Vaccine bệnh đậu mùa có hiệu quả với đậu mùa khỉ không?
Vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không là băn khoăn của nhiều người.
Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, từ người sang người khi tiếp xúc gần, qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Tuy nhiên, bệnh đây không được xác định là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày.
Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa. Các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.
Có thể sử dụng thuốc kháng virus bệnh đậu mùa để điều trị cho bệnh đậu mùa khỉ. (Ảnh minh họa)
Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh đậu mùa khỉ như thống kê trước đây là từ 0-11% và cao hơn ở trẻ nhỏ. Còn theo CDC Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ liên quan đến nhóm virus đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi là 1%, và có thể cao hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Kết quả một số nghiên cứu trước đây tại châu Phi cho thấy, vaccine phòng bệnh đậu mùa hiệu quả khoảng 85% trong việc ngăn ngừa bệnh. Hiện một số ít quốc gia phê duyệt sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới (thế hệ 2, 3) để sử dụng phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.
Video đang HOT
Tính đến 18/7, WHO không khuyến cáo việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ rộng rãi. Các dữ liệu nghiên cứu về hiệu quả của vaccine phòng đậu mùa/đậu mùa khỉ thế hệ mới vẫn đang tđược nghiên cứu. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh đậu mùa khỉ, song theo CDC Hoa Kỳ, đậu mùa khỉ giống với bệnh đậu mùa, do đó có thể sử dụng thuốc kháng virus bệnh đậu mùa điều trị cho bệnh đậu mùa khỉ.
Từ năm 1970, đậu mùa khỉ là bệnh lưu hành tại khu vực châu Phi (11 quốc gia), hầu như không ghi nhận các ca bệnh tại khu vực khác. Đến tháng 5/2022, WHO thông báo ghi nhận ca bệnh tại một số khu vực châu Âu (chùm ca bệnh đầu tiên ghi nhận tại Anh), đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại các nước ngoài khu vực chậu Phi. Từ đó dịch bệnh được ghi nhận sự gia tăng liên tục cả về số ca nhiễm và số quốc gia vùng, lãnh thổ (quốc gia) ghi nhận ca bệnh.
Ngày 21/5, thế giới ghi nhận 92 ca bệnh xác định, 28 ca bệnh nghi ngờ tại 12 quốc gia. Ngày 22/6, số ca mắc là 3.413 tại 50 quốc gia. Đến 23/7, WHO thông báo ghi nhận trên 16.000 ca mắc tại trên 75 quốc gia (gồm cả các quốc gia đang lưu hành dịch), trong đó 5 trường hợp tử vong.
Mặc dù Ủy ban khẩn cấp chưa thống nhất đề xuất dịch đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia là sự kiện y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, song ngày 23/7/2022, Tổng Giám đốc WHO tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia là sự kiện y tế công cộng gây quan ngại quốc tế. Hiện một số quốc gia gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc) đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.
Bệnh đậu mùa khỉ có thực sự nguy hiểm?
Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh đặc hữu gần các khu rừng mưa nhiệt đới ở Trung và Tây Phi, nhưng ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở gần các khu vực đô thị.
Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới, gần 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo tại hơn 20 quốc gia trong đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ bất thường này. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn và nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh truyền nhiễm, giới chức y tế các nước đều rất thận trọng với sự bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ hiện nay, cũng như sẵn sàng kho dự trữ vaccine trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên, TS.BS Ngô Thanh Hà - Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh đậu mùa khỉ hiện có 2 chủng, trong đó một chủng có nguồn gốc từ Congo (tỷ lệ tử vong là 10% nếu có người mắc phải) và một chủng khác lưu hành ở Tây Phi (tỷ lệ tử vong chỉ có 1%).
Chủng đang gây bệnh đậu mùa khỉ ở Anh và các nước ở châu Âu có nguồn gốc ở Tây Phi, với tỷ lệ tử vong thấp. Vì vậy, khả năng lây truyền của bệnh đậu mùa khỉ là không cao và chỉ lây nhiễm khi con người tiếp xúc với một lượng lớn nước bọt của người nhiễm bệnh...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh đậu mùa khỉ thường giống cúm, trong 1-3 ngày đầu, người mắc bệnh sẽ xuất hiện sốt, đau mỏi cơ, kèm theo mệt mỏi, chán ăn. Sau ngày thứ 3 và kéo dài lâu hơn, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban trên cơ thể, đầu tiên xuất hiện trên mặt, sau đó xuống toàn thân, tay chân, ban có dạng phỏng nước, sau khi ban bay đi sẽ để lại sẹo trên cơ thể.
Hiện ở Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào, các chuyên gia cho rằng, những trường hợp du khách đi du lịch đến Châu Phi hay những vùng dịch tễ lưu hành bệnh này cần hạn chế tiếp xúc những loại động vật gặm nhấm, khỉ, hay các loài động vật hoang dã.
"Chúng tôi khuyến cáo những người có tiền sử đi du lịch hay sống ở vùng dịch tễ liên quan đến việc lưu hành của bệnh đậu mùa khỉ mà về nước, nếu xuất hiện triệu chứng như sốt cao, đau mỏi người, phát ban trên cơ thể sau 1-3 ngày thì phải liên hệ đến các cơ sở y tế ngay lập tức để có những biện pháp theo dõi, điều trị, cách ly hợp lý"- BS Hà cho biết.
Người dân nên bình tĩnh, bởi theo các nghiên cứu, bệnh đậu mùa khỉ không phải dễ lây lan như các bệnh khác. Bên cạnh đó, rất khó để cho rằng bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan thành đại dịch, vì một đại dịch bùng phát thì khả năng lây lan rất lớn nhưng theo đánh giá tốc độ lây lan của đậu mùa khỉ không nhiều.
Tuy nhiên, người dân cũng cần đề cao tinh thần cảnh giác, nếu xuất hiện triệu chứng như: sốt cao, đau mỏi người, phát ban trên cơ thể thì phải thông báo ngay với các cơ sở y tế.
TS.BS Ngô Thanh Hà - Trung tâm Phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bệnh đậu mùa khỉ được điều trị thế nào?
Theo CNN, Giáo sư y tế công cộng quốc tế tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London- ông Jimmy Whitworth, cho biết trong một tuyên bố, không loại thuốc cụ thể nào để điều trị các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ, vì vậy việc điều trị nói chung vẫn là hỗ trợ. Tuy nhiên, một loại vaccine có thể được tiêm để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Ở Mỹ, vaccine hai liều Jynneos hiện được cấp phép để ngăn ngừa bệnh đậu mùa và cũng có thể được sử dụng cho bệnh đậu mùa khỉ. Chính phủ Mỹ đã dự trữ vaccine phòng trường hợp dịch bệnh bùng phát trở lại.
"Hiện chúng tôi có hơn 1.000 liều thuốc đó và chúng tôi hy vọng mức độ đó sẽ tăng lên rất nhanh trong những tuần tới khi công ty cung cấp nhiều liều lượng hơn cho chúng tôi", Tiến sĩ Jennifer McQuiston, Phó Giám đốc Phòng Tác nhân gây bệnh Hậu quả cao và Bệnh học thuộc Trung tâm Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Động vật và Mới nổi của CDC cho biết.
BS Ngô Thanh Hà cũng cho biết, theo nghiên cứu trên thế giới, vaccine phòng bệnh đậu mùa vẫn có hiệu quả trên đậu mùa khỉ, thậm chí các nhà nghiên cứu còn dùng vaccine này trong việc điều trị, nếu bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ có thể tiêm vaccine đó, có hiệu quả cải thiện trong vấn đề điều trị.
Trước sự bùng phát bất thường của bệnh đậu mùa khỉ ở những quốc gia vốn không lưu hành căn bệnh này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các nước tăng cường giám sát, truy vết và quản lý các ca bệnh, đồng thời cảnh báo những tác động tiêu cực của việc tích trữ thuốc và vaccine khi các ca bệnh vẫn còn tương đối thấp. Theo Giám đốc phòng chống dịch bệnh và đại dịch của Tổ chức Y tế thế giới Sylvie Briand, dù hiện nay thế giới có sẵn các loại vaccine và phương pháp điều trị bệnh đậu mùa đã được phê duyệt, song số lượng lại cực kỳ hạn chế và một số chưa được cấp phép đầy đủ để đưa ra thị trường.
Chuyên gia: 'Bệnh đậu mùa khỉ khó thành đại dịch' Các chuyên gia khẳng định đầu mùa khỉ đang lan ra nhiều nước trên thế giới nhưng rất khó thành đại dịch. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, dựa vào những thông tin ban...