Vắc xin COVID-19 của Novavax được duyệt ở châu Âu
Ngày 20-12, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc xin Nuvaxovid ngừa COVID-19 của hãng Novavax (Mỹ) cho người từ 18 tuổi trở lên.
Nuvaxovid có thể bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ C.
Vắc xin COVID-19 Nuvaxovid của hãng Novavax – Ảnh: AFP
“Sau khi đánh giá kỹ lưỡng, ủy ban dược phẩm cho con người của EMA nhất trí rằng dữ liệu về vắc xin này mạnh và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Liên minh châu Âu (EU) về hiệu quả, an toàn và chất lượng”, EMA thông báo.
Theo kết quả từ hai thử nghiệm lâm sàng (một tại Anh, một tại Mỹ và Mexico) có liên quan đến hơn 45.000 người, vắc xin của hãng Novavax có hiệu quả 89-90% ngừa bệnh COVID-19.
Tuy nhiên, EMA cho biết các nghiên cứu nói trên chỉ liên quan đến virus SARS-CoV-2 gốc và một số biến thể đáng lo ngại như Alpha và Beta. Do đó, hiện vẫn còn thiếu dữ liệu để đánh giá hiệu quả của Nuvaxovid đối với một số biến thể khác, trong đó có Omicron.
Video đang HOT
Theo Hãng tin AFP, Nuvaxovid của hãng Novavax là vắc xin công nghệ tái tổ hợp protein, khác với vắc xin công nghệ mRNA như của Moderna và Pfizer/BioNTech, hay vector virus như của AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Nuvaxovid là vắc xin COVID-19 thứ 5 được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại châu lục này, cùng với 4 loại vắc xin đề cập bên trên.
EU đã ký hợp đồng mua 200 triệu liều vắc xin 2 liều của hãng Novavax. Dự kiến, lô vắc xin đầu tiên của hãng dược này sẽ đến EU vào đầu năm 2022.
Nuvaxovid có thể bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 oC. Hồi tháng 6-2021, thử nghiệm giai đoạn cuối quy mô lớn tại Mỹ đã chứng minh vắc xin này có hiệu quả bảo vệ đến 90% trước nhiều biến thể. Vắc xin của hãng Novavax hiện đang xúc tiến quy trình cấp phép tại Mỹ.
Tháng 11 vừa qua, Indonesia là quốc gia đầu tiên phê duyệt vắc xin của hãng Novavax.
Ngày 17-12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Covovax – phiên bản vắc xin của hãng Novavax do Ấn Độ sản xuất, mở đường cho việc phân phối vắc xin này cho cơ chế COVAX.
Cho đến nay, WHO đã phê duyệt khẩn cấp 9 loại vắc xin COVID-19 là các vắc xin của hãng Moderna, Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson, Astrazeneca, vắc xin Covishield (phiên bản AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất), Bharat Biotech, Sinopharm, Sinovac và vắc xin Covovax (phiên bản Novavax do Ấn Độ sản xuất).
Ca Omicron trong cộng đồng đầu tiên của Thái bị lây từ người đã tiêm 3 mũi
Giới chức y tế Thái Lan xác nhận nước này vừa có ca mắc Omicron trong cộng đồng đầu tiên là một người phụ nữ 49 tuổi, bị lây từ chồng là một phi công đã tiêm 3 mũi và có kết quả âm tính nhiều lần.
Sau ca nhiễm trong cộng đồng đầu tiên, Bộ Y tế Thái Lan đang cân nhắc bắt cách ly tất cả người nhập cảnh - Ảnh: BANGKOK POST
Bà Sumanee Wacharasin, quan chức thuộc Cục Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan, cho biết người chồng đã được tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca, trong đó mũi hai được tiêm ngày 1-7 tại Nigeria.
Ông này bay từ Nigeria đến Thái Lan hôm 26-11 và có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 tại sân bay. Theo chương trình thí điểm nhập cảnh, người này được yêu cầu ở tại một khách sạn ở Bangkok.
Ngày 1-12, ông này được tiêm mũi 3 là vắc xin Pfizer và được cho về nhà sau đó. Ngày 6-12, viên phi công có triệu chứng sốt, đau họng nhưng kết quả test nhanh là âm tính.
Hai vợ chồng đón taxi đến bệnh viện vào ngày kế tiếp do các triệu chứng không bớt. Tại đây họ được lấy mẫu xét nghiệm và kết quả giải trình tự gene cho thấy ông này mắc biến thể Omicron.
Đến ngày 10-12, người vợ cũng được xác nhận mắc biến thể Omicron. Theo giới chức y tế Thái Lan, chỉ có một người tiếp xúc gần có nguy cơ cao là tài xế taxi. Người này có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng đang được cách ly và sẽ lấy mẫu xét nghiệm lại vào ngày 22-12.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết đến nay nước này đã ghi nhận 80 ca nhiễm biến thể Omicron. Có 11 ca từ ngày 4 đến 10-12, 52 trường hợp từ ngày 11 đến 19-12, số còn lại công bố trong sáng 20-12.
Tất cả các ca này thuộc diện nhập cảnh và không có triệu chứng bệnh, được phát hiện khi xét nghiệm tại sân bay.
Theo ông Anutin, Bộ Y tế Thái Lan sẽ đề xuất đình chỉ chương trình nhập cảnh "Xét nghiệm và Lên đường" (Test and Go) sau vụ phi công lây cho vợ nói trên.
Test and Go áp dụng với khách nhập cảnh bằng đường hàng không từ một số quốc gia cụ thể và đã được tiêm chủng đầy đủ. Nếu chương trình này đình chỉ, tất cả người nhập cảnh Thái Lan sẽ phải cách ly.
"Nếu Test and Go không được xem xét lại, những người bị nhiễm bệnh nhưng không bị phát hiện có thể đi xa hơn và sâu hơn vào bên trong Thái Lan, tạo ra các ổ dịch mới", ông Supakit Sirilak - một quan chức của Bộ Y tế Thái Lan - nêu quan điểm.
Theo ông Supakit, đã có 3 biến thể phụ của Omicron nhưng khả năng lây nhiễm của chúng vẫn còn hạn chế.
Thông tin rối loạn khiến công chúng Mỹ 'sốc' trước biến thể Omicron "Công chúng đang phải chịu đựng tình trạng quá tải thông tin liên quan đến biến thể Omicron", nhận định của ông Gary L. Kreps, học giả về truyền thông sức khỏe của Đại học George Mason (Mỹ). Người dân Mỹ được tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: GALLUP NEWS Nói với trang tin Yahoo News, ông Kreps cho rằng: "Giữa rừng thông...