Vaccine AstraZeneca hiệu quả trên biến thể nCoV Anh
Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca thông báo vaccine Covid-19 do hai đơn vị hợp tác sản xuất hiệu quả 75% khi gặp biến thể B.1.1.7 của Anh.
Tuyên bố đưa ra ngày 5/2. Các nhà khoa học cho biết vaccine có thể giảm thời gian phát tán nCoV và giảm tải lượng virus trong cơ thể người bệnh. Đây là phát hiện đáng khích lệ, cho thấy cả 5 loại vaccine hàng đầu hiện nay đều có tác dụng với biến thể đang lây lan toàn cầu. Trước đó, nhiều bằng chứng cho thấy đột biến của virus có thể làm giảm hiệu quả các liều tiêm, gây áp lực đối với các quốc gia đang nỗ lực thực hiện chiến dịch tiêm chủng.
Để tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã lấy mẫu dịch mũi và ngoáy họng của người tham gia thử nghiệm lâm sàng tại Anh. Họ giải trình tự gene virus trong hàng trăm mẫu, kể từ ngày 1/10 đến ngày 14/1 – khoảng thời gian biến thể virus bắt đầu xuất hiện.
Kết quả cho thấy vaccine hiệu quả 74,6%, giảm so với con số 84% được công bố ban đầu. Andrew Pollard, điều tra viên chính của thử nghiệm Oxford cho biết tác dụng của vaccine “tương đương” ở virus trước đây và cả khi đã biến đổi.
Các nhà khoa học cũng xét nghiệm mẫu máu của tình nguyện viên đã tiêm chủng. Họ nhận thấy mức hoạt động của kháng thể do vaccine tạo ra chống lại B.1.1.7 giảm 9 lần so với dòng biến thể khác. Đây là dấu hiệu cho thấy các liều tiêm có ít khả năng vô hiệu hoá biến thể hơn, dù vậy vẫn đủ mạnh mẽ để bảo vệ người dùng.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca cho người già tại Viện dưỡng lão Basingstoke, Anh, ngày 4/2. Ảnh: NY Times
Trước đó, Pfizer-BioNTech tuyên bố vaccine Covid-19 của hãng có hiệu quả ngăn ngừa các biến thể nCoV từ Anh và Nam Phi. Theo hãng dược, những khác biệt nhỏ giữa virus gốc và các biến thể gần đây không làm giảm tác dụng của vaccine. Moderna đưa ra tuyên bố tương tự. Các thử nghiệm ban đầu cho thấy, kháng thể do vaccine Covid-19 của Moderna tạo ra có thể nhận dạng và đối phó với nCoV.
Biến thể nCoV B.1.1.7 từ Anh có khả năng lây truyền cao hơn 50-70% chủng gốc, làm tăng tỷ lệ tử vong, được giới khoa học dự báo là sẽ khiến đại dịch tồi tệ hơn. B.1.1.7 được ghi nhận đầu tiên từ vùng đông nam nước Anh. Sau khi truy ngược bằng chứng di truyền, các nhà khoa học cho rằng có thể nó đã lưu hành ở Anh từ tháng 9 ở mức rất thấp, sau đó lây lan rộng rãi hơn trong tháng 11 và tháng 12/2020. Một số chuyên gia cho rằng biến thể phát tán mạnh mẽ do một cụm dịch siêu lây nhiễm.
Triều Tiên nhận 2 triệu liều vắc xin từ COVAX tháng này, Việt Nam nhận 4,9 triệu liều
Sáng kiến vắc xin COVAX thông báo tới cuối tháng 2-2021 dự kiến sẽ có gần 2 triệu liều vắc xin COVID-19 được chuyển tới Triều Tiên. COVAX cũng thông báo phân phối cho Việt Nam gần 4,9 triệu liều nhưng không nêu rõ mốc thời gian.
Một nhân viên y tế chuẩn bị bơm kim tiêm với liều tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca-Oxford tại một trung tâm tiêm phòng vắc xin thuộc bệnh viện công ở Brasília, Brazil ngày 1-3-2021 - Ảnh: REUTERS
COVAX là một sáng kiến hợp tác toàn cầu nhằm tăng tốc phát triển, sản xuất và đảm bảo tiếp cận công bằng với các phương pháp xét nghiệm, điều trị và vắc xin phòng COVID-19.
COVAX do Liên minh toàn cầu về vắc xin (Gavi), Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng phòng chống dịch (CEPI) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng dẫn dắt. Mục tiêu của COVAX là cung cấp 2 tỉ liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2021 cho những người cần được tiêm vắc xin nhất trên toàn thế giới.
Theo trang NK News, thông báo ngày 4-2 từ sáng kiến COVAX cho biết lượng vắc xin dự kiến phân phối này sẽ giúp chủng ngừa cho khoảng 4% dân số Triều Tiên.
Triều Tiên sẽ nhận gần 2 triệu liều vắc xin COVID-19 trong tháng 2 này.
Cụ thể, COVAX cho biết theo kế hoạch, tới cuối tháng 2 COVAX sẽ chuyển 1.992.000 liều vắc xin COVID-19 của hãng AstraZeneca đến Triều Tiên.
Lượng vắc xin này là một phần hỗ trợ Triều Tiên trong khuôn khổ chương trình Cơ chê tiêp cân toan câu của COVAX, sáng kiến nhằm giúp 92 nước thu nhập thấp và trung bình nhận được vắc xin COVID-19.
Theo ông Kee B. Park tại trường y khoa Harvard, "Triều Tiên có kinh nghiệm với các chương trình tiêm chủng vắc xin toàn quốc, trong đó có cả hạ tầng lưu trữ lạnh cần thiết để bảo vệ vắc xin của AstraZeneca trong quá trình vận chuyển và lưu trữ".
Hạ tầng lưu trữ lạnh này gồm mạng lưới các tủ đông, tủ lạnh, xe đông lạnh để có thể đảm bảo mức nhiệt độ phù hợp bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển, lưu trữ.
Cũng theo ông ông Kee B. Park, các nhân viên y tế tuyến đầu và những người lớn tuổi sẽ là nhóm được ưu tiên tiêm trước vắc xin ở Triều Tiên.
Theo báo cáo cập nhật tới ngày 3-2 (mới nhất), COVAX công bố số liều vắc xin dự kiến phân phối tới nhiều nước ở các châu lục.
Riêng tại châu Á, một số nước sẽ nhận được vắc xin thông qua COVAX gồm: Philippines (5.500.800 liều của AstraZeneca và 117.000 liều của Pfizer); Hàn Quốc (2.596.800 liều của AstraZeneca và 1770.000 liều của Pfizer); Singapore (288.000 liều của AstraZeneca); Việt Nam (4.886.400 liều của AstraZeneca); Myanmar (4.224.000 liều của AstraZeneca); Lào (564.000 liều của AstraZeneca); Ấn Độ (97.164.000 liều của AstraZeneca)...
Anh thử nghiệm tiêm trộn lẫn vaccine Covid-19 Các nhà khoa học đang thử nghiệm tiêm lẫn vaccine Covid-19 của cả Pfizer và AstraZeneca để nhanh chóng ngăn ngừa biến thể virus đang lây lan mạnh mẽ. Nghiên cứu bắt đầu hôm 4/2 nhằm đánh giá phản ứng miễn dịch được tạo ra sau khi tiêm kết hợp hai mũi tiêm. Dữ liệu ban đầu dự kiến công bố vào khoảng...