Vaccine bại liệt ‘cứu’ nhân loại thế nào

Theo dõi VGT trên

Vaccine ra đời giúp ngăn chặn hơn 10 triệu ca nhiễm và trên 500.000 ca tử vong vì bệnh bại liệt trên toàn thế giới, tính từ năm 1988.

Không chỉ giúp giảm tỷ lệ tử vong, sự ra đời của vaccine bại liệt còn góp phần vào lợi ích kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển.

Theo các chuyên gia y tế thế giới, nhờ có vaccine bại liệt, việc “thanh toán” căn bệnh này nằm trong tầm tay. Không chỉ giúp giảm chi phí, vaccine còn là giải pháp ngăn ngừa khuyết tật và cứu sống nhiều người.

Theo CDC Việt Nam, bệnh bại liệt (tên tiếng Anh là Poliomyelitis) là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa, do virus Polio ( Poliovirus) gây nên và có thể lan truyền thành dịch. Bệnh được nhận biết qua biểu hiện của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP).

Virus Polio sau khi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus sẽ xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não. Từng có thời điểm bệnh bại liệt được gọi bằng tên chứng tê liệt ở trẻ sơ sinh, mặc dù căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, cả người lớn cũng có thể nhiễm virus Polio.

Khoảng 98% trường hợp nhiễm virus Polio dẫn đến mắc bệnh bại liệt được chẩn đoán nhẹ, không có triệu chứng. Số người mắc bệnh bại liệt bị tê liệt thậm chí ít hơn 1-2% tổng số ca ghi nhận. Tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng, cổ họng và ngực người bệnh có thể bị tê liệt, thậm chí khiến người đó tử vong nếu bệnh nhân không được hỗ trợ hô hấp.

Bệnh bại liệt dường như là một căn bệnh tương đối hiếm gặp trong những năm 1800. Song vào những năm 1900, số ca bệnh lại có dấu hiệu gia tăng tương đối cao ở một số nước.

Hầu hết trẻ em sống cùng nhà hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh có thể bị nhiễm virus Polio. Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm là những người chưa được tiêm phòng vaccine bại liệt. Trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết cho rằng, trong quá khứ, trẻ sơ sinh nhiễm virus Polio chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm. Hầu hết các trẻ mắc bệnh đều còn rất nhỏ. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh vốn được hỗ trợ bởi các kháng thể thừa hưởng từ mẹ. Chúng vẫn còn tồn tại trong máu của trẻ và có thể nhanh chóng đánh bại virus bại liệt, sau đó phát triển khả năng miễn dịch lâu dài với loại bệnh này.

Tuy nhiên, điều kiện và môi trường chăm sóc vệ sinh tốt hơn khiến cuộc “đối đầu” giữa hệ miễn dịch của trẻ với bệnh bại liệt bị trì hoãn. Các kháng thể thừa hưởng từ mẹ cũng dần suy giảm. Khi mất đi sự hỗ trợ này, trẻ sẽ dễ bị tổn thương và có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.

Vaccine bại liệt cứu nhân loại thế nào - Hình 1

Tại Mỹ, trẻ em 2-4 tháng tuổi được khuyến nghị tiêm vaccine bại liệt bất hoạt và tiêm bổ sung thêm hai lần trước khi vào tiểu học. Ảnh: UNICEF.

Cho đến năm 1994, khi chương trình tiêm chủng ngừa bệnh bại liệt được lan rộng, căn bệnh này mới được loại bỏ khỏi khu vực Tây bán cầu. Đến năm 2016, bệnh bại liệt lại tiếp tục xuất hiện ở Afghanistan và Pakistan, thỉnh thoảng lan sang các nước láng giềng.

Video đang HOT

Các chương trình tiêm chủng mạnh mẽ được tiến hành để loại bỏ những tàn dư bệnh bại liệt cuối cùng này. Mũi tiêm phòng bại liệt vẫn được khuyến cáo trên toàn thế giới để tránh nguy cơ lây nhiễm từ những nguồn bệnh bên ngoài lãnh thổ.

Khi nào vaccine phòng ngừa virus corona được điều chế thành công?

Trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona lây lan mạnh, các quốc gia trên thế giới đều mong muốn sớm có vaccine điều trị loại virus này.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có tổ chức nào dám khẳng định về thời điểm chính xác vaccine phòng ngừa virus corona được điều chế thành công.

Virus corona chủng mới đột biến quá nhanh

Theo Tiến sĩ Chia-Yi Hou, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ, các nhà khoa học đã xác định được vật liệu di truyền của virus corona chủng mới (Covid-19) là Axit ribonucleic (RNA). RNA tồn tại trong một chuỗi, không giống như DNA là chuỗi kép. Chỉ có một chuỗi duy nhất giúp RNA dễ dàng tách và phối lại vì chỉ cần một kết nối bị phá vỡ. Điều này đồng nghĩa virus có thể đột biến nhanh chóng, khiến cho bất kỳ loại thuốc hoặc vaccine nào ra đời sẽ sớm bị lỗi thời.

Tiến sĩ Chia-Yi Hou nói rằng, đối với các loại virus không còn lây lan như bệnh đậu mùa và bệnh bại liệt, vaccine sẽ hoạt động vĩnh viễn trừ khi virus thoát ra và bắt đầu đột biến, sản sinh ra chủng mới. Mặc dù virus đột biến khó xảy ra ngay cả đối với bệnh đậu mùa nhưng điều này thực sự đã bắt đầu xảy ra với vaccine bại liệt.

Hiện, đang có hai loại vaccine ngừa bại liệt. Một loại là dạng virus "chết" dùng cho tiêm chủng và một loại là virus "sống bị suy yếu" truyền qua đường miệng. Vaccine bại liệt dạng uống đã bị ngưng sử dụng ở Mỹ nhưng vì thiếu nguồn cung nên vẫn được dùng ở nhiều nước thu nhập thấp.

Các bác sĩ đã ghi nhận những trường hợp mắc bệnh bại liệt mới ở những người chưa được tiêm chủng, xuất phát từ virus đột biến trong vắc xin dạng uống", Tiến sĩ Hou nói.

Cùng nói về vấn đề này, Giám đốc điều hành Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) Richard Hatchett, người nhiều năm phụ trách Cơ quan Nghiên cứu và phát triển y sinh tiên tiến Mỹ cho rằng, chiến dịch phát triển vaccine phòng ngừa virus corona mà CEPI đầu tư đang gặp một thách thức mà ông gọi là "vấn đề khó bậc nhất mà tôi từng đối mặt trong cuộc đời".

Ông lý giải: "Có quá nhiều thứ chúng ta không biết về virus này. Bản chất dịch tễ học, các mẫu hình lan truyền, số người thực sự bị lây nhiễm? Số người bị nhiễm có thể không phải được xác định về phương diện địa lý, mà phải được xác định bằng số lượng người thực, bằng cách xác định theo nhóm tuổi và nhóm có nguy cơ bị lây nhiễm. Để khi vaccine sẵn sàng, mỗi quốc gia có thể cung cấp ngay cho những người thuộc nhóm ở nguy cơ rủi ro cao nhất".

Cho ra vaccine cần mất một khoảng thời gian dài

Đối với hầu hết các loại virus, giới chuyên gia và hãng dược sẽ đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng. Nếu loại virus đó không gây chết người và lây lan rộng thì không cần phát triển vaccine. Đa số virus không phải vấn đề lớn trong dân chúng, chẳng hạn những loại virus cảm lạnh thông thường.

Virus cũng có thể đột biến khá nhanh, thu nhận vật liệu di truyền mới từ các virus khác. Các nhà nghiên cứu có thể cố gắng ước tính tỷ lệ đột biến cho những loại virus khác nhau, nhưng chúng cũng có thể thay đổi, tiến hóa và thích nghi.

Trong khi đó, hầu hết các chuyên gia cho biết khung thời gian ngắn nhất để phát triển vaccine là khoảng một năm. Theo quy định của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), vaccine sẽ phải trải qua 6 giai đoạn.

Đáng lo ngại nhất là vào thời điểm một loại vaccine hiệu quả được phát triển hoàn thiện và đánh giá là an toàn để sử dụng, thì dịch bệnh đã được kiểm soát. Cụ thể là dù có một số loại thuốc và vaccine phát triển nhanh chóng, thử nghiệm trong đợt dịch bệnh Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002-2003 đến nay vẫn không được cấp phép.

Các phương pháp điều trị hoặc chữa khỏi bệnh cho các bệnh do virus gây ra là hoàn toàn khác. Vaccine chỉ hiệu nghiệm trước khi bị lây nhiễm vì vaccine giúp hệ thống miễn dịch của con người phản ứng với virus. Trong khi đó, thuốc là dùng điều trị cho những người bị nhiễm bệnh, thường nhắm vào các cơ chế virus xâm nhập vào tế bào trong cơ thể.

Hiện các chuyên gia đang thử nghiệm phương pháp bằng thuốc kháng virus hiện có trong điều trị HIV. Một số loại thuốc kháng virus theo toa có tác dụng trong điều trị bệnh cúm do có cơ chế can thiệp vào sự sinh sản của virus cúm, ngăn chặn chúng nhảy từ tế bào này sang tế bào khác. Tuy nhiên, trong trường hợp virus corona mới, những loại thuốc kháng virus hiện có không thể loại trừ nguy cơ biến chứng và kháng thuốc.

Thiếu kinh phí để phát triển vaccine chống virus corona

Các công ty dược lớn đều thận trọng trước khi tuyên bố dấn thân vào việc phát triển vaccine bởi chi phí đầu tư cho vaccine lên tới 800 triệu USD. Ngay cả khi được đẩy nhanh tiến độ, quá trình cho ra vaccine cũng phải mất hơn một năm.

"Chúng tôi sẽ mất ít nhất 12-18 tháng để chế ra vaccine nên sẽ không mang đến lợi ích gì giữa lúc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Một số hãng dược lớn thậm chí còn không dám đầu tư", Thomas Breuer, Giám đốc đơn vị phụ trách sản xuất vaccine của hãng GlaxoSmithKline cho biết.

Còn theo Tiến sĩ Hou, các hãng dược thường dồn tài nguyên vào các loại thuốc có thể mang lại lợi nhuận cao như thuốc giảm đau. Và ngay cả khi việc phát triển vaccine được đẩy nhanh trong dịch bệnh, điều đó chưa thể đảm bảo nó sẽ được sản xuất đại trà vì vướng những rào cản pháp lý. Một số loại virus hiện đang có vaccine bao gồm sởi, bại liệt và HPV là do sự tàn phá của những căn bệnh đó lớn hơn chi phí phát triển vaccine.

Khi nào vaccine phòng ngừa virus corona được điều chế thành công? - Hình 1

Công cuộc nghiên cứu ra vaccine ngừa virus corona được đánh giá vô cùng khó khăn và mất thời gian. Ảnh minh họa

Sản xuất vaccine là cuộc đua marathon, không phải chạy nước rút

Tiến sĩ Hou cho biết, các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành ở tâm dịch Vũ Hán nhưng những loại thuốc điều trị vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các nhà khoa học Anh thì đang thử nghiệm vaccine trên chuột.

Trong khi đó, một số chuyên gia cảnh báo thiếu nguồn tài trợ cho nghiên cứu về vắc xin Ebola và nay là vaccine phòng virus corona. Thậm chí, một vài bệnh nguy hiểm vẫn không có vắc xin là bệnh lao và sốt rét, dù có nhiều tiền tài trợ. "Xem xét tất cả các lý do trên, chúng ta có thể sẽ không bao giờ có một loại vaccine hay thuốc điều trị virus corona nào", tiến sĩ Hou nói.

Còn những hy vọng nào cho cuộc đua sản xuất vaccine?

Bên cạnh những quan điểm cho thấy sự thận trọng thậm chí bi quan về sự ra đời của vaccine ngừa virus corona, vẫn có những nhóm, tổ chức, doanh nghiệp đang chạy đua tìm ra một vaccine đặc hiệu. Thậm chí đã có một số nhóm nghiên cứu vaccine đang sẵn sàng chờ kiểm tra thử trên động vật, chỉ vài tuần sau giải trình tự gene của Covid-19 được công khai với các nhà nghiên cứu.

Ông Jeff Richardson từ công ty Inovio Pharmaceuticals, một trong những đơn vị được CEPI đầu tư 11 triệu USD cho biết, vaccine của họ đã sẵn sàng để sản xuất trên quy mô lớn và chuẩn bị cho thử trên người vào đầu hè này. Một nhóm nghiên cứu khác từ trường Đại học Queensland, cũng nhận được hỗ trợ của CEPI, đang sẵn sàng kiểm tra vaccine của họ trong sự kết hợp công nghệ do GlaxoSmithKline - một trong những gã khổng lồ ngành dược, phát triển. Công nghệ này có khả năng giúp hệ miễn dịch phản hồi mạnh hơn.

TS. Anthony Fauci, Giám đốc bộ phận bệnh truyền nhiễm của Viện nghiên cứu Y tế quốc gia Mỹ cũng cho biết đã lên kế hoạch thử trên người loại vaccine tiềm năng được phát triển trên nền tảng công nghệ của công ty y sinh Moderna trong khoảng 2 tháng rưỡi nữa.

Còn theo tuyên bố của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc), cơ quan này cùng Trường Đại học Đông Tế và công ty Stermirna Therapeutics đã bắt đầu quá trình thử nghiệm trên chuột loại vaccine mRNA do họ phát triển.

Điểm thuận lợi là tất cả các nhóm nghiêm cứu phát triển vaccine trên thế giới hiện nay đều có những cách tiếp cận đầy sáng tạo trước lời hứa gia tăng tốc độ thực hiện chưa từng thấy trước đây. Tuy nhiên, chưa chắc họ đã được cấp phép cho vaccine ngay.

Trong tình bối cảnh trên, có rất ít người tin vào khả năng có một loại vaccine hiệu quả sẽ được thử trên người sớm. Ngay cả với vaccine mRNA của Trung Quốc, dù chu trình phát triển và sản xuất dựa trên công nghệ mới có thể ngắn hơn so với vaccine truyền thống nhưng việc thử nghiệm trên động vật vẫn thuộc giai đoạn đầu của phát triển vaccine và còn nhiều bước cần thiết trước khi sẵn sàng được thử nghiệm trên người, một quan chức CDC cảnh báo. Đơn giản là vì kiểm tra trên chuột vẫn mới chỉ là bước sàng lọc ban đầu của một vaccine ứng viên. Chỉ sau khi trải qua các kiểm tra độc chất trên những loài động vật có kích thước lớn như khỉ mới bảo đảm độ an toàn cho những ca thử nghiệm trên người tiếp theo.

"Những trường hợp thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ tập trung vào tính an toàn của vaccine, kiểm thử các liều khác nhau, thông thường trên các tình nguyện viên khỏe mạnh. Ít nhất là một năm, tôi hy vọng là chúng ta sẽ ít nhất có một phần của câu trả lời", bà Elena Maria Bottazzi, đồng Giám đốc Trung tâm Phát triển vaccine của Bệnh viện Nhi Texas (Mỹ) nhận định.

Sau đó, vòng tiếp theo sẽ là lựa chọn một số liều để kiểm nghiệm trên hàng trăm người. Đây là giai đoạn cuối, giai đoạn nhiều thách thức nhất của quá trình phát triển thuốc. Theo quy định thì cần có những ca thử nghiệm với số lượng cần được gia tăng, trong đó số người tham gia thử vaccine sẽ được tăng từ 20 đến 200 người và sau đó là hàng ngàn người, sẽ mất nhiều tháng để chắc chắn là loại vaccine đó đủ an toàn và thậm chí là để phát hiện những tác dụng phụ hiếm gặp.

Do đó, để một vaccine sẵn sàng thương mại hóa và tung ra thị trường, có khi mất cả năm trời cũng đã là nhanh. TS. Gregory Poland, Giám đốc của nhóm nghiên cứu vaccine thuộc Trung tâm Nghiên cứu Mayo Clinic (Mỹ), cho biết, cần hàng trăm ngàn bệnh nhân và hàng trăm ngàn USD cho giai đoạn cuối. "Đã có những bước phát triển lớn trong vài năm trở lại đây trong việc thúc đẩy tạo ra vaccine từ những nguyên liệu ban đầu nhưng bất chấp điều đó, tiến trình này sẽ mất vài năm", TS. Stanley Plotkin, người đã tham gia vào nghiên cứu vaccine từ năm 1958 và đóng vai trò quan trọng trong phát triển vaccine Rubella trong những năm 1960, bổ sung. Ước tính thời gian của ông còn khắc nghiệt hơn các đồng nghiệp. "Để một vaccine sẵn sàng cho đông đảo người dân, tôi chỉ có thể nói là cần mất ít nhất là 2 năm".

Phong Lâm

Theo The Hill, The Guardian/vietq

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
19:47:17 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025

Tin mới nhất

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

15:38:20 21/02/2025
Trung bình mỗi ngày gần đây, bệnh viện ở TPHCM ghi nhận hàng chục trường hợp đến khám vì viêm kết mạc cấp. Bác sĩ cảnh báo, vào thời điểm giao mùa, số ca viêm kết mạc dị ứng thường tăng đột biến.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

12:10:41 21/02/2025
Bệnh vảy nến gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở trên và thường xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính và chưa có thuốc đặc trị.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

11:23:37 21/02/2025
Nhiều năm qua, Khoa Cấp cứu luôn là tập thể đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2024, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh là một trong các tập thể tiêu biểu của ngành Y tế Ninh Bình được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao độn...
Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

11:19:14 21/02/2025
Bên cạnh đó, chi phí để điều trị cho một trường hợp mắc lao kháng thuốc thường rất cao. Chưa kể những tổn hại về sức khỏe mà người bệnh phải gánh chịu suốt đời.
Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

11:07:03 21/02/2025
Nghiên cứu bao gồm 334 trẻ em và thanh thiếu niên, độ tuổi từ 4 đến 21, tất cả đều mắc bệnh MS thời thơ ấu trong vòng bốn năm sau khi tham gia nghiên cứu.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

11:02:49 21/02/2025
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, cúm là bệnh lưu hành quanh năm và có đặc tính lây lan nhanh, đặc biệt trong những môi trường đông đúc như trường học, nơi làm việc hoặc phương tiện giao thông công cộng.
Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...

Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Pháp luật

00:32:07 22/02/2025
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ thổi đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở huyện Sóc Sơn.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Thế giới

00:19:40 22/02/2025
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz

Sao châu á

23:25:07 21/02/2025
Khán giả bất ngờ khi thấy thân hình quá khổ của Hoa hậu Hong Kong 1996, đồng thời nghe cô chia sẻ về những năm tháng trốn tránh mọi người.