Vắc xin COVID-19 Sinopharm: Khuyến nghị tạm thời của WHO
Gần đây, các chuyên gia thuộc Nhóm tư vấn chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới về Tiêm chủng (SAGE) đã ban hành một khuyến nghị tạm thời về việc sử dụng vắc xin COVID-19 BIBP được phát triển bởi Sinopharm CNBG.
Ai nên tiêm phòng trước?
Do nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 có hạn, các nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người lớn tuổi nên được ưu tiên tiêm vắc xin trước.
Tạm thời, WHO khuyến cáo sử dụng vắc xin Sinopharm cho tphụ nữ manghai khi lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp thông tin về các nguy cơ của COVID-19 trong thai kỳ; những lợi ích của việc tiêm vắc xin trong bối cảnh dịch tễ học tại địa phương; và những hạn chế hiện tại của dữ liệu an toàn ở phụ nữ có thai. WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm chủng; không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vắc xin.
Vắc xin này không được khuyến cáo cho những người dưới 18 tuổi, trong khi chờ kết quả của các nghiên cứu sâu hơn ở nhóm tuổi đó.
Đối tượng khác có thể tiêm vắc xin Sinopharm?
Những người đã mắc COVID-19 có thể tiêm vắc xin này. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp vắc-xin hạn chế, mà việc tái nhiễm có triệu chứng lại không phổ biến ở những người từng mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, do đó những người này có thể trì hoãn việc tiêm chủng. Trừ khi, tại địa phương có bằng chứng về các biến thể của COVID-19 thoát khỏi miễn dịch đang lưu hành, thì việc chủng ngừa sớm hơn ( 6 tháng) sau khi nhiễm bệnh nên được khuyến khích.
Phụ nữ đang cho con bú tiêm vắc xin như những người trưởng thành khác mà không cần ngừng cho con bú sau khi tiêm chủng.
Những người sống chung với vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng cao hơn. Tuy đối tượng này không được đưa vào thử nghiệm nhưng vẫn thuộc nhóm được khuyến cáo tiêm chủng. Tuy nhiên, họ cần được tư vấn đầy đủ để đánh giá rủi ro cũng như lợi ích cá nhân.
Phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm vắc xin mà không cần ngừng cho con bú
Ai không được tiêm vắc xin?
Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vắc xin Sinopharm không nên tiêm.
Bất kỳ ai có thân nhiệt trên 38,5C nên hoãn tiêm vắc xin cho đến khi hết sốt.
So sánh vắc xin Sinopharm với các vắc xin khác?
Không thể so sánh giữa các loại vắc xin do các phương pháp tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung, các vắc xin đã được đưa vào Danh sách Sử dụng Khẩn cấp của WHO đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện do COVID-19 .
Vắc xin Sinopharm có an toàn không?
SAGE đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin và khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.
Dữ liệu an toàn được giới hạn cho những người trên 60 tuổi (do số lượng nhỏ người tham gia thử nghiệm lâm sàng). Mặc dù không có sự khác biệt về hồ sơ an toàn của vắc xin ở người lớn tuổi so với nhóm tuổi trẻ hơn, các quốc gia đang cân nhắc sử dụng vắc xin Sinopharm ở những người trên 60 tuổi nên duy trì giám sát an toàn tích cực.
Vắc xin có hiệu quả như thế nào?
Hiệu quả của vắc xin đối với ngăn ngừa nhập viện là 79%
Thử nghiệm vắc xin Sinopharm ở nhiều quốc gia trong Giai đoạn 3 đã cho thấy, với 2 liều vắc xin được tiêm cách nhau 21 ngày, hiệu quả chống lại COVID-19 có triệu chứng là 79% sau 14 ngày kể từ lần tiêm thứ hai. Hiệu quả của vắc xin đối với ngăn ngừa nhập viện là 79%.
Không có thử nghiệm nào được thiết kế để cung cấp bằng chứng về hiệu quả của vắc xin COVID-19 Sinopharm chống lại bệnh COVID-19 thể nặng ở những người mắc bệnh nền, đang mang thai hoặc ở những người từ 60 tuổi trở lên. Trong thử nghiệm đã tiến hành cũng không có phụ nữ. Ngoài ra, hai thử nghiệm hiệu quả vắc xin khác đang được tiến hành nhưng vẫn chưa có báo cáo dữ liệu.
Vắc xin này có chống lại được các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 không?
Vắc xin COVID-19 Sinopharm vẫn chưa được đánh giá trong bối cảnh các biến thể đáng lo ngại lưu hành rộng rãi. Hiện tại SAGE khuyến nghị sử dụng vắc xin này, theo Lộ trình Ưu tiên của WHO. Khi có dữ liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến nghị cho phù hợp.
Ngày 7/5/2021, vắc xin Sinopharm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL). Đây cũng là vắc xin đầu tiên sử dụng công nghệ bất hoạt được lọt vào danh sách EUL của WHO. Ngày 3/6/2021, vắc xin Sinopharm được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vắc xin thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V.
TP.HCM: Sáng 20.6, tiêm vắc xin Covid-19 cho 8.490 công nhân ở Q.7
Sáng nay, 20.6, có 21 bệnh viện cử 69 đội tiêm vắc xin đến 7 công ty tại Q.7, trong đó có các công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận để tiêm vắc xin Covid-19 cho 8.490 công nhân.
Công nhân Công ty may Nhà Bè được khám sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid-19 vào sáng nay 20.6.2021. . ẢNH: KHẢ HÒA
Hôm nay, 20.6, TP.HCM tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 cho 8.490 công nhân ở các công ty và tại khu chế xuất Tân Thuận (Q.7, TP.HCM).
Sáng 20.6: TP.HCM thêm 46 ca Covid-19,tổng cộng ghi nhận 1.842 bệnh nhân
Theo đó, 8.490 công nhân được tiêm vắc xin Covid-19 của 7 đơn vị: Công ty may Nhà Bè (3.000); Công ty TNHH Tân Thuận (357); Công ty cổ phần VNG (1.000); Công ty Furukawa Automotive Parts VN (1.000); Công ty TNHH Nikkios Việt Nam (1.000); Công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam (1.157); Công ty TNHH MTEX Việt Nam (438) và Công ty STRONGMAN (538).
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (bên phải) đi kiểm tra công tác tiêm chủng sáng nay, 20.6. ẢNH: KHẢ HÒA
Để tiêm vắc xin Covid-19 cho 8.490 công nhân của các công ty và tại Khu chế xuất Tân Thuận trong 1 ngày, ngành y tế TP.HCM huy động 21 bệnh viện với tổng cộng 69 đội tiêm, tổng số nhân viên y tế là 345 người (mỗi đội tiêm có 2 bác sĩ và 3 điều dưỡng). Ngoài ra, còn có khoảng 10 xe cấp cứu hỗ trợ.
Những người tại Công ty may Nhà Bè được tiêm mũi đầu tiên sáng 20.6. .ẢNH: KHẢ HÒA
Công ty may Nhà Bè với 3.000 công nhân được tiêm trong buổi sáng nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đi thị sát điểm tiêm tại Công ty may Nhà Bè. Thứ trưởng Bộ Y tế đã động viên các y bác sĩ nâng cao tinh thần trong công tác chống dịch. Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Y tế còn kiểm tra các kiến thức cơ bản của các y bác sĩ về xử trí sốc phản vệ ban đầu, cũng như các địa chỉ cần thiết chuyển viện cấp cứu. Ông yêu cầu mỗi bàn tiêm sẵn sàng thuốc chống sốc để sử dụng nếu không may xảy ra sự cố phản vệ.
Công nhân đảm bảo giãn cách. ẢNH: KHẢ HÒA
Trước đó, sáng 19.6, UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Y tế tổ chức lễ khởi động chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn TP.HCM tại Khu công nghệ cao, TP.Thủ Đức. Có sự tham dự và chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình.
Sau lễ khởi động, công nhân của 2 doanh nghiệp tại đây được tiêm đầu tiên, gồm: Công ty TNHH Nipro VN và Công ty FPT với khoảng 1.000 người.
Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm (Trung Quốc)
Theo phân bổ của Chính Phủ, có 836.000 liều vắc xin Covid-19 được vận chuyển vào TP.HCM. Trong đó, 786.000 liều dùng tiêm cho các đối tượng thuộc Nghị quyết 21 và 50.000 liều thuộc đối tượng bộ đội, công an trên địa bàn TP.HCM.
Lực lượng y tế chuẩn bị tiêm vắc xin cho công nhân sáng nay 20.6 . ẢNH: KHẢ HÒA
Đối với kế hoạch tiêm chủng lần này, ngoài các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21, TP.HCM dự kiến thực hiện tiêm chủng cho các đối tượng, như: Người cung cấp dịch vụ thiết yếu, giáo viên, người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính, người trên 65 tuổi, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất... với số lượng khoảng 1 triệu người.
Công nhân tại TP.HCM được tiêm vắc xin AstraZeneca.ẢNH: KHẢ HÒA
TP.HCM có 17 khu chế xuất và khu công nghiệp với 280.000 người lao động, Khu công nghệ cao TP.HCM có khoảng 45.000 người lao động. TP.HCM sẽ tiêm cho lực lượng công nhân trong thời gian tiếp theo nhanh nhất.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết sẽ tiêm 836.000 liều vắc xin Covid-19 xong trước ngày 27.6, đảm bảo an toàn tiêm chủng. Dự kiến, đến cuối năm 2021, đảm bảo 2/3 dân số ở TP.HCM được tiêm vắc xin Covid-19.
Vaccine Covid-19 sẽ được tiêm miễn phí và dịch vụ Sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 xong cho các nhóm ưu tiên, Bộ Y tế sẽ khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ. Sáng 18/6, Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19 đã yêu cầu Bộ Y tế có văn bản sớm để bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm chủng...