Vắc xin ồ ạt đổ về châu Á giữa “cuồng phong” Covid-19
Hàng triệu liều vắc xin đang được chuyển tới châu Á trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 bùng phát mạnh.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin Covid-19 tại Thái Lan (Ảnh: Getty).
Chiều 15/7, khoảng 1,5 triệu liều vắc xin Moderna đã đến Indonesia – nơi đã trở thành điểm nóng Covid-19 ở châu Á và là ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á với số ca nhiễm và tử vong cao kỷ lục. Trước đó, 3 triệu liều vắc xin của Mỹ đã đến Indonesia vào ngày 11/7.
Kể từ tháng 3, 11,7 triệu liều vắc xin AstraZeneca đã được gửi đến Indonesia thông qua chương trình chia sẻ vắc xin COVAX của Liên Hợp Quốc.
“Điều đó thật đáng khích lệ. Có vẻ như đang diễn ra một cuộc chạy đua giữa vắc xin và các biến thể virus, không chỉ ở Indonesia, và tôi hy vọng chúng ta sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua này”, Sowmya Kadandale, giám đốc y tế của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Indonesia, cho biết.
“Cả Moderna và AstraZeneca đều đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường những con số (vắc xin) này và đảm bảo nguồn cung (vắc xin) sẵn có. Mỗi liều vắc xin đều tạo ra sự khác biệt rất lớn”, quan chức UNICEF cho biết, đồng thời lưu ý rằng Indonesia có kế hoạch tiêm chủng thêm cho 208,2 triệu người trước cuối năm này và đang tiêm 1 triệu mũi mỗi ngày.
Nhiều quốc gia khác trong khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn nhiều so với Indonesia vì nhiều lý do, bao gồm cả vấn đề sản xuất và phân phối vắc xin cũng như sự chần chừ ban đầu của nhiều nước khi số ca nhiễm còn thấp và chưa nhận thức được sự khẩn cấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số nước đã bị sốc sau khi chứng kiến sự tàn phá của đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ vào tháng 4 và tháng 5, khi hệ thống y tế của nước này sụp đổ do sự gia tăng đột biến ca mắc Covid-19, trong khi chính phủ không có sự chuẩn bị và dẫn đến việc tử vong hàng loạt.
Cùng lúc đó, Ấn Độ – một nhà sản xuất vắc xin lớn trong khu vực – đã ngừng xuất khẩu vắc xin để có thể tập trung vào việc tiêm chủng cho người dân trong nước.
Gần đây, Mỹ đã gửi hàng chục triệu liều vắc xin đến nhiều quốc gia ở châu Á, bao gồm Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Bangladesh. Đây là một phần trong cam kết của Tổng thống Joe Biden nhằm cung cấp 80 triệu liều vắc xin cho thế giới.
Mỹ có kế hoạch tài trợ thêm 500 triệu liều vắc xin trên toàn cầu trong năm tới và 200 triệu liều trước cuối năm 2021.
Ngày 15/7, Nhật Bản cũng gửi 1 triệu liều AstraZeneca đến Indonesia, Đài Loan và Việt Nam như một phần của các thỏa thuận song phương. Australia cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam 1,5 triệu liều vắc xin AstraZeneca.
Trong tháng này, thông qua sáng kiến COVAX, Nhật Bản cũng gửi 11 triệu liều vắc xin đến Bangladesh, Campuchia, Iran, Lào, Nepal, Sri Lanka và những nước khác.
Philippines dự kiến sẽ nhận tổng cộng 16 triệu liều vắc xin vào tháng 7, bao gồm 3,2 triệu liều từ Mỹ vào cuối tuần này, 1,1 triệu liều từ Nhật Bản, 132.000 liều Sputnik V từ Nga, cũng như các liều vắc xin khác thông qua sáng kiến COVAX.
Canada tuần này cam kết viện trợ thêm 17,7 triệu liều vắc xin ngoài 100 triệu liều đã cam kết thông qua sáng kiến COVAX. Pháp đã cung cấp 1,7 triệu liều trên toàn thế giới tính tháng 6 thông qua COVAX và sẽ gửi thêm hàng triệu liều nữa vào mùa hè này.
Trong bối cảnh nhiều cam kết về vắc xin vẫn chưa được thực hiện và tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt ở nhiều quốc gia, các chuyên gia cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để giúp các quốc gia đang phải vật lộn với tình trạng quá tải bệnh nhân và thiếu ôxy cũng như các nguồn cung quan trọng khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chỉ trích sự bất bình đẳng về vắc xin trên thế giới, chỉ ra rằng nhiều quốc gia giàu có đã tiêm chủng một phần cho hơn một nửa dân số, trong khi đại đa số người dân ở các nước có thu nhập thấp hơn vẫn đang chờ đợi liều đầu tiên.
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vaccine Covid-19
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Cam kết được đưa ra trong cuộc điện đàm hôm nay giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan để trao đổi về quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Mỹ trong thúc đẩy hỗ trợ vaccine cho các nước, đồng thời mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam được sớm tiếp nhận nguồn vaccine Mỹ đã cam kết dành cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh điện đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm nay. Ảnh: TTXVN .
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Mỹ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Việt Nam để thúc đẩy và bảo đảm quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển hài hòa và bền vững.
Ông Sullivan khẳng định Mỹ tiếp tục coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước sớm tiếp nhận nguồn vaccine để đẩy lùi đại dịch Covid-19, khẳng định Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan. Ảnh: Bloomberg .
Hai bên cũng trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm như hợp tác Tiểu vùng Mekong, ứng phó biến đổi khí hậu, khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Nhà Trắng tháng trước cho biết trong 55 triệu liều vaccine Covid-19 tiếp theo được chia sẻ cho thế giới, 41 triệu liều sẽ được chuyển tới các nước thông qua cơ chế phân phối COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 14 triệu liều được chuyển đến các quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe, 16 triệu liều cho châu Á và khoảng 10 triệu liều đến châu Phi.
Tại châu Á, những quốc gia và vùng lãnh thổ được Mỹ chia sẻ vaccine Covid-19 gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Afghanistan, Maldives, Bhutan, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Lào, Papua New Guinea, Đài Loan, Campuchia và các đảo Thái Bình Dương.
Đối với 14 triệu liều vaccine Covid-19 còn lại, Mỹ sẽ trực tiếp gửi tới những quốc gia và khu vực có nhu cầu, trong đó cũng có Việt Nam, Philippines và các nước như Ai Cập, Jordan, Iraq.
Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới thấp nhất trong 1 tháng rưỡi Làn sóng dịch COVID-19 ở Ấn Độ được đánh giá đang theo "chiều hướng giảm bớt". Ngày 28-5, nước này thông báo ghi nhận 186.364 ca nhiễm và đây là số ca nhiễm mới trong ngày thấp nhất trong 44 ngày qua. Người dân giữ khoảng cách khi xếp hàng đăng ký tham gia chương trình tiêm vắc xin COVID-19 tại một trường...