nhận được lô hàng 6200 liều vaccine từ Johnson & Johnson. Nhưng thật bất ngờ, thị trưởng thành phố - ông Mike Duggan thẳng thừng từ chối. Ông bảo rằng ông sẽ chỉ tin tưởng vào vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna, vì đó là những loại tốt nhất.

Ý của Duggan liên quan đến những con số gọi là "tỉ lệ hiệu quả ngăn ngừa" của vaccine. Theo đó, vaccine của Pfizer có chỉ số này lên tới 95% vào 7 ngày sau mũi thứ 2. Của Moderna là 94% vào ngày thứ 14 sau mũi thứ 2. Để so sánh, Johnson & Johnson là 66%, sau 28 ngày.

Và nếu như chỉ nhìn vào các chỉ số như vậy, có thể thấy AstraZeneca và Johnson & Johnson có hiệu quả kém nhất, nếu so với nhóm đầu bảng như trong bức hình dưới đây!

Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là hiệu quả của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau? - Hình 1

Nguồn ảnh: Vox

Nhưng vấn đề là giả định về sự hiệu quả của vaccine nếu chỉ dựa vào chỉ số này thì hoàn toàn không đúng. Mọi thứ không đơn giản chỉ có như vậy, và chúng ta đã hiểu sai về "hiệu quả" của vaccine là như thế nào.

Cách các hãng tính "chỉ số hiệu quả" của vaccine

Chỉ số hiệu quả của vaccine được tính thông qua thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn, khi các hãng tiến hành thử nghiệm trên hàng chục ngàn người. Những người tham gia sẽ được chia làm 2 nhóm: Một nửa được tiêm vaccine, và nửa còn lại được tiêm giả dược (placebo).

Sau khi tiêm, tất cả trở lại cuộc sống bình thường nhưng được các chuyên gia theo dõi sát sao trong vài tháng, để xem liệu họ có nhiễm Covid-19 hay không!

Như thử nghiệm lâm sàng của Pfizer được thực hiện trên 43.000 người. Đến cuối cùng, 170 người dương tính với Covid-19. Nhưng điều quan trọng nằm ở việc 170 người này phân bổ thế nào vào 2 nhóm trên mới ra được chỉ số hiệu quả của vaccine.

Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là hiệu quả của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau? - Hình 2

Sự hiệu quả của vaccine nằm ở tỉ lệ nhiễm được phân bổ ở nhóm được tiêm và không được tiêm (Ảnh: Vox)

Nếu như tỉ lệ phân bổ là 50-50 (mỗi nhóm có 85 người), có nghĩa người được tiêm có rủi ro nhiễm bệnh chỉ ngang ngửa người không tiêm, và chỉ số hiệu quả là 0%. Nếu nhóm placebo chiếm trọn, tỉ lệ hiệu quả là 100%. Trong trường hợp của Pfizer, có đến 162 người nhiễm bệnh ở nhóm không tiêm, và chỉ có 8 người thuộc nhóm đã tiêm, nên tỉ lệ hiệu quả là 95%.

Nhưng con số 95% này cũng có sự hiểu nhầm. Nó không có nghĩa cứ 100 người được tiêm sẽ có 5 người nhiễm bệnh. Đây là tỉ lệ áp dụng cho từng cá nhân - người được tiêm sẽ có ít rủi ro nhiễm bệnh hơn người không tiêm 95% nếu không may tiếp xúc với mầm bệnh. Đây cũng là cách mà toàn bộ các hãng vaccine hiện nay áp dụng để tính toán tỉ lệ hiệu quả của mình.

Tại sao không thể so sánh chỉ số hiệu quả của các loại vaccine?

Đơn giản là vì thử nghiệm lâm sàng của mỗi loại vaccine được thực hiện trên các điều kiện khác nhau hoàn toàn.

"Một trong những điều đáng chú ý nhất khi chúng ta nhìn vào những con số này (tỉ lệ hiệu quả), đó là thời điểm thực hiện thử nghiệm lâm sàng," - Deborah Fuller, chuyên gia sinh học từ ĐH Washington (Mỹ) lên tiếng.

Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là hiệu quả của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau? - Hình 3

Lấy ví dụ từ 3 loại vaccine Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson. Biểu đồ dưới đây cho thấy thử nghiệm lâm sàng của Pfizer và Moderna rơi vào tháng 8 - 11/2020, giai đoạn dịch bệnh tại Mỹ đang hạ nhiệt. Johnson & Johnson thì khác, họ thử nghiệm lâm sàng từ giữa tháng 11 cho đến cuối tháng 1/2021, thời điểm ca nhiễm tăng vọt, nghĩa là khả năng tiếp xúc với ca bệnh của các ứng viên tham gia là nhiều hơn hẳn.

Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là hiệu quả của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau? - Hình 4

Biểu đồ ca nhiễm và giai đoạn thử nghiệm lâm sàng của 3 hãng vaccine tại Mỹ (Nguồn: Vox)

Thêm vào đó, Johnson & Johnson còn thực hiện thử nghiệm lâm sàng tại các nước khác như Nam Phi và Brazil. Những nơi ấy không chỉ có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn, mà chủng bệnh cũng khác biệt (như biến chủng B.1.351 của Nam Phi, và P.2 của Brazil). Thử nghiệm của Johnson & Johnson rơi vào đúng thời điểm các biến chủng xuất hiện và trở thành chủng chiếm ưu thế tại các quốc gia được lựa chọn, và đó đều là các chủng có khả năng lây nhiễm nhanh hơn.

Số liệu cho thấy, 67% các ứng viên tham gia thử nghiệm lâm sàng bị nhiễm bệnh tại châu Phi là tác phẩm của biến chủng mới, chứ không phải chủng bệnh hoành hành tại Mỹ suốt mùa hè năm 2020. Nhưng bất chấp như vậy, tỉ lệ hiệu quả vẫn ở mức 64%.

"Nếu muốn so sánh 2 loại vaccine với nhau, chúng ta sẽ cần so chúng ở cùng thử nghiệm, cùng điều kiện, cùng thời điểm và địa điểm," - chuyên gia Amesh Adalja từ ĐH Johns Hopkins nhận định.

"Nếu yêu cầu Pfizer và Moderna thực hiện lại thử nghiệm lâm sàng ở cùng điều kiện với Johnson & Johnson, chúng ta sẽ thấy tỉ lệ hiệu quả rất khác biệt," - Fuller bổ sung thêm.

Nói cách khác, chỉ số hiệu quả của vaccine chỉ cho chúng ta thấy chuyện gì đã xảy ra trong thử nghiệm lâm sàng của mỗi loại, chứ không hoàn toàn là những gì sẽ xảy ra khi áp dụng vào thực tiễn.

Chỉ số hiệu quả ngăn ngừa không phải mục đích thực sự của vaccine Covid-19

Thậm chí, một số chuyên gia còn cho rằng đây không phải là các chỉ số tốt nhất để đánh giá sự hiệu quả của một loại vaccine. Bởi lẽ, việc chặn đứng toàn bộ khả năng nhiễm bệnh không phải là mục đích chính của các chương trình tiêm chủng.

"Mục đích của các chương trình tiêm chủng Covid-19 hiện nay không phải là để đưa thế giới về mức không có ca nhiễm, mà là để kìm hãm virus, khiến nó bớt nguy hiểm hơn, giảm khả năng gây ra triệu chứng nghiêm trọng, giảm mức cần thiết phải nhập viện, và giảm ca tử vong," - trích lời Adalja.

Lấy ví dụ với một người bình thường, tình huống lý tưởng nhất là không nhiễm bệnh, và xấu nhất là nhiễm bệnh rồi chết. Nhưng đại dịch không đơn giản như vậy. Ở giữa nó là nhiều mốc khác: Nhiễm bệnh mà không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ, có triệu chứng nặng, rồi nhập viện và tử vong.

Hóa ra tất cả chúng ta đã hiểu sai quá sai về cái gọi là hiệu quả của vaccine: Tại sao không thể so sánh các loại vaccine Covid-19 với nhau? - Hình 5

Trong tình huống lý tưởng nhất, vaccine sẽ giúp chúng ta hoàn toàn ngăn chặn được khả năng nhiễm bệnh. Nhưng trong thực tế, nó hoàn toàn không khả thi và cũng không phải là mục đích các chương trình tiêm chủng nhắm đến. Mục tiêu thực sự là cung cấp đủ miễn dịch cho con người nhằm tránh được 3 kịch bản xấu nhất, đưa Covid-19 trở về một căn bệnh giống như cảm cúm, thay vì một thứ có thể khiến bạn buộc phải nhập viện rồi không thể trở về nữa.

Và đoán xem, mục tiêu ấy là thứ mà toàn bộ các loại vaccine hiện nay đều làm được, thậm chí là rất tốt. Ở toàn bộ các thử nghiệm lâm sàng, trong khi nhóm không tiêm chủng có người phải nhập viện, có người tử vong, thì những người đã tiêm mà nhiễm bệnh không một ai phải nhập viện cả (và cũng không ai chết).

"Một điều tôi muốn mọi người hiểu là toàn bộ các loại vaccine đều hiệu quả 100% trong việc ngăn chặn tử vong," - Fuller chia sẻ.

Sự hiệu quả trong khả năng ngăn chặn virus của vaccine có quan trọng, nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Thứ bạn nên quan tâm không phải là vaccine nào sẽ giúp ngăn ngừa dịch bệnh, mà là vaccine nào giúp bạn sống sót, hoặc không phải nhập viện nếu nhiễm bệnh. Và câu trả lời là toàn bộ các loại vaccine hiện nay, dù là Pfizer, Moderna của Mỹ, AstraZeneca của Anh, hay Sinopharm của Trung Quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM
20:13:34 26/12/2024
Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?
06:19:21 26/12/2024
Tế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt NamTế bào ung thư cũng phải 'run sợ' trước loại quả có đầy ở vườn quê Việt Nam
09:51:38 26/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Những điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩmNhững điều cần biết về loại keo dán thịt trong thực phẩm
11:42:28 26/12/2024
Phụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnhPhụ nữ mang thai cần chú ý 6 điều sau giúp thai kỳ khỏe mạnh
19:54:06 26/12/2024

Tin đang nóng

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấpCông an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp
23:30:54 26/12/2024
11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện
23:11:43 26/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi
22:09:15 26/12/2024
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"
22:26:07 26/12/2024
Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng ĐàoQuyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào
23:03:34 26/12/2024
Tỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổiTỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổi
22:06:06 26/12/2024
'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan
23:12:37 26/12/2024
Hoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệHoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệ
23:10:33 26/12/2024

Tin mới nhất

Lý do không nên tắm sau khi ăn

Lý do không nên tắm sau khi ăn

06:45:22 27/12/2024
Ngoài ra, việc tắm bằng nước nóng không chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể mà còn làm tăng nhịp tim. Vì vậy, khi bụng no, bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu và uể oải sau khi tắm.
Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

06:30:53 27/12/2024
Bên cạnh đó, người bệnh nên tuân thủ đơn thuốc và hướng dẫn tái khám của bác sĩ điều trị, thực hiện tốt chế độ ăn, lối sống khoa học bao gồm tập luyện thể dục, không ăn quá no, quá nhiều, quá ít hoặc ăn kiêng quá mức.
Người hay ăn khoai lang cần lưu ý

Người hay ăn khoai lang cần lưu ý

06:30:33 27/12/2024
Chất xơ là một trong những chất dinh dưỡng có lợi nhất cho sức khỏe đường ruột và mỗi củ khoai lang cỡ trung bình chứa khoảng 15% giá trị hàng ngày.
Cỏ dại 'cứu đói' thành đặc sản đắt hàng

Cỏ dại 'cứu đói' thành đặc sản đắt hàng

06:27:55 27/12/2024
Trong quan niệm của phần lớn mọi người, cỏ dại thường là những giống thực vật vô giá trị, dễ bị nhổ bỏ để nhường chất dinh dưỡng trong đất cho cây trồng. Thế nhưng, một số loài cỏ dại nay lại đổi đời trở thành đặc sản được nhiều người s...
Trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh

Trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh

06:27:01 27/12/2024
Tuy nhiên, khi thời tiết lạnh thường dễ tái phát trào ngược dạ dày hơn. Lúc này, cơ thể tăng tiết dịch histamin làm dạ dày tăng tiết axit hơn so với thông thường. Đây chính là lý do khiến trào ngược dạ dày tái phát.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến cố tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến cố tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

05:41:24 27/12/2024
Khi có dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở hoặc mệt mỏi đột ngột, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

Những người nào nên hạn chế ăn chuối chín?

20:11:01 26/12/2024
Nếu cảm thấy khó tiêu thì hãy ăn một quả chuối để cảm thấy dễ chịu hơn. Đạt được công dụng này là do chuối chứa prebiotic làm tăng khả năng xử lý thức ăn của vi khuẩn đường ruột nên hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.
Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

Kiểm soát đường huyết sau bữa tối: Nam giới trên 40 tuổi cần biết

20:08:25 26/12/2024
Chống lại sự cám dỗ của đồ ăn vặt nhiều calo hoặc nhiều đường trước khi đi ngủ. Những thói quen như vậy có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon.
Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách

20:04:43 26/12/2024
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

Chế độ ăn giúp kiểm soát hội chứng thận hư ở người lớn

20:02:38 26/12/2024
Bệnh thận có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất của cơ thể. Do đó việc cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch của người bệnh.
Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

Kỳ diệu nối thành công cổ chân bị đứt lìa cho nam bệnh nhân

19:57:03 26/12/2024
Đứt lìa chi thể thường dẫn đến hoại tử nhanh chóng, nếu không xử lý kịp thời phần chi bị tổn thương sẽ không thể cứu được. Thêm vào đó, nguy cơ cao từ máu độc trong phần chi hoại tử có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân sau nối.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm khi mang thai

19:48:26 26/12/2024
Bệnh cúm thường tiến triển lành tính nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp hoặc suy giảm miễn dịch. Các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng có thể dẫn đến tử ...

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú gia tăng tài sản mạnh nhất năm 2024

Những tỷ phú gia tăng tài sản mạnh nhất năm 2024

Thế giới

07:47:57 27/12/2024
Các tỷ phú này đều là chủ doanh nghiệp tại Mỹ, là những cái tên quen thuộc như Elon Musk, Mark Zuckerberg, Jensen Huang...
Sao Việt 27/12: Kỳ Duyên hội ngộ Đặng Thu Thảo, Diễm My 9x khoe bụng bầu

Sao Việt 27/12: Kỳ Duyên hội ngộ Đặng Thu Thảo, Diễm My 9x khoe bụng bầu

Sao việt

07:47:54 27/12/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên thân thiết bên đàn chị Đặng Thu Thảo, Diễm My 9x vẫn xinh đẹp dù đã ở những tháng cuối thai kỳ.
Nợ mẹ chồng 15 nghìn tào phớ, từ sáng đến chiều chưa kịp trả đã bị bà mỉa mai câu chạnh lòng

Nợ mẹ chồng 15 nghìn tào phớ, từ sáng đến chiều chưa kịp trả đã bị bà mỉa mai câu chạnh lòng

Góc tâm tình

07:47:24 27/12/2024
Tôi không hiểu mẹ chồng cứ so đo như thế thì sau này mẹ con nhìn mặt kiểu gì đây? theo sắp xếp của phụ huynh vì bản thân tôi cũng có cảm tình với chàng trai mình quen biết từ bé.
Trương Học Hữu: 63 tuổi vẫn miệt mài chạy show, trả món nợ khổng lồ cho vợ

Trương Học Hữu: 63 tuổi vẫn miệt mài chạy show, trả món nợ khổng lồ cho vợ

Sao châu á

07:41:58 27/12/2024
Ca thần Trương Học Hữu vẫn miệt mài chạy 100 show mỗi năm để trả món nợ khổng lồ cho vợ bất chấp sức khỏe giảm sút và nhiều lần phải hủy buổi biểu diễn.
Cuộc gọi vội vã và chuyến xe cuối đời 0 đồng khiến nhiều người rơi nước mắt

Cuộc gọi vội vã và chuyến xe cuối đời 0 đồng khiến nhiều người rơi nước mắt

Tin nổi bật

07:31:06 27/12/2024
Chỉ còn 20.000 đồng trong khi người bố nằm trên giường bệnh không còn hi vọng, cô bé học lớp 10 chỉ biết ngồi khóc. Nhờ kết nối của những người tốt bụng, cô bé tìm được chuyến xe cuối đời cho bố mình.
Lonely Planet gợi ý những điểm đến nên ghé thăm đầu năm 2025

Lonely Planet gợi ý những điểm đến nên ghé thăm đầu năm 2025

Du lịch

07:14:57 27/12/2024
Theo gợi ý của tạp chí du lịch Lonely Planet, trong ba tháng đầu năm 2025, du khách có thể dành thời gian khám phá Lào, Chiang Mai (Thái Lan),..
Không thời gian -Tập 20: Lý do khiến Cường và Hồi chia ly

Không thời gian -Tập 20: Lý do khiến Cường và Hồi chia ly

Phim việt

07:12:22 27/12/2024
Giữ đúng lời hẹn, kết thúc chiến tranh Cường tìm về quê Hồi mong gặp lại người yêu. Nhưng trước mắt anh không chỉ có mình Hồi.
Xét xử cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến: Cần triệu tập Công ty Sông Mã?

Xét xử cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến: Cần triệu tập Công ty Sông Mã?

Pháp luật

07:11:36 27/12/2024
Luật sư cho rằng thiệt hại, sai phạm liên quan đến cựu Bí thư Trịnh Văn Chiến và đồng phạm xuất phát từ Công ty Sông Mã. Do đó trong phiên xét xử tới, cần làm rõ vai trò của công ty này.
Bữa tối chỉ cần nấu 1 món ăn siêu dễ mà nước dùng ngọt ngon đậm đà, nguyên liệu mềm dẻo rất hấp dẫn

Bữa tối chỉ cần nấu 1 món ăn siêu dễ mà nước dùng ngọt ngon đậm đà, nguyên liệu mềm dẻo rất hấp dẫn

Ẩm thực

06:18:33 27/12/2024
Món ăn này được kết hợp bánh gạo với các nguyên liệu mà bạn yêu thích, nấu trong 1 nồi và thưởng thức chỉ một tô cho bữa tối là đủ ấm bụng.
4 phim Hàn 18+ hay nhất trước giờ: Số một là bom tấn để đời của mỹ nhân bị cả thế giới ghét bỏ

4 phim Hàn 18+ hay nhất trước giờ: Số một là bom tấn để đời của mỹ nhân bị cả thế giới ghét bỏ

Phim châu á

06:16:46 27/12/2024
Dù sở hữu nhiều cảnh quay nóng bỏng, thế nhưng thứ giúp chúng thu hút khán giả lại là giá trị nghệ thuật và thông điệp sâu sắc được nhà làm phim gửi gắm.
Những phim hoạt hình đáng trông đợi năm 2025

Những phim hoạt hình đáng trông đợi năm 2025

Phim âu mỹ

06:15:37 27/12/2024
Sau một năm quá thành công của thể loại hoạt hình, năm 2025 hứa hẹn sẽ tiếp tục có nhiều đột phá của dòng phim này với những tác phẩm được nhá hàng từ khá lâu.