Vắc-xin ngừa covid-19 bị ngừng thử nghiệm vì tình nguyện viên Anh gặp phản ứng phụ nghiêm trọng
Quá trình thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 của hãng dược đa quốc gia AstraZeneca Plc đang ở trong giai đoạn cuối nhưng phải tạm dừng vì một tình nguyện viên Anh gặp phản ứng phụ “nghiêm trọng” chưa rõ nguyên nhân.
Nhà hóa học phân tích làm việc tại trụ sở của AstraZeneca ở Sydney, Ú
Theo Mirror, hiện chưa rõ liệu việc tạm dừng thử nghiệm vắc-xin là do hãng dược AstraZeneca Plc hay cơ quan quản lý của chính phủ đưa ra nhưng một cuộc điều tra đã được tiến hành để làm rõ, liệu tình nguyện viên gặp phản ứng phụ bất lợi nghiêm trọng chưa rõ nguyên nhân có liên quan đến vắc-xin hay không.
Được biết, vắc-xin do hãng dược AstraZeneca phát triển cùng ĐH Oxford, vốn được đánh giá là một trong những vắc-xin tiềm năng nhất để ngừa bệnh Covid-19. Hãng dược AstraZeneca đã xác nhận rằng họ phải tạm dừng phát triển vắc xin “để xem xét các dữ liệu an toàn”.
Vắc xin của AstraZeneca là 1 trong 3 vắc xin Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối tại Mỹ trên 30.000 tình nguyện viên kể từ ngày 31/8 và được xem là một trong những ứng viên vắc xin tiềm năng trong chiến dịch “Thần tốc” của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm sở hữu vắc xin ngừa Covid-19 sớm nhất có thể.
Video đang HOT
Người gặp tác dụng phụ “nghiêm trọng” chưa rõ nguyên nhân là một tình nguyện viên ở Anh. Hiện cũng chưa rõ tình nguyện viên này gặp tác dụng phụ khi nào nhưng người này được cho là sẽ khỏe lại.
“Chúng tôi đã khởi động quy trình đánh giá tiêu chuẩn và chúng tôi tự nguyện tạm dừng thử nghiệm để cho phép một ủy ban độc lập tiến hành đánh giá về dữ liệu an toàn của vắc xin này”, phát ngôn viên của AstraZeneca ngày 8/9 cho biết.
Phát ngôn viên cũng khẳng định đây là một quyết định phù hợp với nguyên tắc chung trong mọi cuộc thử nghiệm khi phát sinh các trường hợp người tham gia thử nghiệm bất ngờ mắc bệnh/gặp phản ứng phụ không rõ nguyên nhân.
Cùng ngày tạm dừng thử nghiệm vắc-xin, AstraZeneca cùng với 8 công ty phát triển vắc-xin hàng đầu của Mỹ và châu Âu đã ký một “cam kết lịch sử” không nóng vội xin phê chuẩn vắc-xin mà sẽ chờ cho đến khi có đầy đủ dữ liệu chứng minh vắc-xin an toàn, hiệu quả.
Theo cam kết, các công ty sẽ tuân thủ chặt chẽ quy trình khoa học khi làm hồ sơ xin phê duyệt vắc-xin Covid-19.
Chân dung nghi phạm vụ bé gái Anh mất tích 13 năm trước
Nghi phạm người Đức trong vụ bé gái người Anh mất tích 13 năm trước sắp mãn hạn tù nhưng đang đối mặt với cáo buộc hiếp dâm.
Christian Brckner, 43 tuổi, người Đức, nghi phạm mới nhất trong vụ bé gái người Anh Madeleine McCann mất tích trong phòng ngủ tại một khu nghỉ dưỡng ở Bồ Đào Nha năm 2007, sẽ đủ điều kiện tạm tha vào 7/6.
Điều kiện để tù nhân được tạm tha ở Đức là thụ án đủ hai phần ba thời gian, nhưng không tự động áp dụng với mọi tù nhân. Để được tạm tha, Brckner phải được hội đồng tạm ra xem xét và quyết định.
Y đang thụ án 15 tháng tù vì dính líu tới ma túy, nhưng chưa bị buộc tội trong vụ McCann, nên không thể bị bắt vì vụ này. Tuy nhiên, nghi phạm đang đối mặt với một bản án khác về tội hiếp dâm và có thể bị giam giữ tới khi hết thời hạn kháng cáo.
Christian Brckner, nghi phạm mới nhất trong vụ sát hại bé gái người Anh Madeleine McCann. Ảnh: Telegraph.
Brckner năm ngoái bị kết án 7 năm tù vì tội cưỡng hiếp một phụ nữ người Mỹ 72 tuổi năm 2005 tại Praia de Luz, thị trấn Bồ Đào Nha, nơi bé McCann mất tích năm 2007. Y vẫn chưa thụ án bởi đang kháng cáo và theo luật pháp Đức, bản án không được thi hành tới khi hết thời hạn kháng cáo.
Tuy nhiên, tòa đã ra lệnh giam Brckner tới khi xét xử vụ hiếp dâm năm 2005. Điều này nghĩa là, dù y có được tạm tha vào 7/6, nhưng vẫn không được phép ra khỏi nhà tù được canh gác cẩn mật ở thành phố Kiel, phía bắc nước Đức, nơi đang gã đang bị giam.
Thời gian tối đa mà tù nhân có thể bị giam trong khi chờ xét xử ở Đức thông thường là 6 tháng, nhưng có thể bị kéo dài trong những vụ đặc biệt phức tạp.
Brckner đang kháng cáo vụ cưỡng hiếp năm 2005, cho rằng mình bị dẫn độ trái phép về Đức. Y bị dẫn độ từ Bồ Đào Nha sang Đức vì một tội khác. Luật sư của y biện hộ thân chủ không thể bị xét xử tội hiếp dâm mà không được sự đồng ý của Bồ Đào Nha.
Dù Bồ Đào Nha không phản đối xét xử, công tố viên Đức cũng không lấy được lệnh đồng ý trước vụ xét xử. Khi Brckner bị dẫn độ theo lệnh truy nã châu Âu, tòa phúc thẩm Đức đã yêu cầu Tòa án Công lý châu Âu ra phán quyết.
Bé Madeleine McCann, bé gái mất tích tại Bồ Đào Nha năm 2007. Ảnh: Telegraph.
Bé McCann mất tích gây xôn xao toàn thế giới. Ảnh của cô bé được in trên trang nhất một số báo của Anh hàng ngày trong 6 tháng. Từ tháng 5/2007 đến tháng 8/2008, báo Tây Ban Nha Correio da Manha đăng gần 400 bài báo về vụ mất tích. Tạp chí Mỹ People cũng in ảnh cô bé trên trang bìa số ra ngày 28/5/2007. Telegraph mô tả đây là "trường hợp mất tích được đưa tin nhiều nhất trong lịch sử hiện đại".
Hàng triệu USD được treo thưởng để giúp tìm ra kẻ bắt cóc. Bố mẹ bé đã tới gặp Giáo hoàng xin giúp đỡ. Nhiều người nổi tiếng cũng dành sự quan tâm. Ngôi sao bóng đá David Beckham đã giơ ảnh cô bé trên truyền hình để kêu gọi mọi người hỗ trợ tìm kiếm. Nhà văn J.K. Rowling giúp McCann viết một cuốn sách về vụ mất tích của con gái.
Vụ mất tích đã không có lời giải suốt 13 năm, tới ngày 3/6, khi giới chức Đức xác định nghi phạm mới là Brckner, kẻ ấu dâm đang ngồi tù ở Đức, từng ở Bồ Đào Nha từ năm 1995-2007.
Cựu Giám đốc tình báo nói virus SARS-CoV-2 là sản phẩm nhân tạo, Anh bác bỏ Giới chức Anh mới đây đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc trước đó của cựu lãnh đạo Cơ quan Tình báo Anh (MI6) rằng đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán. Ảnh: AP Tuyên bố từ giới chức Anh được đưa ra sau khi ông Richard Dearlove - cựu Giám đốc...