Vắc xin COVID-19 của Nhật thử nghiệm ở Việt Nam và chuyển giao công nghệ
Hãng dược Shionogi của Nhật sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin COVID-19 ở Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác trong tháng này, giám đốc điều hành (CEO) Isao Teshirogi xác nhận vào ngày 1-11.
Ông Teshirogi, CEO của Shionogi, đặt mục tiêu đưa vắc xin COVID-19 của hãng vào danh sách được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt sử dụng khẩn cấp – Ảnh chụp màn hình Nikkei Asia
Ông Teshirogi, giám đốc điều hành của Hãng dược Shionogi, cho biết Việt Nam đồng ý phối hợp thử nghiệm lâm sàng để đổi lấy việc chuyển giao công nghệ.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 là bước cuối cùng để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của vắc xin trước khi được cấp phép. Người tham gia thử nghiệm được chia thành hai nhóm, một nhóm tiêm vắc xin của Shionogi và số còn lại tiêm giả dược để so sánh.
Video đang HOT
Shionogi đang là công ty đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển vắc xin ngừa COVID-19 tại Nhật, theo báo Nikkei Asia. Vắc xin của công ty sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp, tương tự công nghệ mà các hãng dược lớn như Novavax, Sanofi và GSK đang sử dụng.
Công ty Nhật Bản cũng tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong nước với loại vắc xin đang phát triển. Theo Nikkei Asia, các cuộc thử nghiệm tại Nhật sẽ kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vắc xin này so với các vắc xin Pfizer, Moderna và AstraZenaca đang lưu hành.
Nhà sản xuất cũng sẽ đánh giá mức độ an toàn nếu vắc xin được sử dụng như mũi tiêm nhắc lại. Shionogi hy vọng sẽ được các cơ quan quản lý Nhật chấp thuận và bắt đầu cung cấp vắc xin này tại Nhật vào cuối tháng 3 năm sau.
Shionogi cũng đang phát triển một loại thuốc điều trị COVID-19 đường uống và bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2, 3 tại Nhật Bản từ tháng 9 vừa qua.
Các thử nghiệm điều trị ở Singapore, Việt Nam, Hàn Quốc và Vương quốc Anh dự kiến sẽ bắt đầu sớm trong tháng này. Hơn 90% số tình nguyện viên là người nước ngoài do số ca mắc COVID-19 tại Nhật đang giảm xuống dưới 300 ca/ngày, ông Teshirogi giải thích.
Vị CEO của Shionogi kỳ vọng sẽ thu được các thông tin hữu ích khi thử nghiệm tại Singapore. Quốc gia này khá tương đồng với Nhật về tỉ lệ tiêm chủng nhưng đang chứng kiến số ca nhiễm mới từ 3.000 – 4.000 ca/ngày.
Thuốc điều trị của Shionogi tập trung vào việc ức chế protease, một loại enzym cần thiết cho quá trình nhân đôi của virus SARS-CoV-2. Thuốc của Hãng dược Merck (Mỹ) thì nhắm vào polymerase của virus, một loại enzym khác được sử dụng để tạo ra các bản sao của virus.
Shionogi đặt mục tiêu nộp đơn xin phê duyệt sử dụng thuốc điều trị tại Nhật vào cuối năm nay.
Trung Quốc điều thêm tàu đến đá Ba Đầu, Bộ Ngoại giao phản đối
Tại cuộc họp báo chiều 13/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trao đổi về thông tin Trung Quốc tiếp tục điều thêm tàu đến đá Ba Đầu, thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu Trung Quốc tập trung rất đông tại khu vực đá Ba Đầu, thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Với việc có thêm tàu được điều tới đá Ba Đầu, từ đầu tháng 4 tới nay, tổng số tàu Trung Quốc hoạt động tại khu vực này lên gần 300 chiếc.
Trước đó, từ giữa tháng 4, tuần duyên Philippines đã công bố hình ảnh tàu tuần tra áp sát các tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng xuất hiện trong loạt ảnh.
Theo thống kê tại thời điểm đó, có khoảng 200 tàu Trung Quốc hoạt động trong khu vực.
Về việc nước bạn tiếp tục điều thêm tàu tới khu vực, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho biết, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển của việt nam phù hợp với luật pháp quốc tế, công ước luật Biển (UNCLOS) 1982.
"Việt Nam một lần nữa khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền với quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Là quốc gia ven biển và là thành viên của UNCLOS 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập phù hợp với công ước luật Biển quốc tế 1982" - bà Hằng nhấn mạnh.
Biến thể Ấn Độ tấn công các 'thành trì' Đông Nam Á Những quốc gia Đông Nam Á từng ngăn chặn thành công Covid-19 như Campuchia, Thái Lan, Việt Nam... đang trải qua đợt bùng phát mới, với sự xuất hiện của biến thể nCoV từ Ấn Độ. Sau một năm tàn khốc với nhiều làn sóng Covid-19 nối tiếp nhau, số ca nhiễm ở các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp, Đức giảm...