Vắc xin Việt Covivac thử nghiệm giai đoạn 2, gần nửa dân Campuchia có mũi 2
Hôm nay 18-8, dự án phát triển vắc xin Covivac của Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang sẽ khởi động tiêm mũi 1 của giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng.
Đây là ứng viên vắc xin có tiến độ thứ 2 trong số vắc xin nội.
Cách ly y tế với gia đình có F0 cách ly tại nhà. TP.HCM có 18.120 trường hợp F0 đang cách ly tại nhà – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Hôm nay 18-8, đơn vị nhận thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covivac là Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và ĐH Y Hà Nội, sẽ tiến hành tiêm thử cho những người đầu tiên trong số 375 người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vắc xin này.
Covivac là ứng viên vắc xin nội có tiến độ triển khai nhanh thứ 2 tại Việt Nam. Thử nghiệm giai đoạn 1 cho thấy vắc xin đảm bảo độ an toàn, ở giai đoạn 2 thử nghiệm trên 375 người tại Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nhằm đánh giá độ an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin, ở 2 mức liều là 3 mcg và 6 mcg.
Ở giai đoạn 1 vừa kết thúc, 120 người tiêm Covivac đều an toàn và đáp ứng yêu cầu theo đề cương của Bộ Y tế.
Tập trung giảm tử vong và tiêm vắc xin tại TP.HCM
Tại cuộc họp với TP.HCM ngày 17-8, Bộ Y tế đề nghị TP.HCM mở thêm các tổ đáp ứng nhanh chống dịch tại các xã phường (hiện TP.HCM có 312 tổ), mỗi tổ cần 1-2 nhân viên y tế, còn lại có các lực lượng khác, có trạm cấp oxy tại khu vực tổ đáp ứng nhanh thường trực.
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết 2 trụ cột mà TP đang áp dụng là gói chăm sóc sức khỏe tại nhà với người mắc COVID-19 mới phát hiện; chăm sóc và điều trị người bệnh tại bệnh viện.
Video đang HOT
TP.HCM áp dụng 3 tầng chăm sóc bệnh nhân: tầng 1 là cách ly, điều trị tại nhà (bệnh nhân nhẹ hoặc không triệu chứng), hiện có 18.120 bệnh nhân cách ly tại nhà và gần 24.000 giường cách ly tại quận huyện; tầng 2 là 74 bệnh viện điều trị với gần 49.400 giường; tầng 3 là 8 bệnh viện hồi sức với 3.850 giường.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị TP.HCM lưu ý thực hiện 5 điểm trong phòng chống dịch giai đoạn hiện nay: giãn cách nghiêm; chú trọng an sinh xã hội tại chỗ; xét nghiệm sớm, bóc tách nguồn lây khỏi cộng đồng; ưu tiên hàng đầu là giảm tử vong và vắc xin là chiến lược lâu dài.
Đến nay TP.HCM đã tiêm trên 3,7 triệu liều vắc xin, số lượng liều tiêm cao nhất cả nước.
Ngày 20-8, Bộ Y tế sẽ đưa 10 xe xét nghiệm, mỗi xe quy mô 2.000 – 3.000 mẫu/ngày và nhân lực do Bộ Y tế chịu trách nhiệm vào TP.HCM.
Từ ngày 17-8 đến 15-9, Bộ Thông tin – truyền thông kêu gọi các doanh nghiệp VNPT, Viettel Telecom, T&T Group, MBank… đồng hành chương trình tặng 533.000 túi quà tặng lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân TP.HCM. Túi quà tặng sẽ được phát tại các chốt phòng chống dịch của tổ dân phố, bưu cục, điểm phục vụ bưu chính hoặc phát lưu động.
Ca mắc COVID-19 tính tới sáng 18-8 – Đồ họa: NGỌC THÀNH
Bình Dương số mắc COVID-19 xấp xỉ 50.000
Ngày 17-8, Bình Dương ghi nhận thêm 3.332 ca mới, tổng cộng đã có trên 49.830 ca mắc COVID-19. Gần 12.500 người đang được điều trị, trong đó có gần 550 người diễn biến nặng. Theo Sở Y tế tỉnh Bình Dương, mục tiêu tỉnh đặt ra là cố gắng giảm tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong.
UBND tỉnh Bình Dương đã có văn bản thí điểm triển khai cách ly, điều trị F0 tại phòng trọ, nhưng việc này sẽ được xem xét kỹ. Có ý kiến cho rằng đặc thù của Bình Dương rất khác với TP.HCM về điều kiện nơi ở trọ, hoàn cảnh của người lao động nên nếu cách ly F0 tại phòng trọ sẽ rủi ro rất cao.
Đồng Nai tận dụng mọi nguồn lực không để dân thiếu ăn
Ông Nguyễn Hồng Lĩnh – bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Nai – vừa yêu cầu các cấp chính quyền địa phương lưu ý điểm tiêm vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm xảy ra tình trạng tập trung đông người cần chấn chỉnh, khắc phục.
Nếu còn để tụ tập đông người ở điểm tiêm, lấy mẫu xét nghiệm sẽ có nguy cơ biến thành những ổ dịch lây lan ra cộng đồng.
Ông Lĩnh yêu cầu đến hết tháng 8, UBND tỉnh Đồng Nai phải tổ chức sàng lọc hết các ca F0 ra khỏi cộng đồng và tập trung cứu người, hạn chế số ca tử vong do mắc COVID-19.
Chính quyền vận động người dân ở yên trong nhà, không tụ tập đông người, tận dụng mọi nguồn lực để giúp dân ở từng khu phố và ấp, không để dân thiếu ăn.
Ấn Độ tiêm 8,8 triệu liều một ngày, ca nhiễm giảm mạnh
Ngày 17-8, Hãng tin AP dẫn các nguồn thạo tin cho biết dự kiến nhà chức trách y tế Mỹ sẽ khuyến nghị tiêm liều vắc xin tăng cường với tất cả người Mỹ (bất chấp tuổi tác), với thời gian tiêm cách liều thứ hai 8 tháng.
Điều này giúp người dân có được sự bảo vệ lâu dài hơn trong bối cảnh biến thể Delta khiến số ca nhiễm tăng cao trở lại ở Mỹ. Có thể thông báo về việc khuyến nghị tiêm liều thứ 3 sẽ được Mỹ đưa ra sớm nhất trong tuần này.
Trong khi đó, dữ liệu công bố trong ngày 17-8 của Chính phủ Ấn Độ cho thấy quốc gia Nam Á này đã tổ chức tiêm hơn 8,8 triệu liều vắc xin COVID-19 chỉ trong 24 giờ, gần đạt mức kỷ lục trước đó (9,2 triệu liều hôm 21-6) ở nước này.
Điều này góp phần tăng tốc chiến dịch tiêm chủng (bắt đầu hồi tháng 1-2021) của Ấn Độ, với mục tiêu tiêm cho toàn bộ người trưởng thành nước này tính tới tháng 12 năm nay. Ấn Độ đã tiêm trung bình khoảng 5 triệu liều vắc xin mỗi ngày trong 2 tuần đầu tiên của tháng 8.
Đến nay Ấn Độ đã tiêm khoảng 554 triệu liều vắc xin COVID-19, với khoảng 46% trong số 944 triệu người trưởng thành Ấn Độ tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, theo Hãng tin Reuters.
Thông tin tích cực trên được ghi nhận cùng ngày Ấn Độ có số ca nhiễm mới trong 24 giờ thấp nhất trong vòng 5 tháng kể từ ngày 16-3, với 25.166 ca.
Tại Đông Nam Á, ngày 17-8, báo Khmer Times cho biết Campuchia hiện là quốc gia có tỉ lệ dân số đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ liều cao thứ 2, sau Singapore. Theo Tân Hoa xã, Campuchia (16 triệu dân) có 7,36 triệu dân (46% dân số) đã tiêm đầy đủ 2 liều.
WHO khuyến nghị các biện pháp kiểm soát dịch tại Campuchia
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Lý Ái Lan, ngày 9/6 đã có bài phát biểu nêu lên những vấn đề đã gây trở ngại cho nỗ lực của Campuchia trong việc ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát mạnh sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2". Đại diện WHO cũng đưa ra một số khuyến nghị để kiểm soát tình hình dịch bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, phát biểu tại buổi lễ do WHO và Bộ Y tế Campuchia đồng chủ trì về phân bổ thuốc men và trang thiết bị y tế cho quan chức y tế tỉnh Pursat (phía Tây Campuchia), bà Lý Ái Lan cho rằng Campuchia đang đối mặt với biến thể COVID-19 có khả năng lây lan rất nhanh, triệu chứng nhiễm bệnh lại khó phát hiện. Bên cạnh đó, sự mệt mỏi của lực lượng phản ứng nhanh cũng làm công tác chống dịch thêm khó khăn và một số người có tâm lý chủ quan sau khi tiêm phòng vaccine.
Để Campuchia có thể kiểm soát được tình hình, bà Lý Ái Lan khuyến nghị người dân tiếp tục tránh tụ tập đông người và lui tới chỗ đông người, không nên ở trong không gian khép kín và chỉ có điều hòa, đồng thời tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Campuchia.
Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia và là người đứng đầu Ủy ban tiêm phòng vaccine quốc gia, bà Or Vandine, cũng thừa nhận "sự cố cộng đồng ngày 20/2" phức tạp và khó kiểm soát vì người dân không thực hiện hướng dẫn phòng dịch của Bộ Y tế, không tuân thủ giãn cách xã hội. Điều này đã khiến biến chủng mới của COVID-19 lây lan rất nhanh trong cộng đồng.
Trong ngày 10/6, Campuchia xác nhận có thêm 11 trường hợp tử vong vì COVID-19 tại nước này trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong vì đại dịch tại nước này lên con số 300 người và tất cả đều từ lần bùng phát dịch thứ ba sau "sự cố cộng đồng ngày 20/2". Trong hai lần bùng phát dịch hồi năm ngoái, Campuchia không có trường hợp nào tử vong.
Tuy nhiên, có một thông tin tích cực là số ca mắc mới COVID-19 ngày 10/6 đã giảm xuống 426 ca, trong đó có 46 ca nhập cảnh, trong khi có thêm 760 người khỏi bệnh. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 36.666 ca mắc COVID-19, trong đó 29.807 người đã hồi phục.
Đêm 9/6, chính quyền tỉnh Siem Reap đã xếp làng Kampong Khleang, huyện Sot Nikum vào Khu vực Đỏ - nơi có mức độ lây nhiễm COVID-19 cao, trong khi làng Kork Thlok Krahorm, huyện Chi Kreng được xếp vào Khu vực Vàng đậm (nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở mức trung bình) và làng Kampong Kdei, huyện Chi Kreng thuộc Khu vực Vàng (nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở mức thấp). Theo đó, Khu vực Đỏ và Khu vực Vàng đậm tạm thời bị phong tỏa trong hai tuần từ 9-22/6 để ngăn dịch COVID-19 lan ra cộng đồng.
Việt Nam mong Campuchia giải tỏa bè nổi trên sông Mê Kông với lộ trình hợp lý Việt Nam mong Campuchia di dời các bè nổi trên khu vực sông Mê Kông với lộ trình hợp lý và khả thi, có bố trí khu vực tái định cư để người dân, trong đó có người gốc Việt, sớm ổn định cuộc sống. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng . ẢNH BNG Chiều 10.6, tại cuộc họp...