Vắc xin ngừa Covid-19 về tới Việt Nam lại điều cho Lào, Campuchia
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường dẫn chứng trường hợp xảy ra với lô vắc xin ngừa Covid-19 mới đây để minh chứng cho những khó khăn, rủi ro, điều kiện ngặt nghèo để nhập khẩu vắc xin về Việt Nam.
Tại cuộc họp báo Chính phủ tối 3/6, báo giới nêu vấn đề: Chính phủ đã kêu gọi người dân, doanh nghiệp hỗ trợ, cùng tham gia đàm phán, mua và nhập vắc xin về Việt Nam, đến nay đã có doanh nghiệp nào đăng ký việc nhập vắc xin? Việc kiểm soát chất lượng vắc xin thế nào?
Đại diện Bộ Y tế tham gia họp báo, Thứ trưởng Trương Quốc Cường thông tin, để có nguồn vắc xin cho người dân tiếp cận, Chính phủ có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận, đưa vắc xin về Việt Nam.
Các cá nhân, đơn vị có thể tham gia bằng 2 cách, ủng hộ vào Quỹ vắc xin hoặc trực tiếp kết nối với các nhà sản xuất để nhập khẩu vắc xin về Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường thông tin cập nhật việc nhập khẩu vắc xin Covid-19.
Về vấn đề kiểm định chất lượng vắc xin nhập về, Thứ trưởng Bộ Y tế phân tích, vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn thế giới được sản xuất trong tình trạng khẩn cấp. Có những vắc xin yêu cầu điều kiện bảo quản ngặt nghèo, như phải ở nhiệt độ -75 độ C mà Việt Nam chưa có cơ sở đáp ứng.
Vì thế, việc kiểm định vắc xin nhập về cũng không thể áp theo tiêu chí, điều kiện trong nước xây dựng mà phải chấp nhận những điều kiện do tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc một số cơ quan chức năng của các nước bạn như FDA – Mỹ đã kiểm định.
“Vậy nên, để đảm bảo chất lượng hàng về thì vắc xin phải mua từ chính hãng sản xuất chứ không được mua qua đơn vị trung gian vì về Việt Nam không phải nội dung nào cũng có thể kiểm định được trong khi điều kiện về bảo quản nhiều trường hợp đặc biệt khó” – Thứ trưởng Trương Quốc Cường phát biểu.
Về tiến độ nhập khẩu vắc xin, ông Cường nhắc lại, hiện nay, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Bộ Y tế nhận nhiệm vụ phải lo được 150 triệu liều vắc xin để tiêm được cho 70% dân số. Cơ bản, đến giờ các nguồn vắc xin Việt Nam ký kết được hợp đồng/cam kết đã đảm bảo đủ cho mục tiêu này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trương Quốc Cường trình bày một vấn đề khó khăn là có những điều kiện “không thể đàm phán” trong các hợp đồng cung cấp vắc xin này. Đó là điều kiện miễn trách nhiệm với những sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng, tiêm vắc xin; điều kiện phải chấp nhận việc giao hàng có thể không đúng tiến độ.
Thứ trưởng Cường lý giải, việc giao hàng không đúng tiến độ có một lý do, Việt Nam là một trong những nước được đánh giá là phòng chống dịch rất tốt nên nhiều khi vắc xin phòng Covid-19 đã được sản xuất để cung ứng cho Việt Nam lại phải dành cho những quốc gia có tình hình dịch bệnh khó khăn hơn.
“Ví dụ, lô vắc xin mới đây, đáng ra đã về tới Việt Nam nhưng thời điểm đó, diễn biến dịch Covid-19 tại 2 quốc gia láng giềng rất căng thẳng nên đơn vị cung ứng đã quyết định điều gấp, đưa sang Lào, Campuchia. Theo đó, Việt Nam chỉ nhận được một nửa số lượng của lô vắc xin này. Nói vậy để thấy, việc cung ứng như này là hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất” – ông Cường trình bày.
Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin thêm, đến nay, hãng Pfizer cam kết trong quý 3/2021 sẽ chuyển về Việt Nam 15 triệu liều (một nửa số lượng so với hợp đồng ký kết). AstraZeneca cũng cam kết 30 triệu liều trong 2 quý cuối năm. Chương trình Covax Facility cũng có mức cam kết tương tự. Quỹ đầu tư của Nga thì cam kết trong 2021 dành cho Việt Nam 20 triệu liều. Việt Nam cũng đề nghị mua được thêm từ Covax 10 triệu, mua của Pfizer 10 triệu nữa, tức tổng cộng đã có 170 triệu liều được cam kết.
Tối 28-5, TP.HCM có 25 ca trong 173 ca mắc COVID-19 cả nước
Bản tin tối 28-5 của Bộ Y tế cho biết có 173 ca mắc COVID-19 trong nước, riêng Bắc Giang 123 ca, Bắc Ninh 20 ca, TP.HCM 25 ca, Hà Nội 3 ca, Lạng Sơn 2 ca.
Cán bộ quân y Viện Quân y 110 lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Vina Solar ở Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: TTXVN
CA BỆNH BN6423-BN6447 ghi nhận tại TP.HCM có 21 ca liên quan đến Hội Thánh Truyền giáo Phục Hưng, 4 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 27 và 28-5 cho thấy dương tính với virus SARS-CoV-2.
CA BỆNH BN6448-BN6570 ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Dự báo số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Bắc Giang trong những ngày tới có thể sẽ vẫn tiếp tục tăng, ngày 28-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã giao ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh Bộ Y tế khảo sát thêm các địa điểm khác để đặt các bệnh viện dã chiến mới.
Chiều 28-5, ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã tới khảo sát Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn; Trung tâm điều dưỡng người có công và Trung tâm việc làm Bắc Giang.
Đêm 27-5, ngay sau khi đi vào hoạt động, bệnh viện dã chiến đặt tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã tiếp đón 537 bệnh nhân / 628 giường mà bệnh viện này có.
Hà Nội tiếp tục kêu gọi dân không ra đường nếu không cần thiết
Ngày 28-5, chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ra công văn hỏa tốc về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Công văn nêu rõ, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nội đang diễn biến phức tạp, vì vậy các sở, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan trực thuộc thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã... và nhân dân phải xem nhiệm vụ chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong bối cảnh hiện tại.
Ngoài ra, ông Chu Ngọc Anh cũng yêu cầu toàn thể nhân dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.
"Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch: Bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tụ tập đông người, thực hiện khai báo y tế theo đúng quy định. Khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở... phải liên hệ ngay y tế", công văn nhấn mạnh.
Đối với các khu chung cư, ký túc xá sinh viên, hộ gia đình, trụ sở làm việc, các phương tiện giao thông, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy... chủ tịch thành phố Hà Nội yêu cầu phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu phải hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin.
Tính tới trưa 28-5, trên địa bàn Hà Nội ghi nhân 352 ca mắc COVID-19, tính từ ngày 29-4, là một trong 3 địa phương có lượng ca nhiễm cao nhất cả nước.
Campuchia gắng ngăn dịch lây lan ở các nhà máy
Rào chắn phong tỏa một khu dân cư ở thủ đô Phnom Penh của Campuchia - Ảnh: REUTERS
Để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm COVID-19 đang ở mức báo động ở công nhân may mặc, chính quyền thủ đô Phnom Penh quyết định có biện pháp mạnh đối với các nhà máy không tuân thủ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại chỗ, vốn được coi là điều kiện cho phép các cơ sở này nối lại hoạt động.
Trả lời báo Khmer Times , Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng nói rằng bất kỳ nhà máy nào vi phạm các điều kiện do Ủy ban Cố vấn Lao động (LAC) sẽ bị phạt đóng cửa tạm thời đến 3 ngày. Khi các nhà chức trách cho mở cửa các công ty và nhà máy, một số chủ nhà máy đã cho phép tất cả công nhân quay lại làm việc và điều này đi ngược với các quy định của Bộ Lao động.
Trước đó, LAC khuyến nghị chính phủ về việc các nhà máy và doanh nghiệp chỉ nên sử dụng quay vòng 50% lao động hai tuần/lần và những lao động quay lại làm việc phải được tiêm ít nhất một mũi vắc xin ngừa COVID-19 và phải có giấy chứng nhận đã xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
Do lây nhiễm COVID-19 tăng lên trong công nhân may mặc ở Phnom Penh, ông Khuong Sreng cũng quyết định đưa thêm hai làng vào "Khu vực Vàng đậm" (khu vực có mức độ lây nhiễm COVID-19 ở mức trung bình) vì số ca nhiễm mới tại đây đang tăng lên.
Tỉnh trưởng tỉnh Svay Rieng, Men Vibol, cho biết hơn 1.000 công nhân nhà máy tại đặc khu kinh tế Tay Seng đã được lấy mẫu xét nghiệm và 60 người có kết quả dương tính với COVID-19.
Cùng ngày, chính quyền tỉnh Kampong Cham thông báo về 35 ca mắc mới COVID-19 và tất cả đều là công nhân nhà máy.
TP.HCM đối mặt nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 TP.HCM là đầu mối giao thông, y tế ở phía Nam nên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch Covid-19. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ điều này với Zing sau thông tin TP.HCM kịp thời phát hiện 2 trường hợp nhập cảnh trái phép từ Campuchia và...