Vắc xin Covid-19 chuyển sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai trên cơ thể người
Một trong hai công ty đầu tiên tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người đối với vắc xin ngừa virus corona mới đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm 1, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2 với quy mô lớn hơn.
Trên thế giới hiện có hơn 70 vắc xin ứng viên ngừa virus corona mới đang được nhiều nước phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để phát triển. Một số vắc xin ứng viên này đã được đưa vào thử nghiệm giai đoạn 1 trên cơ thể người.
Vắc xin vừa có tác dụng chữa bệnh cho những người đã nhiễm virus vừa phòng bệnh cho những người chưa nhiễm. Chính vì thế một loại vắc xin phải được thử nghiệm, kiểm tra kỹ càng, nghiêm ngặt trước khi đưa ra sử dụng rộng rãi, và thông thường phải mất khoảng 12-18 tháng để hoàn thành các bước kiểm tra này.
Một số vắc xin ứng viên này có thể sẽ được sử dụng sớm hơn, tức là vào mùa thu năm nay, nếu được các cơ quan chức năng cho phép sử dụng vào mục đích khẩn cấp. Một trong những vắc xin đó là vắc xin mRNA của công ty Moderna. Vắc xin này đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ nhất trên người. Công ty này cho biết họ đã sẵn sàng chuyển sang giai đoạn thử nghiệm thứ hai với 600 người tình nguyện tham gia.
Giai đoạn thử nghiệm thứ nhất của vắc xin mRNA-1273 trên cơ thể người bắt đầu vào giữa tháng 3 với 45 người có độ tuổi từ 18 đến 55 tình nguyện tham gia. Sau vài tuần, công ty thu được kết quả khả quan. Các ý kiến đánh giá cho thấy mRNA-1273 đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành của công ty, ông Stephan Bancel cho biết vắc xin thương mại để sử dụng đại trà sẽ chưa có được trong vòng 12 đến 18 tháng tới nhưng trong trường hợp khẩn cấp thì có thể sử dụng cho một số người, ví dụ như nhân viên y tế chẳng hạn, vào mùa thu năm nay.
Ngày 27/4, Moderna công bố họ đã gửi hồ sơ đến cho Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để được tiến hành thử nghiệm vắc xin giai đoạn 2 trên diện rộng hơn so với giai đoạn 1. Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu vào quý II/ 2020 với 600 người lớn và người già tình nguyện tham gia. Họ sẽ được chia làm 2 nhóm và được tiêm giả dược hoặc tiêm vắc xin thử nghiệm.
Những người tham gia sẽ được tiêm 2 liều vắc xin cách nhau 28 ngày và theo dõi trong 12 tháng kể từ lần tiêm thứ 2. Nếu kết quả tốt, giai đoạn 3 dự kiến sẽ bắt đầu vào mùa thu năm nay.
Các báo cáo gần đây cho biết có 2 vắc xin ứng viên khác, một ở Trung Quốc và một ở Anh, đã có kết quả thử nghiệm khả quan trên khỉ vàng (rhesus macaque monkey) và đang trong giai đoạn thử nghiệm lần thứ nhất trên cơ thể người.
Mỹ không sửa lỗi hạn chế tốc độ của F-35
Thay vì khắc phục tình trạng lớp sơn phủ trên F-35B và F-35C bị phồng khi bay ở vận tốc siêu âm, Mỹ yêu cầu phi công bay chậm hơn.
"Vấn đề xảy ra lúc máy bay được đẩy tới giới hạn, bay ở độ cao hơn 15.000 m với chế độ đốt tăng lực và vận tốc Mach 1,3-1,4 (gấp 1,3-1,4 lần tốc độ âm thanh)", Văn phòng Dự án F-35 (JPO) cho biết trong thông cáo hôm 24/4.
JPO cho biết nếu phi công F-35B và F-35C bay ở vận tốc siêu âm trong thời gian dài, lớp sơn phủ ở cánh đuôi có thể bị phồng rộp và làm mất khả năng tàng hình của tiêm kích trước radar của đối phương.
Giải pháp được Bộ Hải quân Mỹ, đơn vị vận hành biến thể cất hạ cánh thẳng đứng F-35B và biến thể tàu sân bay F-35C, là yêu cầu phi công không bay ở vận tốc này. Điều đó đồng nghĩa với việc những chiếc F-35 của hải quân Mỹ khó thực hiện nhiệm vụ đánh chặn ở tốc độ siêu âm.
Để khắc phục lỗi này, JPO cần phát triển và thử nghiệm vật liệu phủ mới có thể đáp ứng "thời gian bay siêu âm không giới hạn" nhưng phải đảm bảo trọng lượng và các yêu cầu tàng hình khác. Do quá trình này mất quá nhiều thời gian và chi phí, JPO thông báo sẽ giải quyết vấn đề bằng cách giới hạn thời gian bay ở tốc độ siêu âm của hai mẫu F-35.
"Báo cáo về lỗi này được đóng theo diện 'không có kế hoạch sửa chữa', nghĩa là giá trị của việc sửa dứt điểm lỗi không bù đắp được chi phí bỏ ra để khắc phục", JPO cho hay.
Tiêm kích F-35C bay phía trên khu trục hạm tàng hình USS Zumwalt trên vịnh Chesapeake, tháng 10/2016. Ảnh: US Navy.
Dù đây là lỗi được xếp ở "loại 1", mức nghiêm trọng nhất, JPO cho rằng các tiêm kích F-35B và F-35C vẫn có thể thực hiện tất cả nhiệm vụ mà không cần khắc phục lỗi trên.
Các tài liệu do Defense News thu thập được cho thấy ngoài nguy cơ bị phồng lớp sơn phủ ở cánh đuôi, F-35B và F-35C còn có thể bị hư hại nhiều bộ phận khi bay ở tốc độ siêu âm trong thời gian dài, bao gồm khung thân máy bay và hệ thống ăng ten nằm phía sau.
Tuy nhiên, F-35 không cần thường xuyên bay với vận tốc siêu âm trong thời gian dài, mà chỉ bật chế độ đốt tăng lực và bay với tốc độ tối đa trong trường hợp khẩn cấp, chuyên gia quân sự Bryan Clark cho biết.
Clark nói các phi công F-35 sẽ bay siêu âm trong những thời điểm và hoàn cảnh nhất định, ví dụ khi phải cắt đuôi tiêm kích đối phương. Chuyên gia cho biết bay siêu âm không phải "tính năng chính của F-35", cũng không phải yếu tố chủ chốt trong chiến thuật của phi công và có thể làm mất lợi thế tàng hình của tiêm kích.
Đợt thử nghiệm quan trọng của dự án F-35 tại căn cứ Edwards, bang California phải ngừng do lệnh hạn chế ngăn nCoV của giới chức các cấp của Mỹ. Kết quả đợt thử nghiệm này sẽ quyết định liệu tập đoàn Lockheed Martin có thể cho dây chuyền sản xuất F-35 hoạt động hết công suất hay không.
Dù Mỹ đã biên chế nhiều phi đội F-35, dự án siêu tiêm kích trị giá 1.500 tỷ USD vẫn chưa hoàn tất quá trình phát triển khi nhiều máy bay vẫn gặp các vấn đề kỹ thuật. Trong báo cáo đánh giá dự án hàng năm được công bố hồi tháng 1, JPO cho biết còn gần 900 lỗi kỹ thuật trên F-35 và chưa có phương án khắc phục.
60 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 được sản xuất ngay năm nay Một trong những vaccine ngừa Covid-19 hứa hẹn nhất do Đại học Oxford ở Anh phát triển đã cho kết quả tích cực khi thử nghiệm trên động vật. Theo SCMP, viện Serum Ấn Độ hiện là đối tác duy nhất của Đại học Oxford, Anh trong sản xuất vaccine ngừa Covid-19 và hiện là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới....