Vaccine Covid-19 của Pfizer ‘không liên quan gì tới Trump’
Tập đoàn dược phẩm Pfizer khẳng định không nhận bất cứ khoản tiền nào từ chính phủ Mỹ trong quá trình nghiên cứu loại vaccine Covid-19 đạt hiệu quả 90%.
“Tin trọng đại: Nhờ thỏa thuận đối tác công – tư do Tổng thống Donald Trump thúc đẩy, Pfizer tuyên bố thử nghiệm vaccine nCoV đạt hiệu quả ngăn ngừa nhiễm trùng trên 90% tình nguyện viên”, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence viết trên Twitter tối 9/11.
Pence là một trong nhiều quan chức cấp cao Mỹ tỏ ra hồ hởi “nhận công” cho chính quyền Tổng thống Trump sau thông tin công ty dược phẩm Mỹ Pfizer và đối tác BioNTech, công ty công nghệ sinh học của Đức, công bố kết quả cho thấy vaccine họ đang nghiên cứu và thử nghiệm đạt hiệu quả phòng ngừa trên 90% sau liều tiêm thứ hai một tuần.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong ngày đầu tiên của hội nghị quốc gia đảng Cộng hòa tại Charlotte, Bắc Carolina, hôm 24/8. Ảnh: AP
Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cũng tuyên bố rằng nghiên cứu của Pfizer thành công nhờ Trump.
“Tin tức vaccine của Pfizer hiệu quả 90% là một tin tuyệt vời cho người dân Mỹ! Cảm ơn Tổng thống Trump và Chiến dịch Thần Tốc. Đây sẽ là một trong những hành động quan trọng nhất do chính quyền đương nhiệm thực hiện để đối phó với đại dịch”, Haley viết trên Twitter.
Video đang HOT
Chiến dịch Thần tốc do chính quyền Trump phát động nhằm nhanh chóng sản xuất và cung cấp 300 triệu liều vaccine an toàn và hiệu quả vào tháng 1/2021. Đây là một phần trong chiến lược đẩy nhanh quá trình phát triển, sản xuất và phân phối vaccine Covid-19, cũng như các phương pháp điều trị và chẩn đoán bệnh liên quan mà chính phủ Mỹ đưa ra hồi tháng 3.
Một số thành viên đảng Cộng hòa, trong đó có thượng nghị sĩ Ted Cruz và con trai Donald Trump Jr. của Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ hoài nghi về “động cơ chính trị” của Pfizer khi họ công bố thông tin tích cực như vậy gần một tuần sau cuộc bầu cử tổng thống. “Thời điểm công bố thông tin này khá hay. Không có gì bất chính về thời điểm công bố điều này đúng không?”, Donald Trump Jr. đặt câu hỏi.
Tuy nhiên, tiến sĩ Kathrin Jansen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và phát triển vaccine của Pfizer, lập tức phủ nhận sự liên quan của công ty với chính quyền Trump cũng như Chiến dịch Thần tốc.
“Chúng tôi chưa bao giờ là một phần trong Chiến dịch Thần tốc… Chúng tôi chưa từng nhận bất kỳ khoản tiền nào từ chính phủ Mỹ, hay từ bất cứ tổ chức, cá nhân nào”, ông nói.
Sau đó, Pfizer làm rõ họ bị coi là “một phần” của Chiến dịch Thần tốc bởi chính phủ Mỹ từng ký hợp đồng hơn 1,9 tỷ USD đặt hàng vaccine của công ty, nhưng họ không nhận tiền tài trợ của chính phủ Mỹ để phát triển vaccine như những công ty khác tham gia Chiến dịch Thần tốc.
Pfizer phát triển vaccine Covid-19 cùng công ty dược phẩm Đức BioNTech. Pfizer không cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine Covid-19 của mình, nhưng các chuyên gia y tế coi đây là bước đột phá quan trọng.
Một điều đáng chú ý là dù có trụ sở tại New York, Mỹ, không giống những đối thủ đang nghiên cứu vaccine khác, Pfizer từ chối nhận tiền ngân sách chính phủ Mỹ để nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19 nhằm đảm bảo tính độc lập.
Tuy nhiên, đối tác của họ là BioNTech từng nhận 445 triệu USD tài trợ từ chính phủ Đức cho nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine. BioNTech và Pfizer đã bắt đầu thử nghiệm vaccine trên người từ tháng 4, trước khi Chiến dịch Thần tốc được công bố.
Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla từng nhiều lần nhấn mạnh công ty muốn tránh lấy tiền thuế của người dân cho mục đích nghiên cứu và phát triển.
“Tôi muốn giải phóng các nhà khoa học của chúng tôi khỏi bộ máy quan liêu”, Bourla nói trong cuộc phỏng vấn với CBS hồi tháng 9. “Khi nhận tiền từ người khác, luôn tồn tại sự ràng buộc. Họ sẽ muốn xem chúng ta phát triển tới đâu, sẽ thực hiện những bước nào tiếp theo, muốn xem báo cáo. Tôi không muốn vướng vào bất kỳ thứ nào trong số đó”.
“Về cơ bản, tôi trao cho các nhà khoa học của chúng tôi một cuốn séc trắng, để họ chỉ cần tập trung vào giải quyết những thách thức về mặt khoa học mà không cần bận tâm tới bất kỳ điều gì khác. Tôi muốn Pfizer tránh xa khỏi chính trị”, Bourla nói thêm.
Tiêm chủng Covid-19 diện rộng có thể diễn ra giữa năm 2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết viễn cảnh vaccine nCoV phân phối rộng rãi toàn cầu có thể phải đợi đến giữa năm 2021.
Đại diện WHO nhấn mạnh rằng việc kiểm tra nghiêm ngặt về tính hiệu quả và an toàn của vaccine Covid-19 là vô cùng quan trọng. Theo phát ngôn viên Margaret Harris của WHO, chưa có "ứng viên" nào trong các thử nghiệm lâm sàng diễn ra trước đó cho đến nay chứng minh được hiệu quả ở mức ít nhất 50%. Đây cũng là mức hiệu quả mà WHO đặt ra và hy vọng các "ứng viên" có thể đạt.
Một gian hàng trưng bày vaccine nCoV của Sinovac Biotech tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc 2020 (CIFTIS), Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 4/9. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Nga đã cấp phép sử dụng vaccine Covid-19 vào tháng 8, sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người. Hành động đột ngột của Nga khiến một số chuyên gia phương Tây đặt câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
Các quan chức y tế công cộng Mỹ và Pfizer cho biết hôm 3/9 rằng một loại vaccine có thể sẵn sàng để phân phối vào cuối tháng 10. Điều đó sẽ diễn ra ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11. Một số chuyên gia nhận định rằng đại dịch có khả năng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định của các cử tri, xem Tổng thống Donald Trump liệu có cơ hội đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay không.
"Chúng tôi thực sự không mong đợi việc tiêm chủng vaccine nCoV rộng rãi trên toàn cầu sẽ được thực hiện cho đến giữa năm sau. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III cần kéo dài lâu hơn vì chúng ta cần xem mức độ bảo vệ thực sự của vaccine với mầm bệnh cũng như mức độ an toàn của nó. Tất cả dữ liệu từ các thử nghiệm phải được công bố và so sánh. Rất nhiều người đã tiếp nhận vaccine và điều chúng tôi chưa dám chắc là liệu nó có hoạt động hay không, ít nhất là ở giai đoạn này", Margaret Harris nói trong một cuộc họp báo của Liên hợp quốc tại Geneva.
Liên minh vaccine của WHO và Gavi đang dẫn dắt một kế hoạch phân phối vaccine toàn cầu được gọi là Covax, nhằm mục đích giúp mua và phân phối vaccine một cách công bằng. Trọng tâm là tiêm vaccine cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất ở mọi quốc gia như nhân viên y tế và những người có bệnh nền nguy hiểm.
Covax đặt mục tiêu mua và cung cấp hai tỷ liều vaccine Covid-19 tiềm năng sau khi nó được phê duyệt vào cuối năm 2021. Song, một số quốc gia lớn đã tự bảo đảm nguồn cung thông qua các thỏa thuận song phương, bao gồm Mỹ. Chính phủ nước này cho biết họ sẽ không tham gia Covax.
Phiền toái khi vaccine Covid-19 cần tiêm hai liều Vaccine Covid-19 có thể yêu cầu tiêm hai liều thay vì một liều mới đạt hiệu quả phòng ngừa, gây nhiều vấn đề về hậu cần và tiêm chủng. Tới nay, Chiến dịch thần tốc (Warp Speed) do chính quyền Tổng thống Trump phát động nhằm đẩy nhanh phát triển, sản xuất, phân phối vaccine Covid-19 đã hỗ trợ tài chính cho 6...