Vaccine COVID-19 của Trung Quốc ít tác dụng phụ, chưa có ca tử vong nào
Trung Quốc đã lần đầu tiên công khai dữ liệu phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 do nước này sản xuất. Không có trường hợp tử vong nào được báo cáo và tỷ lệ gặp phản ứng nghiêm trọng chỉ chiếm 0,07%.
Tiêm vaccine COVID-19 tại một điểm lưu động ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Trung Quốc đã lần đầu tiên công bố dữ liệu về phản ứng phụ ở những người được tiêm vaccine COVID-19 do nước này sản xuất, khẳng định tỷ lệ sự cố rất thấp.
Ngày 28/5, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc cho biết trong số 265 triệu liều vaccine được tiêm từ giữa tháng 12/2020 đến cuối tháng 4/2021, có 31.500 trường hợp báo cáo tác dụng phụ, tương đương với khoảng 12 trường hợp/100.000 liều.
CDC Trung Quốc thông báo: “Tỷ lệ bị các phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 thấp hơn mức trung bình của các vaccine khác vào năm 2019″.
“Đánh giá hiện tại cho thấy rằng các phản ứng bất thường nghiêm trọng [trên toàn cầu] là cực kỳ hiếm. Lợi ích của việc chủng ngừa COVID-19 cao hơn nhiều so với rủi ro “, cơ quan này tuyên bố.
CDC Trung Quốc cho biết các phản ứng nhẹ là loại phổ biến nhất được báo cáo, chiếm hơn 80% tổng số. Các phản ứng này bao gồm sốt trên 38,6 độ C và sưng tấy ở vết tiêm. Số còn lại là các “phản ứng bất thường”, gồm dị ứng phát ban, sưng mặt và phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chỉ chiếm 0,07%.
Chiến dịch tiêm chủng ban đầu được triển khai chậm ở Trung Quốc, khi công chúng còn có tâm lý do dự. Tuy nhiên, chiến dịch này đã được đẩy nhanh trong tháng 5 này, và đến ngày 27/5, đã có gần 585 triệu liều vaccine được tiêm.
Trung Quốc đang lưu hành 7 loại vaccine phát triển trong nước, bao gồm một loại do công ty nhà nước Sinopharm điều chế, hiện đã được Tổ chức Y tế Thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.
Báo cáo nói trên của CDC Trung Quốc được đưa ra hai ngày sau khi nhà sản xuất thuốc Sinopharm công bố kết quả tạm thời từ thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine COVID-19 của họ.
Theo đó, 40.411 người tham gia thử nghiệm, hầu hết là người lớn khỏe mạnh từ 18 đến 59 tuổi, chia đều thành ba nhóm, được tiêm vaccine từ các chi nhánh của Sinopharm ở Bắc Kinh, Vũ Hán hoặc tiêm giả dược.
Vaccine COVID-19 của Sinopharm/Trung Quốc đã được WHO phê duyệt sử dụng. Ảnh: Business Insider
Video đang HOT
Dữ liệu thử nghiệm cho thấy, vaccine sản xuất tại nhà máy Sinopharm ở Bắc Kinh có thể cung cấp 78,1% khả năng bảo vệ trước loại mắc COVID-19 có triệu chứng, nhưng tỷ lệ này giảm xuống 73,5% khi tính đến cả các trường hợp không có triệu chứng.
Tổng cộng 142 trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng đã được ghi nhận trong thử nghiệm, gồm 26 trường hợp từ nhóm tiêm vaccine ở Vũ Hán, 21 từ nhóm vaccine Bắc Kinh và 95 trường hợp từ nhóm giả dược.
Chỉ có hai trường hợp mắc COVID-19 nghiêm trọng được xác định trong nhóm tiêm giả dược và không có trường hợp nào trong hai nhóm được tiêm chủng. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho biết thử nghiệm không cung cấp đủ dữ liệu để đưa ra kết luận về khía cạnh này.
Các tác giả viết: “Những kết quả này nên được diễn giải một cách thận trọng với một số lượng nhỏ các trường hợp nghiêm trọng. Không thể đưa ra kết luận về hiệu quả ngăn ngừa các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng.”
Trong khi đó, tại Anh, những người được chủng ngừa có thể tự nguyện báo cáo các phản ứng có hại hoặc tác dụng phụ nghi ngờ sau khi tiêm chủng cho cơ quan quản lý, ngay cả khi người đó có thể không chắc chắn liệu đó có phải là do tiêm chủng hay không. Tính đến ngày 19/5, Cơ quan y tế Anh đã phân tích gần 247.000 báo cáo về tác dụng phụ nghi ngờ sau khi sử dụng gần 58,5 triệu liều vaccine COVID-19.
Ngành du lịch trên đà bùng nổ trở lại
Các chuyên gia nhận định ngành du lịch toàn cầu chuẩn bị bùng nổ mạnh mẽ. Nguyên nhân là việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 và nhu cầu bị dồn nén trong năm qua.
Theo CNN , Giám đốc điều hành Expedia Peter Kern dự đoán tình trạng nhu cầu du lịch toàn cầu chạm đáy chuẩn bị được thay thế bằng sự bùng nổ du lịch. Ông cho rằng mọi người sẽ sớm lên kế hoạch cho những chuyến du lịch tương lai.
Trên các trang web du lịch ở một số khu vực của Mỹ, nhiều khách sạn đã kín phòng vào mùa hè. Ông Kern cũng kỳ vọng người châu Âu sẽ đi du lịch trở lại sau khi số người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 tăng lên.
Dĩ nhiên, ngành du lịch vẫn phải đi một chặng đường dài để trở lại như trước khi đại dịch bùng phát. Bởi nhiều nước vẫn đóng cửa biên giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (CDC) cũng khuyến cáo người Mỹ không nên đi du lịch, ngay cả những người đã được tiêm vaccine Covid-19.
Tuy nhiên, nhiều du khách vẫn muốn có một nơi để nghỉ ngơi. Và điều đó thúc đẩy nhu cầu đối với các hãng hàng không Mỹ, Airbnb và những chuỗi khách sạn.
Nhu cầu du lịch được dự đoán bùng nổ mạnh mẽ sau hơn một năm bị dồn nén. Ảnh: Reuters .
Nhu cầu bay tăng trở lại tại Mỹ
Trong tuần này, các hãng bay Mỹ như American Airlines, United và Delta và JetBlue đều cho biết họ nhận thấy nhu cầu tăng vọt. Số lượng đặt chuyến tăng mạnh trong giai đoạn nghỉ xuân và bước vào mùa hè.
"Ba tuần qua là ba tuần tốt nhất kể từ khi đại dịch tấn công", Giám đốc điều hành American Airlines Doug Parker đề cập đến doanh số bán vé tăng vọt. "Chúng ta đang đến rất gần mức đặt vé hồi năm 2019", ông nói thêm.
Giám đốc điều hành JetBlue Robin Hayes nhận định "nhu cầu lớn đã bị dồn nén". "Sau khi được tiêm chủng, mọi người sẽ lên máy bay và gặp những người mà họ không được gặp suốt hàng năm trời", ông giải thích.
Ông Ed Bastian - Giám đốc điều hành Delta Air Lines - cho biết hãng bay đã chứng kiến đà tăng tích cực trong những tuần qua. "Điều đó mang lại cho chúng tôi sự lạc quan rằng nhu cầu đang trở lại", ông chia sẻ.
Các hãng hàng không chứng kiến doanh thu tăng trở lại sau khi việc triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 được đẩy mạnh. Ảnh: Reuters .
Theo Cục Quản lý An ninh Vận tải Mỹ (TSA), hôm 18/3, khoảng 1,4 triệu hành khách đã đi qua các trạm kiểm soát an ninh sân bay Mỹ, tăng từ 780.000 người vào ngày này năm ngoái.
Hơn 8,8 triệu người đã đi máy bay vào một tuần qua tại Mỹ. Trong vòng 8 ngày liên tiếp, mỗi ngày đều có hơn 1 triệu hành khách được kiểm tra tại các trạm kiểm soát. Đây là khoảng thời gian dài nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tuy nhiên, số người đi qua các trạm kiểm soát an ninh vẫn chỉ tương đương khoảng 60% so với hồi năm 2019.
Nhu cầu đặt phòng tăng mạnh
Nhu cầu đặt phòng trên Airbnb cũng tăng tại các khu vực có thời tiết ấm áp và những thị trấn nhỏ ven biển ở Mỹ. Theo hãng này, nhu cầu đang tăng trở lại sau khi "giấc mơ du lịch bị dồn nén".
Một trong số các thành phố và khu vực được tìm kiếm nhiều nhất là miền nam bang Maine, Outer Banks ở Bắc Carolina và bang Montana. Số lượt tìm kiếm các căn nghỉ dưỡng có không gian ngoài trời cũng cao gấp 35 lần so với cùng kỳ năm trước.
Trong tuần này, chuỗi khách sạn Extended Stay America cũng thông báo vừa đạt một thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD. Đó là bước ngoặt mới cho ngành công nghiệp khách sạn sau một năm ảm đạm.
Chúng tôi chứng kiến số lượng đặt phòng gia tăng vì giấc mơ du lịch đã bị dồn nén
Airbnb
Chuỗi khách sạn này có khoảng 650 khách sạn trên khắp nước Mỹ. Năm ngoái, doanh thu của Extended Stay America vẫn tốt hơn các đối thủ khác do nhiều chuyên gia y tế và người lao động thiết yếu lựa chọn khách sạn này khi phải công tác xa.
Hai chủ sở hữu mới của Extended Stay America - Blackstone và Starwood Capital - đặt cược rằng chuỗi khách sạn sẽ tiếp tục phát triển. Trả lời Wall Street Journal , một giám đốc điều hành của Starwood cho biết họ hy vọng khách sạn có thể là điểm đến của các chương trình đào tạo, những người chuyển nhà hoặc cặp vợ chồng ly hôn.
Sự trở lại của Disneyland cũng là một trong những tín hiệu của sự bùng nổ du lịch sắp diễn ra. Disneyland và công viên giải trí California Adventure đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại với sức chứa hạn chế vào ngày 30/4.
Một trong những tín hiệu cho thấy du lịch sắp bùng nổ là sự trở lại của Disneyland, công viên giải trí hàng đầu của Disney. Ảnh: Reuters .
Disneyland là công viên giải trí hàng đầu của Disney nằm ở Anaheim (bang California). Công viên đã bị đóng cửa hơn một năm vì đại dịch. "Đó là dấu hiệu cuối cùng cho thấy mọi thứ đang trở lại bình thường đối với Disney", CNN dẫn lời ông Robert Niles, biên tập viên của ThemeParkInsider.com , bình luận.
"Việc Disneyland đóng cửa, ngay cả khi những công viên khác mở cửa, vẫn là lời nhắc nhở về một điều gì đó không ổn", ông nói thêm.
Theo công ty, do các quy định về sức khỏe của bang, hiện chỉ có cư dân California mới có thể tới công viên. Những biện pháp an toàn bao gồm đeo khẩu trang bắt buộc đối với hành khách trên 2 tuổi, giãn cách xã hội và sử dụng hệ thống bán vé mới.
Bé trai rơi từ tầng 13, được hàng xóm tầng dưới chụp kịp Bé trai hai tuổi ở An Huy ngã khỏi căn hộ ở tầng 13, nhưng may mắn được hàng xóm là cựu lính cứu hỏa ở tầng 12 chụp được. Bé trai ở thành phố Hợp Phì ngủ ở nhà một mình vào tối 22/11 khi người bố ra ngoài. Tuy nhiên, bé tỉnh giấc và trèo lên ban công, rơi xuống bên...