‘Vắc xin toàn năng’ chặn mọi biến thể COVID: Không phải là ‘nhiệm vụ bất khả thi’
Theo chuyên gia, nếu tìm ra và tập trung tấn công vào các ‘vùng bảo tồn’ mọi biến thể của virus SARS-CoV-2 thì xem như có thể bào chế được loại vắc xin toàn năng dập được dịch COVID-19.
Một điểm tiêm vắcxin ngừa COVID-19 ở thủ đô Santiago, Chile ngày 26-2. Người dân lái xe đến, ngồi trên ôtô và được tiêm – Ảnh: REUTERS
Khi mà các biến thể của virus SARS-CoV-2 chực chờ đe dọa, ý định tạo ra một loại vắc xin có thể kháng lại mọi biến thể đang được gấp rút tiến hành.
Hiện nay đã có nhiều hãng dược cũng như các phòng thí nghiệm bắt tay vào nghiên cứu loại “vắc xin toàn năng này”.
Video đang HOT
Chuẩn bị cho đại dịch kế tiếp
Những ý tưởng được đặt nhiều hi vọng là việc tạo ra một thứ “vắcxin toàn năng”, có thể chống được mọi chủng virus độc hại cùng các biến thể của chúng.
“Trong những năm sắp tới, những chủng virus của các dòng SARS, MERS… có thể sẽ tạo ra tiếp các đại dịch. Các mầm bệnh trong tương lai có khả năng khó chịu hơn nhiều và tạo ra vắcxin ngăn chặn sẽ lâu hơn, thậm chí dòng SARS-CoV-2 cũng có các biến thể mới” – nhà di truyền học Eric Topol và giáo sư Dennis Burton, chuyên về miễn dịch và vi trùng học của Viện Nghiên cứu Scripps (Mỹ), nêu cảnh báo trong bài viết trên Nature News gần đây.
Theo hai chuyên gia này, cộng đồng thế giới cần chung tay làm việc và tài trợ cho việc nghiên cứu một loại vắcxin toàn năng.
“SARS-CoV-2 có 79% cấu thành giống với SARS-CoV-1 và 52% giống với MERS-CoV. Nếu chúng ta tìm ra các “vùng bảo tồn” của các chủng virus trên và tạo ra hiệu ứng miễn dịch tập trung vào đó thì về lý thuyết có thể vô hiệu được chúng” – bà Morgane Bomsel, nhà vi trùng học làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp và Viện Cochin, nêu nhận định.
Cũng theo chiều hướng đó, nếu tìm ra và tập trung tấn công vào các “vùng bảo tồn” mọi biến thể của virus SARS-CoV-2 xem như có thể bào chế được loại vắcxin toàn năng dập được dịch COVID-19.
Khó nhưng đáng làm
Theo bà Marie-Paule Kieny – giám đốc nghiên cứu ở Viện Y tế và nghiên cứu y học quốc gia Pháp (INSERM) và là chủ tịch Ủy ban Vắcxin 19 của Pháp, ý tưởng về một loại “vắc xin toàn năng” không hề mới, nhiều năm qua các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm ra loại có thể trị được cúm mùa.
“Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã sử dụng các ứng viên vắc xin tiềm năng bào chế dựa trên các protein ít bị biến thể, nhưng cho đến nay các vắc xin này cho thấy hiệu quả chưa bằng các loại đang có” – bà Marie-Paule Kieny dẫn chứng.
Theo bà, loại vắc xin toàn năng có thể diệt mọi loại virus không phải là “nhiệm vụ bất khả thi” nhưng là một sứ mệnh khó. Có thể nói rằng ngoài các ông lớn dược phẩm đã và đang cho ra mắt các loại vắc xin ngừa COVID-19 hiện nay, cũng có một số phòng thí nghiệm thử nghiệm những hướng mới tính đến khả năng cho một loại vắc xin hữu hiệu hơn.
Khi ta đưa vắc xin thẳng vào màng nhầy như ở mũi, tức là ta tạo ra phản ứng miễn dịch theo vòng, bà Morgane Bomsel giải thích và nói thêm: Việc tạo phản ứng miễn dịch đường màng nhầy không chỉ bảo vệ theo đường máu mà cả theo đường chất nhầy, trong khi tiêm vắc xin không bảo vệ được chất nhầy.
COVID-19 là bệnh tấn công vào phổi qua đường mũi, nên ý tưởng về loại vắc xin xịt mũi không phải là không có lý của nó.
Bỉ hoãn kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Brussles, biến thể của virus SARS-Cov-2 xuất hiện ở Anh vào cuối năm ngoái với khả năng lây lan nhanh hơn đang hoành hành tại Bỉ và là nguyên nhân chính làm cho dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở quốc gia được mệnh danh "Trái tim của châu Âu", đồng thời khiến chính phủ nước này phải lùi kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Brussels, Bỉ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tại buổi họp báo sau cuộc họp chính phủ về COVID-19 chiều 26/2, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi người dân thận trọng vì tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp và mọi dự kiến về nới lỏng hạn chế phòng dịch đều bị hoãn lại cho tới khi chính phủ họp bàn trong phiên tiếp theo vào tuần tới. Thay đổi duy nhất hiện nay là thời gian quy định giờ giới nghiêm ở Wallonie (vùng nói tiếng Pháp ở miền Nam nước Bỉ) được lùi từ 10h00 tối đến 12h00 đêm giống như ở Flamand (vùng nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc nước Bỉ). Tại thủ đô Bressels, thời gian giới nghiêm không thay đổi, vẫn được duy trì từ 10h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau.
Tính trong một tuần trở lại đây, số ca mắc mới ở Bỉ tăng 24% so với tuần trước đó, lên gần 2.300 ca nhiễm mới mỗi ngày. Số ca nhập viện cũng đang tăng trở lại, với hơn 200 ca trong 24 giờ qua. Đáng lưu y là hơn nửa (53%) trong số này mắc biến thể ở Anh, tăng 38% so với tuần trước đó, trong khi biến thể ở Nam Phi chiếm 2,2% và biến thể ở Brazil chỉ chiếm 0,9%. Tổng số người đang phải điều trị tích cực trong bệnh viện là 400 người, mức cao nhất kể từ đầu tháng 1 đến nay. Bộ trưởng Y tế Bỉ Frank Vandenbroucke khuyến cáo để tránh tình trạng quá tải, các bệnh viện sẽ phải dành một nửa số giường hồi sức cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Một yếu tố khác cần lưu ý là trong lúc tất cả các nhóm tuổi đều bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát trở lại các ca mắc COVID-19 thì riêng nhóm người trên 80 tuổi hầu như không bị tác động nhờ công tác tiêm phòng được triển khai từ tháng 1 vừa qua. Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 22.000 người tử vong tại Bỉ và buộc người dân phải sống trong tình trạng phong tỏa một phần suốt gần 4 tháng qua. Tuy các trường tiểu học và trung học vẫn mở cửa, nhưng các trường đại học phải dạy từ xa. Các quán cà phê, nhà hàng và nhà hát đều bị đóng cửa. Những chuyến du lịch nước ngoài không cấp thiết cũng bị cấm từ ngày 27/1.
Khả năng chống biến thể của các vắc xin được phê duyệt gây lo lắng Sự xuất hiện nhanh chóng và tràn lan của nhiều biến thể virus corona mới đã khiến các nhà chuyên môn ngày càng lo lắng, đặc biệt do khả năng ngừa các biến thể này của những loại vắc xin đã được phê duyệt và đang cho tiêm chủng. Vắc xin ngừa COVID-19 vừa được hi vọng trở thành tấm giáp sắt ngăn...